Xuất giải pháp hạn chế những bất lợ

Một phần của tài liệu Điều kiện phát hành, niêm yết chứng khoán trên sở giao dịch chứng khoán hose và lấy ví dụ minh hoạ (Trang 42 - 47)

Khi phát hành chứng khoán trên sàn HOSE:

Dòng tiền tập trung vào kênh trái phiếu tương đối lớn, doanh nghiệp phải dựa vào phát hành trái phiếu để huy động vốn phục vụ sản xuất kinh doanh của mình để giảm tải cho kênh huy động vốn qua hệ thống ngân hàng, nổi bật là thuộc lĩnh vực bất động sản. Cần cẩn trọng và chọn lọc trước khi ra quyết định đầu tư.

Tăng cường sự phối hợp giữa các công ty phát hành để kịp thời nắm bắt các thông tin liên quan đến các giao dịch bất thường của công ty; Tổ chức các buổi tập huấn đến ban giám đốc, bộ phận quan hệ nhà đầu tư, bộ phận đầu tư… để nâng cao kiến thức liên quan đến hoạt động giao dịch cổ phiếu phát hành, công bố thông tin, hạn chế trường hợp bị các đối tượng trong và ngoài công ty lợi dụng thao túng giá cổ phiếu.

Tổ chức và giám sát hoạt động giao dịch chứng khoán trên Sở giao dịch chứng khoán nhằm đảm bảo thị trường hoạt động công khai, công bằng, minh bạch và hiệu quả, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư.

Quy chế mới của HOSE giải quyết nhiều bất cập:

Ngày 15/1, Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) đã công bố Quy chế niêm yết mới nhằm cụ thể hóa các quy định và hướng dẫn hoạt động của các tổ chức niêm yết, đăng ký niêm yết và các đối tượng liên quan.

Theo đó, Quy chế niêm yết mới có một số thay đổi. Doanh nghiệp sau hợp nhất đăng ký niêm yết với các điều kiện niêm yết được quy định tương tự như một hồ sơ đăng ký niêm yết lần đầu và có phần còn phức tạp hơn, nên quy trình xử lý hồ sơ cũng được thực hiện tương tự hồ sơ đăng ký niêm yết mới.

Đối với việc đăng ký niêm yết của doanh nghiệp sau sáp nhập cũng có những quy định chi tiết hơn về điều kiện cho công ty bị sáp nhập về thời gian hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần, kết quả kinh doanh 2 năm liền trước, về tiêu chí lỗ lũy kế, tỷ lệ ROE… hoặc điều kiện ROE của công ty hình thành sau sáp nhập phải đạt tối thiểu 5%.

Quy chế mới còn có những quy định liên quan đến việc xử lý vi phạm đối với chứng khoán rơi vào diện cảnh báo, kiểm soát, kiểm soát đặc biệt.

Theo HOSE, chứng khoán thuộc diện cảnh báo đã bổ sung thêm trường hợp vốn điều lệ giảm xuống dưới 120 tỷ đồng theo báo cáo tài chính kỳ gần nhất, trường hợp công ty phát sinh lỗ lũy kế, đồng thời thay đổi một số tiêu chí về mặt thời gian cho phù hợp hơn.

Ví dụ như cổ phiếu không có giao dịch trong vòng 6 tháng thay vì trước kia là 90 ngày, tổ chức niêm yết ngừng hoặc bị ngừng các hoạt động sản xuất kinh

doanh chính từ 3 tháng trở lên thay vì trước đây khi phát hiện ngừng sản xuất kinh doanh là đưa vào cảnh báo ngay.

Đáng chú ý, chứng khoán thuộc diện kiểm soát có sự thay đổi lớn. Trước hết là bổ sung trường hợp lỗ lũy kế vượt quá vốn điều lệ thực góp tại báo cáo tài chính bán niên soát xét gần nhất, đồng thời chỉnh sửa các quy định khác cho phù hợp với sự thay đổi của diện cảnh báo nêu trên.

Đặc biệt hình thức chế tài đối với cổ phiếu thuộc diện kiểm soát cũng có sự thay đổi. Trước đây cổ phiếu thuộc diện kiểm soát chỉ được giao dịch 15 phút trong phiên khớp lệnh định kỳ xác định giá đóng cửa, do đó đã ảnh hưởng rất lớn đến tính thanh khoản của cổ phiếu. Để giải quyết bất cập này, Quy chế niêm yết mới đã phân ra 2 trường hợp là chứng khoán bị kiểm soát và chứng khoán bị kiểm soát đặc biệt.

Chứng khoán bị kiểm soát khi công ty rơi vào các tiêu chí do kinh doanh thua lỗ, do bị ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh, những tiêu chí này đôi khi chịu sự tác động khách quan của tình hình kinh tế khó khăn, hoặc gặp rủi ro trong kinh doanh và công ty không hoàn toàn chủ động xử lý được. Do đó, theo quy chế niêm yết mới, các trường hợp này sẽ không bị hạn chế về thời gian giao dịch. Chứng khoán bị kiểm soát đặc biệt khi công ty vi phạm các quy định về công bố thông tin sau khi đã bị đưa vào diện cảnh báo hoặc trong trường hợp Sở xét thấy cần thiết để bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư. Trong trường hợp này chứng khoán sẽ bị hạn chế về thời gian giao dịch, cụ thể là chỉ được giao dịch vào phiên chiều theo phương thức khớp lệnh và thỏa thuận.

Hiện nay, trên HoSE có 10 cổ phiếu đang thuộc diện chứng khoán bị kiểm soát. Sau khi Quy chế niêm yết mới chính thức ban hành, có 2 cổ phiếu chuyển sang diện kiểm soát đặc biệt là STT, SGT và 8 cổ phiếu tiếp tục duy trì ở diện kiểm soát là MHC, DTT, NVT, SJS, HAX, DRH, VID, PXM, các cổ phiếu này sẽ được giao dịch bình thường với ký hiệu chứng khoán bị kiểm soát.

Theo Quy chế niêm yết mới ban hành, các tổ chức đã đăng ký niêm yết trên HoSE trước khi Nghị định 58/2012/NĐ-CP có hiệu lực nếu chưa đáp ứng điều kiện niêm yết về vốn điều lệ (120 tỷ đồng) hoặc về cơ cấu cổ đông (tối thiểu 20% cổ phiếu có quyền biểu quyết do ít nhất 300 cổ đông không phải cổ đông lớn nắm giữ, trừ trường hợp doanh nghiệp nhà nước chuyển đổi thành công ty cổ phần

theo quy định của Thủ tướng Chính phủ) sẽ không bị điều chỉnh bởi các quy định về cảnh báo, kiểm soát và hủy niêm yết tương ứng với các tiêu chí này.

Khi niêm yết chứng khoán trên sàn HOSE:

Tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp khuyến khích dòng vốn tín dụng tập trung vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên, lĩnh vực tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế theo chủ trương của Chính phủ; đồng thời, kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như: bất động sản chứng khoán, các dự án BOT, BT giao thông...

Đánh giá khả năng đáp ứng nghĩa vụ nợ của doanh nghiệp một cách cẩn trọng trong quá trình ra quyết định đầu tư. Ở góc độ đầu tư, những doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy hiệu quả sẽ mang lại nhiều giá trị. Về nguyên tắc, doanh nghiệp càng kiếm được nhiều tiền (sau khi trừ chi phí), cổ đông càng nhận được nhiều giá trị từ khả năng tạo tiền của doanh nghiệp, cụ thể là gia tăng giá cổ phiếu và cổ tức. Ngược lại, doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả thì quyền của chủ nợ và các nghĩa vụ nợ của doanh nghiệp sẽ cao hơn quyền của cổ đông, để đảm bảo họ thu được vốn gốc và lãi vay. Đối với doanh nghiệp thâm dụng vốn, vay nợ nhiều, giai đoạn đầu, mỗi đồng lợi nhuận tạo ra đều dùng để trả nợ gốc vay dài hạn. nên sử dụng hai chỉ số là khả năng chi trả nợ gốc (nợ vay/EBITDA) và chỉ số khả năng chi trả lãi vay EBITDA (EBITDA/chi phí lãi vay) để đánh giá năng lực của doanh nghiệp phát hành.

KẾT LUẬN

Trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, các công nghệ mới nổi và sự đổi mới trên diện rộng được khuếch tán nhanh hơn và rộng rãi hơn so với những lần trước, tác động lớn đến các lĩnh vực, ngành nghề kinh tế; và chứng khoán không phải là một ngoại lệ. Thị trường chứng khoán Việt Nam rất mới mẻ nên còn non nớt và thiếu kinh nghiệm, vì vậy cần có thời gian để hoàn thiện mình. Các doanh nghiệp cần tìm hiểu rõ về điều kiện phát hành, niêm yết chứng khoán trên các sở giao dịch chứng khoán nói chung và sở giao dịch chứng khoán Hose nói riêng, doanh nghiệp xem xét điều kiện, khả năng của mình từ đó hiểu rõ những điều kiện để doanh nghiệp có thể niêm yết cũng như phát hành một cách dễ dàng và đúng với quy định. Điều này sẽ góp phần đưa thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển.

Một phần của tài liệu Điều kiện phát hành, niêm yết chứng khoán trên sở giao dịch chứng khoán hose và lấy ví dụ minh hoạ (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(47 trang)
w