Các biện pháp

Một phần của tài liệu phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành tại công ty điện lực 1 và đề xuất một số giải pháp hạ giá thành điện năng (Trang 66 - 74)

Biện pháp 1: Giảm thành phần chi phí tiền lương trên đơn vị sản phẩm.

Tiền lương là những chi phí đã trả cho công nhân, cán bộ kỹ thuật, nhân viên phục vụ, học việc của các phân xưởng, các đơn vị quản lý. Trong thành phần tiền lương gồm cả phụ cấp và các khoản bảo hiểm.

Bảng 3.5. Tình hình chi phí nhân công năm 2008

Yếu tố chi phí TH 2008

Nhân công 1044661

Tổng quỹ tiền lương (tr. Đồng) 968111 Bảo hiểm XH, YT, KPCĐ(Tr. Đồng) 76550

Định mức lao động (giờ công/MWh) 4,567

Lao động bình quân năm (người) 43085

Tiền lương bình quân (1000đ/người/tháng) 4095

Qua bảng trên ta thấy số lao động bình quân của công ty là 43085 người với tổng quỹ lương 1044661 triệu đồng. Như vậy nếu ta tìm cách giảm số lao động

của công ty xuống bằng cách tăng năng suất lao động thì chi phí nhân công sẽ giảm xuống đáng kể dẫn đến giá thành điện năng giảm xuống.

Qua thực tế ở khâu vận hành, sửa chữa hoặc quản lý kinh doanh bán điện ta thấy hầu như công nhân viên, cán bộ kỹ thuật, quản lý chưa thể hiện hết khả năng của mình, công tác quản lý người lao động chưa hợp lý. Để việc sử dụng lao động hiệu quả cao doanh nghiệp cần có phương pháp điều hành, khuyến khích phù hợp, chặt chẽ hơn.

Trước đây do đòi hỏi về thời gian và điều kiện công tác, yêu cầu nhanh chóng bố trí lao động trong các khâu quản lý kinh doanh bán điện nêu công ty đã ký hợp đồng hàng loạt lao động ngoài. Trong đó chủ yếu là con em cán bộ trong ngành, đối tượng chính sách…Nhưng hiện nay do lưới điện đã tương đối ổn định, việc kinh doanh đã có một số kết quả nhất định thì sẽ thừa một số lao động. Do đó ta phải tiến hành cắt bỏ một số hợp đồng ngắn hạn, hoặc chuyển sang các biện pháp khác nếu gặp khó khăn. Bên cạnh đó cũng có các biện pháp khuyến khích người già về hưu.

Để đảm bảo có lãi và tăng doanh thu cho số lao động còn lại thìta phải thực hiện theo nguyên tắc: Tốc độ tăng tiền lương phải nhỏ hơn tốc độ tăng năng suất lao động.

Kết quả mong đợi

Bảng 3.6. Chi phí nhân công kế hoạch năm 2009

Yếu tố chi phí 2008TH 2009KH Tăng, giảm Tăng, giảm(%)

Nhân công 1044661 1058276 13615 1.303%

Tổng quỹ tiền lương (tr. Đồng) 968111 987048 18937 1.956%

Bảo hiểm XH, YT, KPCĐ(Tr. Đồng) 76550 71228 -5322 -6.952%

Định mức lao động (giờ công/MWh) 4.567 4.145 0 -9.240% Lao động Bình quân năm (người) 43085 41779 -1306 -3.031% Tiền lương bình quân

(1000đ/người/tháng) 4095 4254 459 11.209%

Qua bảng 3.6 ta thấy năm 2009, công ty dự định giảm 1306 công nhân tương đương với giảm hơn 3% và định mức lao động của mỗi công nhân cũng giảm xuống còn 4,145 h/MWh (9,24%) nhưng tiền lương trung bình của công ty lại tăng nhanh hơn tốc đọ tăng năng suất lao động làm tổng chi phí tiền lươnng và các khoản theo lương vẫn tăng hơn so với năm 2008 là 1,303%.

Như đã phân tích thực hiện kế hoạch giá thành, chi phí sự cố thể hiện trong giá thành là chi phí do khách quan gây ra như mưa bão, xe đâm vào cột điện, đứt dây, kẻ gian lấy cắp thanh giằng, tiếp đất với số lượng lớn…Chi phí sửa chữa thường xuyên trong chi phí quản lý doanh nghiệp không kham nổi, điện lực phải hoạch toán riêng để giải trình cấp trên.

Việc giảm bớt chi phí này để tính được hiệu quả kinh tế rất khó khăn, trong thực tế biện pháp tích cực nhất là nâng cao trình độ thông tin, phát thanh truyền hình, thông tin đại chúng với nội dung an toàn sử dụng điện, an toàn hành lang lưới điện, các vụ nghi án về lưới điện hàng tuần.

Chi phí sự cố của công ty điện lực 1 chiếm khoảng 0,5% chi phí giá thành điện năng, tức là chi phí sự cố là 0.4 đ/kWh. Để giảm bớt toàn bộ chi phí sự cố xuống còn 0,3 đ/kWh công ty phải chi ra một khoản chi phí cho việc viết bài đăng tin, bảo vệ kiểm tra trong tuần là 600 000 đồng

Chi phí phát bài: 600 000 * 52 = 31,2 Tr.đồng

Tiền tiết kiệm được khi sự cố giảm: 0,1 * 15676,5 = 1567,65 Tr.đồng Sồ tiền thu được do giảm chi phí sự cố: 1567,65 – 31,2 = 1536,45 Tr.đồng Giá thành điện năng giảm xuống: 1536,45/15676,5 = 0,098 đ/kWh

Biện pháp 3: Giảm tổn thất điện năng.

1. Giảm tổn thất trong truyền tải và phân phối.

về căn cứ khoa học:

Như đã phân tích tổn thất điện năng trong khâu phân phối điện của Công ty điện lực I vẫn còn cao làm tăng chi phí giờ điện của 1 kWh điện thương phẩm và rất nhiều thiệt hại về kinh tế khác. Theo tính toán thì trong năm 2008 tồn thất của Công ty là vào khoảng 7%.

Biện pháp giải quyết:

- Tập trung đầu tư và cải tạo lưới điện theo TSĐ 5: đây là giải pháp quan trọng có tính quyết định tác động đến việc giảm tổn thất điện năng trong giai đoạn 2010- 2015. Dần chuẩn hóa về cấp điện áp trên 22kV trên cơ sở khai thác giá trị còn lại của các cấp trung áp sẵn có để tránh lãng phí. Tuy nhiên để thực hiện việc chuyển đổi về cấp điện áp 22kV còn phụ thuộc rất nhiều vào nguồn vốn của Công ty điện lực I.

- Triển khai chương trình nâng cao ổn định hệ thống điện, hạn chế sự cố gián đoạn cấp điện hoặc vận hành theo phương thức bất lợi về tổn thất điện.

- Nâng cao chất lượng của thiết bị đưa vào lưới điện, lựa chọn các thiết bị có hiệu suất cao, tổn thất thấp sử dụng trên lưới tăng cường quản lý vận hành, áp dụng công nghệ mới nhằm hạn chế sự cố.

- Tăng cường công tác kiểm tra và hạn chế tổn thất điện năng thương mại tại lưới điện các điện lực quản lý.

- Đẩy nhanh công tác xóa bán tổng cho lưới điện nông thôn

Kết quả mong đợi.

Công ty phải tiếp tục phấn đấu trong giai đoạn 2010 – 2015 mỗi năm giảm khoảng 0,2% tổn thất, tương đương tiết kiệm khoảng 100 – 150 tỷ VNĐ mỗi năm.

Kế hoạch năm 2009, tỷ lệ tổn thất cảu công ty giảm xuống còn 6,7% giảm 0,3%. Lượng điện năng tiết kiệm được:

0,3% * 15267 = 45,8 (Tr.kWh)

Số tiền tiết kiệm được: 45,8 * 742,33 = 33 998,714 (Tr.đồng)

2. Giảm tổn thất điện năng bằng cách nâng cao hệ số cosφ.

Cơ sở khoa học

Khi phân tích tình hình sử dụng điện của một số khách hàng công ngghiệp, ta thấy một số khách hàng lấy điện từ máy biến áp có công suất lớn, nhưng hệ số sử dụng của các thiết bị lại nhỏ, điều này gây ra tổn thất ở các máy biến áp rất cao. Như vậy, khi khách hàng dùng công suấtnho so với công suất đặt của máy biến áp sẽ dẫn đến tỉ lệ tổn thất cao. Như vậy, hệ số cosφ là do một số nguyên nhân sau:

• Do tổ chức sản xuất không hợp lý. • Do dây truyền sản xuất không đồng bộ.

• Do đặc điểm của quá trình cônng nghiệp tạo ra. • Chất lượng sửa chữa động cơ không đảm bảo. • Động cơ dùng lâu.

Đối với những trường hợp đó ta phải tăng cường quản lý chặt chẽ khách hàng và quản lý kỹ thuật ở các trạm biến áp, thông báo đến khách hàng khi họ sử dụng công suất nhỏ tải sẽ bị phạt cosφ.

Hệ số cosφ là một chỉ tiêu quan trọng trong vận hành kinh tế lưới điện. Trong điều lệ cung cấp và sử dụng nói chung thì hệ số cosφ càng cao càng có lợi cho khách hàng và người cung cấp điện. Cụ thể:

• Cosφ > 0,9: Cứ 1% cosφ tăng thì được giảm 1% tiền điện. • Cosφ = 0,8 - 0,85: Cứ 1% cosφ giảm thì tăng 1% tiền điện. • Cosφ =0,72 – 0,79: Cứ 1% cosφ giảm thì tăng 1,5% tiền điện. • Cosφ =0,51 – 0,71: Cứ 1% cosφ giảm thì tăng 2% tiền điện. • Cosφ <= 0,5: Cắt điện.

Để cosφ của hệ thống lớn thì khách hàng phải có biện pháp quan tâm nâng cao cosφ.

Các hộ dùng điện sinh hoạt hầu hết cosφ = 1, do phụ tải ảnh hưởng đến hệ số cosφ chủ yếu là các hộ dùng điện xí nghiệp.

Các nhà máy đại bộ phận dùng động cơ không đồng bộ đẻ kéo máy, đó chính là nơi tiêu thụ công suất phản kháng lớn nhất, ta cần tìm cách để nâng cao hệ số cosφ chủ yếu của phụ tải đó. Hệ số của động cơ không đồng bộ phụ thuộc vào dung lượng, tốc độ quay và hệ số mangn tải. Khi ký hợp đồng mua bán điện cá hộ tiêu thụ trên thường hay ràng buộc hệ số cosφ của đơn vị đó không nhỏ hơn 0,9.

Một số biện pháp nâng cao hệ số cosφ:

Biện pháp tự nhiên: Điều chỉnh chương trình sản xuất sinh hoạt cho máy chạy đầy tải.

Biện pháp bù nhân tạo - Bù bằng tụ tĩnh điện - Máy bù đồng bộ.

Biện pháp 4: Vận hành tối ưu hệ thống.

Căn cứ khoa học.

Quá trình sản xuất điện năng là hết sức phức tạp nhưng sản phẩm điện là đồng nhất không phân biệt sản xuất ra từ nguồn nguyên liệu nào. Tuy nhiên, tùy thuộc vào công suất, loại hình nhà máy, nhiên liệu được sử dụng và vị trí nhà máy điện trong biểu đồ phụ tải khác nhau thì cho ra chi phí sản xuất điện năng khác nhau như:

- Chi phí cố định trong sản phẩm điện năng do nhà máy thủy điện sản xuất lớn hơn chi phí biến đổi.

- Chi phí biến đổi trong sản phẩm điện năng do nhà máy nhiệt điện sản xuất lớn hơn chi phí cố định.

- Chi phí sản xuất điện năng của nhà máy làm việc ở chế độ đáy thấp hơn nhà máy chạy ở chế độ đỉnh.

- Chi phí sản xuất điện năng của nhà máy chạy than thường thấp hơn nhà máy chạy dầu, chạy khí có cùng công suất và làm việc ở cùng một chế độ.

Do đó, cấn tận dụng tối đa các nguồn thủy điện hiện có, giảm phát từ các nguồn nhiệt điện đốt dầu, nhất là DO nhằm giảm chi phí nhiên liệu.

Biện pháp giải quyết.

Kiến nghị Tập đoàn điện lực Viêt Nam nghiên cứu, áp dụng các phần mền vận hành tối ưu hệ thống điện gồm các loại hình, công suất, vị trí các nhà máy điện hiện có để xây dựng phương thức điều độ của trung tâm điều độ, đảm bảo quy trình theo các bước:

- Bước1: Định phương án ban đầu về phân bố công suất đảm bảo cho từng nhà máy điện, trong đó xem xét công suất khả dụng của từng nhà máy thủy điện ứng với tính toán thủy văn.

- Bước 2: Phủ biểu đồ phụ tải ngày đêm điển hình. Nội dung của bước này là xác định vị trí làm việc của các nhà máy điện sao cho sử dụng tối đa công suất khả dụng của chúng và tận dụng nguồn thủy văn cũng như những nguồn điện có chi phí vận hành nhỏ. Thứ tự đưa các nhà máy vào cân bằng được sắp xếp theo khả năng điều chỉnh công suất và loại nhiên liệu mà chúng tiêu thụ. Ngoài ra khi xác định vị trí làm việc của nhà máy còn xét đến ràng buộc về thiết bị, về yêu cầu lợi dụng thủy lợi, khả năng tải của đường dây cao thế.

- Bước 3: Cân bằng công suất và điện năng theo kết quả bước 2. - Bước 4: Điều chỉnh lại phân bố công suât đảm bảo. Nội dung của bước này là phối hợp điều chỉnh công suất, điện năng các nhà máy điện theo hướng tương đối đồng đều giữa các tháng.

Kết quả mong đợi.

Việc vận hành tối ưu hệ thống sẽ đem lại lợi ích lớn nhất trong việc giảm chi phí nhiên liệu, chi phí chiếm tỷ trọng cao nhất trong sản xuất điện. Đây là biện pháp phấn đấu giảm chi phí sản xuất. Việc giảm chi phí nhiên liệu than, dầu cho sản xuất có thể đưa đến kết quả giảm hàng trăm tỷ đồng/năm.

Biện pháp 5: Thực hiện chương trình quản lý nhu cầu (DSM). Căn cứ khoa học.

Do tỷ trọng cơ cấu tiêu thụ điện của ta hiện nay mất cân đối, điện cung cấp cho sinh hoạt gia dụng ánh sáng cao chiếm tới 51% năm 2005, trong khi đó tỷ trọng điện cho sản xuất công nghiệp chỉ là 47%. Do cơ cấu điện không hợp lý

dẫn đến chênh lệch cao thấp điểm của công ty lớn (khoảng 3 lần), làm cho vận hành hệ thống rất khó khăn và không kinh tế, đồng thời tạo nên sức ép lớn về đầu tư nguồn và lưới điện chỉ để đáp ứng nhu cầu phụ tải trong 3 -4 giờ cao điểm.

Vì lý do trên mà Công ty cần thực hiện tốt chương trình quản lý nhu cầu để giảm công suất đỉnh, san bằng đồ thị phụ tải nhằm tiết kiệm đầu tư và tạo điều kiện thuận lợi trong vận hành hệ thống điện.

Biện pháp thực hiện.

Dự kiến, kết quả đạt được sẽ thông qua các mô hình:

- Phát triển chương trình DSM ở quy mô rộng trong sử dụng điện hiệu quả tại Công ty Điện lực I và các công ty phân phối điện thuộc Công ty điện lực I (các công ty điện lực) nhằm giảm hợp lý phụ tải trong thời gian cao điểm và thời điểm nghẽn lưới

- Thực hiện thử nghiệm, phát triển và mở rộng các mô hình và cơ chế kinh doanh để hỗ trợ ngành dịnh vụ EE ( tiết kiệm năng lượng ) thương mại bền vững;

- Xác định nguồn nội lực và thiết lập thể chế cho công tác tài chính dự án để hỗ trợ chương trình đầu tư sử dụng năng lượng hiệu quả ở quy mô rộng. Mục tiêu mang tính toàn cầu của quỹ hỗ trợ GEF là giảm phát thải khí nhà kính trong ngành năng lượng qua việc xóa bỏ có hệ thống các rào cản đối với những hoạt động đầu tư năng lượng hiệu quả.

Kết quả mong đợi.

Ước tính sẽ cắt giảm được 120,4 MW phụ tải đỉnh và tiết kiệm được 3,018 Tr.kWh, tương đương với việc giảm khí thải carbon là 3,6 triệu tấn.

Số tiền tiết kiệm được: 742.33*3,018 = 2 240.352 Tr.đồng

Biện pháp 6: Nâng cao hiệu quả đầu tư trong xây dựng các công trình điện. Căn cứ khoa học.

Như đã biết hiện nay công ty điện lực I đang gặp rất nhiều khó khăn:

- Cung không đáp ứng đủ cầu: hiện nay do sự phát triển nhanh của đất nước ( tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm là 6 – 9% ). Tuy nhiên do ngành điện nói chung và Công ty điện lực I đã đầu tư không đáp ứng được nguồn điện đủ cho nhu cầu của đất nước nên hiện nay Công ty đã phải mua điện của Trung Quốc, các Công ty IPP, BOT….

- Một số các công trình của công ty đang chạy theo các thiết bị hiện đại của phương Tây gây mất tính đồng bộ của hệ thống điện hiện. Điều này

vừa gây ra sự lãng phí vừa không tạo được hiệu quả cho công tác tài chính của Công ty.

- Tiến độ giải ngân cho các công trình của Công ty hiện nay là không cao gây chậm tiến độ của các công trình. Thêm vào đó thì công tác đền bù, di dân phục vụ cho các công trình thủy điện chưa được tốt không tạo được niềm tin trong nhân dân và gây khiếu kiện kéo dài.

Biện pháp giải quyết.

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng, sớm đưa các công trình vào khai thác, nhằm phát huy hiệu quả công trình tránh ứ đọng vốn. Để làm điều này Công ty cần phải lập biểu đồ tiến độ chi tiết cho các công việc, công đoạn của từng dự án để quản lý và điều hành, trong đó phân công trách nhiệm và thời gian thực hiện cho từng đơn vị để thực hiện theo đúng tiến độ đã lập và giám sát các đơn vị thi công thực hiện đúng theo tiến độ đề ra. Trong kế hoạch tiên độ phải có mốc hoàn thành các công việc chủ yếu, khối lượng thực hiện, khối lượng thanh toán, kế hoạch giải ngân. Thêm vào đó Công ty cần đẩy nhanh công tác đền bù, giải phóng mặt bằng. Để làm được điều này, cần có sự phối hợp chặt chẽ với chính

Một phần của tài liệu phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành tại công ty điện lực 1 và đề xuất một số giải pháp hạ giá thành điện năng (Trang 66 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w