Mục tiêu phát triểnkinh tế trang trại tại thành phố Sông Công đến năm

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên (Trang 96 - 97)

4. Những đóng góp mới và ý nghĩa của luận văn

3.7.3. Mục tiêu phát triểnkinh tế trang trại tại thành phố Sông Công đến năm

tầm nhìn đến năm 2030

* Mục tiêu chung:

Thành phố Sông Công phát triển nhanh về KTTT nhằm tận dụng tối đa và phát huy có hiệu quả lợi thế nông nghiệp, góp phần phân công lại lao động, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho lao động trong nông thôn, ứng dụng KH-CN vào sản xuất nông lâm ngư nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. KTTT trở thành một trong những hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu trong nông nghiệp nông thôn, gắn với SXNN hàng hóa tập trung với quy mô lớn có chất lượng cao; hình thành những vùng SXNN và công nghệ cao, gắn với công nghệ dịch vụ, đáp ứng yêu cầu không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nông dân.

* Mục tiêu cụ thể:

- Nhằm khai thác lợi thế tiềm năng đất đai, lao động của tỉnh để phát triển đa dạng 4 loại hình TT. Phát triển và mở rộng loại hình kinh tế gia trại, KTTT; lấy TT chăn nuôi, TT tổng hợp làm đột phá về hiệu quả kinh tế. Tích cực ứng dụng khoa học, công nghệ mới để nâng cao giá trị kinh tế trên đơn vị diện tích. Gắn phát triển KTTT với bảo vệ môi trường sinh thái, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm; xây dựng các thương hiệu nông sản, nhất là các sản phẩm chủ lực của Sông Côngnhư: Bưởi, chè, cá…Về quy mô số lượng của TT được dự báo đến năm 2025 như sau: Thành phố phát triển đủ 5 loại hình TT, trong đó phát triển mạnh đó là TT và du lịch cộng đồng.

- Giá trị sản xuất: Năm 2025 dự báo GTSX đạt 235,821 tỷ đồng tăng 3,5 lần so với năm 2018. Sản phẩm nông sản của các TT đảm bảo chất lượng, đáp ứng yêu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu. Giá trị sản phẩm hàng hóa đạt trên 99,4%.

- Trên 20% số TT thực hiện hợp tác, liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm ổn định với các đối tác.

- Trên 40% TT áp dụng quy trình thực hành nông nghiệp tốt theo các tiêu chuẩn của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định.

- Mỗi xã, phường xây dựng từ 1-2 loại hình TT về hợp tác, liên kết theo chuỗi giá trị, mô hình TT ứng dụng công nghệ cao để tổng kết đánh giá, chỉ đạo nhân rộng.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên (Trang 96 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)