Thử nghiệm triển khai CurveCP với các điều chỉnh

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu phát triển giải pháp nâng cao an toàn trong mạng Internet of Things (Trang 107 - 109)

3. SỬ DỤNG MÃ HÓA NHẸ CHO CÁC THIẾT BỊ IOT TÀI NGUYÊN YẾU

3.4.2. Thử nghiệm triển khai CurveCP với các điều chỉnh

Hệ điều hành Contiki có những ưu điểm nổi trội, đã được triển khai với nhiều nghiên cứu khoa học khác nhau nên có đầy đủ cơ sở hạ tầng, tài nguyên để thực hiện,

97

do đó để đảm bảo tính tối ưu, do vậy luận án tiếp tục sử dụng hệ điều hành này để mô phỏng giải pháp CurveCP.

Thư viện mã nguồn “curvecp” về giao thức CurveCP trên hệ điều hành Contiki OS được viết bởi Jan Mojzis trong dự án phát triển cơ chế Tiny SSH cho mạng IoT với việc kế thừa các giao thức bảo mật trong Networking and Cryptography library (NaCl) cũng do nhóm nghiên cứu của Daniel J. Bernstein thiết kế. Do giao thức này sử dụng thư viện MUSL được phát triển bởi Rich Felker vào năm 2011 [84], nên việc cần làm đầu tiên là cài đặt thư viện MUSL cũng như toàn bộ tham chiếu đến thư viện này trong Hệ điều hành Contiki OS sẽ mô phỏng mạng IoT. Việc cài thư viện MUSL bao gồm 2 bước là tải thư viện mã nguồn “musl” về và cấu hình trên hệ điều hành Contiki OS.

Giao thức này chỉ hoạt động bên trong môi trường mô phỏng mạng IoT nên phải tiếp tục tải thư mục “contiki-master” chứa các mã nguồn mô phỏng hoạt động nút mạng IoT trong thực tế cũng như môi trường thí nghiệm Cooja. Mã nguồn “curvecp” sẽ được cài đặt trong thư mục “apps” của “contiki” vì đây là thư mục lưu trữ các giao thức bên ngoài bổ trợ cho mạng IoT. Ngoài ra, vì có hai kịch bản là kịch bản CurveCP có điều chỉnh giảm độ dài mã, và kịch bản CurveCP thông thường không có tùy biến, nên cần sao lưu thành hai thư mục giống nhau là “curvecp” và “improved-curvecp”. Với những kịch bản điều chỉnh trên giao thức CurveCP thì việc giảm độ dài mã khóa sẽ được diễn ra trên file cấu hình “crypto-block.IoT” trong thư mục “src” ở thư mục “improved-curvecp” (mã lệnh được mô tả trong Phụ lục Hình 10 (PL)).

Sau khi đã cài đặt xong thì việc cuối cùng là cài đặt tham chiếu lên kịch bản mô phỏng nằm ở file “project-conf.IoT” trong thư mục “rpl-udp” có đường dẫn “contiki-master/examples/ipv6/” bằng cách thêm vào tham chiếu sau:

Với CurveCP nguyên bản: APPS += curvecp

Với CurveCP có điều chỉnh: APPS += improved-curvecp

Ngoài ra, cũng cần lưu ý rằng giao thức CurveCP có hai phiên bản riêng biệt: một dành cho Server và một dành cho Client. Trước các tệp cấu hình thông số nút mạng phải thêm dòng mã nguồn tham chiếu đến phiên bản của giao thức CurveCP.

98

File “sensor-node.c”, nút Client thêm dòng: initiate_server_curvecp().

Sau quá trình cấu hình thì cấu hình toàn bộ phục vụ giao thức CurveCP đã hoàn thành. Công việc tiếp theo là xây dựng mô hình và kịch bản thí nghiệm.

Mục tiêu của thí nghiệm là cho thấy sự khả thi trong triển khai giao thức CurveCP vào mạng IoT mô phỏng, cho thấy hoạt động của giao thức CurveCP không gây ảnh hưởng lớn về tốc độ, hiệu năng thông thường và mạng IoT vẫn hoạt động bình thường. Sẽ có 3 tình huống trên cùng mô hình mạng IoT là kịch bản có cài giao thức CurveCP điều chỉnh và kịch bản không cài giao thức CurveCP, cài đặt CurveCP nguyên bản, từ đó sẽ dễ dàng so sánh và đối chiếu giữa các trường hợp với nhau, thời gian là mỗi tình huống là 60 phút.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu phát triển giải pháp nâng cao an toàn trong mạng Internet of Things (Trang 107 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)