Về khoahọc côngnghệ

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên (Trang 82 - 83)

4. Những đóng góp mới và ý nghĩa của luận văn

3.4.5. Về khoahọc côngnghệ

Cho đến nay các chủ TT đều biết ứng dụng thành công nhiều tiến bộ KH-KT và công nghệ để làm tăng giá trị sản phẩm hàng hóa, tăng hiệu quả kinh doanh và tạo sức cạnh tranh ngày càng cao trên thị trường trong và ngoài nước. Tuy nhiên, trình độ KH- KT của nhiều chủ TT còn rất hạn chế. Việc cung ứng giống và dịch vụ nông nghiệp do nhiều cơ sở hỗ trợ như: Viện nghiên cứu rau quả, các cơ quan khuyến nông, các trạm, trại giống cây trồng, giống gia súc; trung tâm chuyển giao kỹ thuật nông nghiệp; trung tâm học tập cộng đồng; các cửa hàng vật tư, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y; các trung tâm ươm giống cây ăn quả, cây lâm nghiệp, trung tâm nghiên cứu thủy sản… có khả năng cung cấp đủ giống cây trồng, vật nuôi có chất lượng cao cho vùng. Hiện nay chưa có nghiên cứu cây con phù hợp với từng vùng mà vẫn mang tính chất chung nên trong quá trình sản xuất gặp nhiều rủi ro.

Trong thực tế các loại hình KTTT rất quan tâm đầu tư vào việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới và đưa các giống cây trồng, vật nuôi có chất lượng cao vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm nông sản, kết quả cụ thể.

- Loại hình TT chăn nuôi đã đầu tư xây dựng chuồng trại đồng bộ, khép kín, sử dụng thức ăn công nghiệp, áp dụng quy trình công nghệ sản xuất tiên tiến theo hướng công nghiệp và bán công nghiệp. Đưa vào sản xuất bằng các giống lợn ngoại có từ 2 máu trở lên, giống bò laisind, Zebu… và gia cầm giống như: Gà ri lai, Lương Phượng, Kabir, Ai Cập,... Các chủ TT chăn nuôi đã quan tâm và có biện pháp xử lý chất thải chăn nuôi bằng công nghệ biogas, thải xuống bể chứa xử lý tập trung, công nghệ đệm lót sinh học và các phụ phẩm khác được thu gom xử lý phục vụ trồng trọt và nuôi thủy sản. Tuy nhiên, do một số TT sản xuất với quy mô lớn, nguồn kinh phí đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải còn hạn chế nên chất thải chăn nuôi chưa được xử lý triệt để, vẫn còn tình trạng gây ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó một số TT do phát triển tự phát, mở rộng quy mô sản xuất gần khu dân cư gây ô nhiễm môi trường, làm bức xúc trong nhân dân.

- Một số TT tổng hợp bước đầu đã áp dụng công nghệ mới, tiên tiến vào sản xuất: Công nghệ tưới nhỏ giọt, tưới phun mưa; xây dựng nhà lưới, hệ thống điều

chỉnh nhiệt độ, ánh sáng phục vụ sản xuất rau an toàn, hoa chất lượng cao,.... Qua đó, năng suất, chất lượng nông sản hàng hóa được nâng lên.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên (Trang 82 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)