Bước 1: Đánh giá chung tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm
mục đích của bước này là nêu lên nhận xét ban đầu về kết quả thực hiện kế hoạch. Phương pháp phân tích là tính ra mức chênh lệch và tỉ lệ % thực hiện kế hoạch giá thành của từng loại sản phẩm. Ngoài ra việc so sánh giá thành thực tế với giá thành kế hoạch còn so sánh giá thành năm nay với giá thành thực tế năm trước.
Công thức:
Tỷ lệ % thực hiện kế = Giá thành đơn vị sản phẩm thực tế Giá thành đơn vị sản phẩm kế hoạch Mức tăng giảm kế hoạch giá thành = Giá thành đơn vị sản phẩm thực tế - Giá thành đơn vị sản phẩm kế hoạch
Sau khi đã có những chỉ tiêu thực hiện lập bảng phân tích thực hiện kế hoạch giá thành để có cơ sở nêu lên nhận xét chung về tình hình thực hiện kế hoạch giá thành.
Bảng 2.1: Giá thành điên năng của điện lực 1
Chỉ tiêu Đv 2005 2006 2007 2008
Điên thương phẩm Tr. kWh 10,365 11,880 13,528 14,590 Tổng chi phí Tr. Đồng 6,780,656 7,941,775 9,612,888 10,644,621 Giá thành đ/kWh 654.188 668.500 710.592 729.583
Nhìn vào biểu đồ 3 ta thấy tổng chi phí của năm 2008 so với năm 2005 ở công ty điên lực 1 tăng 3 863 965 tỷ đồng. Tương ứng mỗi năm chi phí sản xuất và cung ứng điện tăng lên gần 100 000 tỷ. Tổng chi phí sản xuất điện tăng như vậy là do sản lượng điện đầu nguồn sản xuất ra ngày một nhiều để có thể đáp ứng được nhu cầu điện năng cho công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá, phát triển kinh tế. Mặt khác, các nhiêu liệu đầu vào để sản suất điện năng là những nguồn năng lượng không tái sinh làm giá nguyên liệu đầu vào ngày càng tăng cao.
Biểu 4.2: Giá thành điện năng điện lực 1 trong các năm
Nhìn vào đồ thị trên ta thấy: trong những năm gần đây giá thành sản phẩm điện năng công ty điện lực 1 tăng đều trong các năm. Giá thành điện năng có sự tăng như vậy là do sản lượng điện thương phẩm tăng đều các năm kéo theo chi phí cũng tăng theo. Nhưng tốc độ tăng lên của chi phí nhanh hơn tốc độ tăng của sản lượng điện thương phẩm làm cho giá thành đơn vị sản phẩm tăng . Điều này là một khó khăn lớn với công ty vì ngành điện bị nhà nước khống chế về giá bán. Để công ty làm ăn có lãi thì phải tìm cách hạ giá thành sản phẩm xuống.
Yếu tố chi phí TH 2007 KH 2007 TH/KH(%) TH 2008 KH 2008 TH/KH(%)
1. Nhiên liệu 2350 1100 213.636 1031 891 115.713
2. Vật liệu 294920 257901 114.354 295112 179034 164.836 3. Nhân công 821867 777922 105.649 1044661 1042002 100.255
Tổng quỹ tiền lương 750110 703186 106.673 968111 963473
100.48 1 Bảo hiểm XH, YT, KPCĐ 71757 74736 96.014 76550 78529 97.480
4. Khấu hao tài sản cố định 1026311 1005100 102.110 1080000 1092107 98.891 5. Chi phí dịch vụ mua ngoài 6904157 6495596 106.290 7562628 8253345 91.631
Điện mua của tập đoàn 6844631 6448605 106.141 7256602 8077553 89.837 Điện mua ngoài 9110 6138 148.420 265000 132455 200.068 Chi phí dịch vụ mua ngoài
khác 50416 40853 123.408 41026 43337 94.667
6. Chi phí sửa chữa lớn 241862 275800 87.695 285124 289499 98.489
7. Chi phí trực tiếp 367346 390767 94.006 363989 368975 98.649
Thuế tài nguyên 1000 800 125.000 1000 1000
100.00 0 Thuế đất 6100 6100 100.000 7138 7320 97.514 Trả lãi vay dài hạn 101658 115500 88.016 110089 111713 98.546 Tiền ăn giữa ca 97546 101614 95.997 91197 93555 97.480 Dự phòng trợ cấp mất việc 8500 7791 109.100 10684 10929 97.758 Chi bằng tiền còn lại 152542 158962 95.961 143881 144458 99.601
TỔNG CỘNG 9709229 9245039 105.021
1067357
1 11269190 94.715
Nhìn vào bảng 2.2 ta có thể thấy trong năm 2007, công ty đã thực hiện được hơn 105% kế hoạch chi phí giá thành đặt ra. Đặc biệt chi phí cho nhiên liệu của công ty trong năm 2007 đã tăng hơn gấp đôi so với kế hoạch đề ra. Còn các chi phí khác cũng có tăng hơn so với kế hoạch nhưng tăng ít. Trong năm 2007, chi phí sửa chữa lướn của công ty lại giảm so với kế hoạch đề ra do các cán bộ nhân viên làm tốt công tác bảo dưỡng vận hành an toàn. Nhưng đến năm 2008, tổng chi phí sản xuất kinh doanh của công ty lại giảm, chỉ thực hiện được có gần 95% kế hoạch đề ra. Có sự giảm này là do năm 2008 là một năm khó khăn với nền
kinh tế thế giới cũng như nền kinh tế nước ta nên một số chi phí của công ty phải cắt bỏ giảm bớt như chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí sửa chữa lớn, chi phí trực tiếp.