3. SỬ DỤNG MÃ HÓA NHẸ CHO CÁC THIẾT BỊ IOT TÀI NGUYÊN YẾU
3.6. Đánh giá về giải pháp, hướng nghiên cứu phát triển
Đối với các hệ thống thiết bị IoT tài nguyên yếu, rõ ràng không thể áp dụng các phương thức mã hóa, bảo mật an ninh truyền thống do những đặc thù cơ bản,
101
ngoài việc tiêu tốn năng lượng thì những hạn chế về tài nguyên tính toán cũng không cho phép các thiết bị và giao thức truyền thông năng lượng thấp có thể sử dụng các cơ chế an ninh bảo mật truyền thống, việc nghiên cứu cải tiến, giới thiệu các phương thức mã hóa, xác thực hạng nhẹ, có thể làm việc được trên các thiết bị tài nguyên hạn chế này được xem là khả thi và cần thiết. Qua những kết quả đo lường đánh giá, so sánh các tiêu chí qua các kịch bản mô phỏng khác nhau cho thấy tính đúng đắn của giải pháp sử dụng các phương thức mã hóa hạng nhẹ, mặc dù vẫn còn những hạn chế, ảnh hưởng nhất định đến độ trễ, tiêu hao nhiều tài nguyên hơn so với mạng không cài đặt nhưng đã hạn chế được các tổn thất trong các đợt tấn công bị động (Passive attack), hiệu suất hơn các phiên bản gốc chưa qua cải tiến. Mặt khác, các giải pháp đã phần nào giải quyết được các vấn đề tồn tại, hạn chế mà các nghiên cứu cùng hướng trước đó để lại. Các kết quả của thí nghiệm đã phần nào minh chứng cho các luận giải và cơ sở lý thuyết mà luận án đã đề cập.
Trong bối cảnh chung về sự phát triển công nghệ và xu hướng cần giảm tải chi phí thiết bị nâng cao hiệu suất, tiết kiệm tài nguyên, mở rộng kết nối mạng lưới IoT đến tất cả mọi lĩnh vực đời sống, tương lai các thiết bị tài nguyên yếu là không thể phủ nhận, để đề xuất các phương án an toàn bảo mật thông tin kết nối IoT thì các giải pháp mã hóa nhẹ là đề xuất phù hợp, hiệu quả và khả thi tại thời điểm hiện tại.
Trong giai đoạn tiếp theo, luận án tiếp tục thực hiện các kịch bản mô phỏng đa dạng hơn với các kiểu tấn công, tiếp tục nghiên cứu, cải tiến và tích hợp thêm các giải pháp trên các tầng của hệ thống IoT nhằm đảm bảo sự an toàn cao nhất có thể, xây dựng hệ thống an ninh mạnh cho mạng IoT với các hướng nghiên cứu tích hợp cải tiến, cài đặt tổng thể trên các thành phần hệ thống IoT, mục tiêu là đảm bảo được tính cân đối giữa các yếu tố: An toàn, hiệu quả, chi phí và tính khả thi của giải pháp trong toàn hệ thống mạng IoT.
Chiến lược thực hiện của giải pháp là xây dựng các phương án trên các thành phần nhạy cảm của hệ thống IoT, giản lược một số bước tại các giải pháp để đảm bảo tính khả thi, hiệu quả trên bức tranh tổng thể chung, giải pháp được thực hiện theo các giai đoạn tích hợp lần lượt các giải pháp độc lập, cài đặt mô phỏng thử nghiệm nhiều lần với các kịch bản khác nhau, sau đó tiến hành thống kê, so sánh đánh giá kết quả trên cơ sở các yếu tố đảm bảo hệ thống an toàn an ninh thông tin IoT.
102