4 Dư nợ không có TSĐB đồn g 1,335,4 57 1,308,570 1,333,068 80 1,249,9 5 Dư nợ quá hạn__________ tr đồn g 105,092 184,560 132,840 166,604 6 Dư nợ xấu______________ tr đồn g 67,3 97 51,387 ________80,123 131,314 7 Dư quỹ DPRR__________ tr đồn g 48,2 99 47,813 57,011 55 70,3 8 Doanh số cho vay________
tr đồn g 5,315,8 95 6,235,783 6,650,192 36 6,862,2 9 Quy mô tín dụng________ 92.8 % 90.6% 91.6% % 81.1 1 0 Tốc độ tăng trưởng tín dụng__________________ _________9.3% _________6.9% 0.2% 1 1 Tỷ lệ nợ quá hạn_________ 2.43 % ________3.91% ________2.63% 3.29 % 1 21 Tỷ lệ nợ xấu____________ % 1.56 ________1.09% ________1.59% % 2.59 3 Tỷ lệ dư nợ không cóTSĐB % 30.9 ________27.7% ________26.4% % 24.7 1 4
Tỷ lệ nợ xấu trên dư quỹ
từng thời kỳ. Tốc độ tăng trưởng năm 2012 đạt 9,3%, năm 2013 đạt 6,9%, tính tới thời điểm 30/6/2014 tốc độ tăng trưởng có xu hướng giảm đạt 0,2%. Sở dĩ có điều này là do, Agribank chi nhánh tỉnh Bắc Ninh khá thận trọng trong việc quyết định cấp tín dụng. Agribank chi nhánh tỉnh Bắc Ninh xem xét, đánh giá, định giá khoản
vay khá chi tiết. Agribank chi nhánh tỉnh Bắc Ninh chỉ chấp nhận cấp tín dụng đối với những khoản vay đáp ứng được các quy định của Agribank.
Cùng với quy mô tăng tăng trưởng tín dụng giai đoạn 2011 - 2013 nên dư nợ tín dụng của Agribank chi nhánh tỉnh Bắc Ninh hiện nay ở mức khá cao => Quy mô tín dụng của Agribank chi nhánh tỉnh Bắc Ninh có sự gia tăng giữa các năm 2011 - 2013 cả về số tương đối và số tuyệt đối. Quy mô tín dụng tại thời điểm 30/06/2014 đạt 5.060 tỷ đồng chiếm 81,1% tổng giá trị tài sản. Agribank chi nhánh tỉnh Bắc Ninh là một ngân hàng quốc doanh, nguồn thu từ hoạt động tín dụng hiện nay vẫn là nguồn thu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng các nguồn thu của Agribank chi nhánh tỉnh Bắc Ninh. Việc duy trì một tỷ trọng dư nợ lớn cũng là một trong những biện pháp gia tăng nguồn thu của Agribank chi nhánh tỉnh Bắc Ninh. Tuy nhiên, sự gia tăng nguồn thu từ hoạt động cũng đồng nghĩa với việc rủi ro đối với hoạt động này gia tăng. Do đó, để đảm bảo tính phát triển ổn định và bền vững của hệ thống, Agribank chi nhánh tỉnh Bắc Ninh đã và đang cố gắng hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro của mình để có thể phát hiện và ngăn ngừa và hạn chế được những rủi ro xảy ra.
Các chỉ tiêu về tỷ lệ nợ quá hạn của Agribank chi nhánh Bắc Ninh vẫn ở mức khá thấp, tỷ lệ này năm 2013 là 2,63% và thời điểm 30/6/2014 là 3,29% nhưng vẫn nhỏ hơn 4%.
Các chỉ tiêu về tỷ lệ nợ xấu của Agribank chi nhánh tỉnh Bắc Ninh vẫn ở mức giới hạn cho phép của Ngân hàng nhà nước và phù hợp với thông lệ quốc tế. Tỷ lệ nợ xấu ở dưới mức 3%.
Tỷ lệ dư nợ không có TSĐB của Chi nhánh vẫn ở mức cao nhưng đã có xu hướng giảm xuống qua các năm từ 30,9% năm 2011 xuống 24,7% thời điểm 30/6/2014.
Tỷ lệ dư nợ xấu trên dư quỹ DPRR của Chi nhánh có sự biến động qua các năm. Chỉ tiêu này thời điểm 30/6/2014 là 1,8666 lần, ở mức khá lớn. Điều này cho thấy, nợ xấu của Chi nhánh thời điểm này chủ yếu là dư nợ xấu của nhóm 3 và nhóm 4 nên mức trích dự phòng rủi ro thấp hơn so với tỷ lệ nợ xấu.
Qua việc phân tích một số chỉ tiêu về chất lượng tài sản của Agribank chi nhánh tỉnh Bắc Ninh ta có thể nhận thấy rằng. Ban lãnh đạo, các nhà quản trị rủi ro của Agribank chi nhánh tỉnh Bắc Ninh đã có những chủ trương, chỉ đạo đúng đắn trong công tác quản trị rủi ro đối với hoạt động tín dụng. Chất lượng hoạt động tín dụng tương đối ổn định qua các năm.
2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG QUẢN TRỊ
RỦI RO
TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH TỈNH BẮC NINH
2.3.1. Những mặt được
Nhìn chung công tác quản trị rủi ro tín dụng của Agribank chi nhánh tỉnh Bắc Ninh đã có những thay đổi rõ rệt so với trước đây, cụ thể là:
- Agribank chi nhánh tỉnh Bắc Ninh đã đánh giá được tầm quan trọng của công tác quản trị rủi ro tín dụng và đã tích cực thực hiện các giải pháp nhằm nâng
cao khả năng phòng ngừa và phát hiện rủi ro tín dụng. Đã xây dựng một chính sách
quản trị rủi ro tín dụng rõ ràng dưới hình thức văn bản với những quy định
chặt chẽ
và tăng cường khả năng kiểm soát những nguy cơ rủi ro tiềm ẩn.
- Agribank chi nhánh tỉnh Bắc Ninh là ngân hàng đầu tiên trên địa bàn ứng dụng mô hình quản trị rủi ro theo hướng hiện đại và hướng đến các chuẩn mực quốc
tế với việc phân tách các Phòng chức năng theo hướng chuyên môn hóa cao hơn.
Đây là mô hình tổ chức khá phổ biến của các ngân hàng trên thế giới, tuy
nhiên, khi
áp dụng còn có nhiều lung túng do những đặc thù của nền kinh tế, tập quán thói
- Chi nhánh đã xây dựng và dần hoàn thiện các công cụ đo lường tín dụng góp phần hạn chế được rủi ro trong hoạt động tín dụng, áp dụng các quy trình về
chấm điểm và xếp hạng tín dụng nội bộ nhằm đánh giá đúng tình trạng của khách hàng.
2.3.2. Những hạn chế
- Quy định phân cấp xác định giới hạn tín dụng/cấp tín dụng còn nhiều điểm bất hợp lý.
+ Bất hợp lý trong thực hiện xác định giới hạn tín dụng: Xác định giới hạn tín dụng do bộ phận tín dụng đề xuất và phụ thuộc ý kiến chủ quan của bộ phận tín dụng. Sự thẩm định rủi ro độc lập và xác định giới hạn tín dụng của bộ phận thẩm định chỉ được thực hiện khi bộ phận tín dụng đã xác định sơ bộ mức giới hạn tín dụng và mức này phải qua bộ phận thẩm định. Theo Quy trình, việc đồng ý hay không đồng ý về giới hạn tín dụng do bộ phận thẩm định thực hiện, bộ phận tín dụng có thể không đề xuất hoặc đề xuất nhưng chỉ xem là yếu tố tham khảo.
+ Xác định giới hạn tín dụng là một bước vô cùng quan trọng trong quản trị rủi ro tín dụng. Trong hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp, nói chung có 2 cấp độ rủi ro chính: Rủi ro tổng thể của khách hàng và rủi ro của bản thân các giao dịch. Xác định giới hạn tín dụng nhằm xác định rủi ro tổng thể (được hiểu là doanh nghiệp thua lỗ, mất khả năng trả nợ). Trong hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp thực hiện rất nhiều giao dịch. Rủi ro của một giao dịch không nhất thiết dẫn đến rủi ro hệ thống, nhưng nếu xảy ra rủi ro hệ thống thì mọi giao dịch sẽ chịu rủi ro. Do đó xác định giới hạn tín dụng cần được một bộ phận độc lập và chuyên môn hóa thực hiện để đảm bảo tính khách quan và hướng đến các chuẩn mực quốc tế như nguyên tắc Basel về quản lý nợ xấu đã đề ra. Vì vậy sự phân cấp trong xác định giới hạn tín dụng chưa đảm bảo được yêu cầu này.
- về cơ sở xác định giới hạn tín dụng
Hiện nay việc xác định giới hạn tín dụng dựa trên tình hình kinh doanh, năng lực tài chính, mức độ rủi ro và giới hạn tín dụng tham khảo. Khi thực hiện xác định giới hạn tín dụng, trước hết phải thực hiện xếp hạng tín dụng doanh nghiệp và áp
dụng công thức để tính giới hạn tín dụng tham khảo. Sau đó giới hạn tín dụng này được sử dụng làm tham chiếu trong xác định giới hạn tín dụng của khách hàng trên cơ sở xem xét thêm về tình hình hoạt động kinh doanh, năng lực tài chính và mức độ rủi ro trong kinh doanh. Trong trường hợp giới hạn tín dụng được điều chỉnh lớn hơn giới hạn tín dụng tham khảo thì cần phải đưa ra thêm các lý lẽ thuyết minh cho việc tăng này. Điều này nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn trong hoạt động cấp tín dụng của chi nhánh trong khi việc tính toán giới hạn tín dụng tham khảo đang trong quá trình thử nghiệm, nhưng lại không có giới hạn tối đa. Quy định này vô hình chung đã làm cho việc định lượng các yếu tố tài chính, phi tài chính trong xếp hạng và xây dựng giới hạn tín dụng không còn ý nghĩa ràng buộc chặt chẽ, vì vậy giới hạn tín dụng được xác định trong nhiều trường hợp vượt khá xa với giới hạn tín dụng tham khảo và không có mối liên hệ nào cả. Do đó yếu tố định tính ảnh hưởng nhiều hơn đến giới hạn tín dụng so với yếu tố định lượng, điều này là không phù hợp với xu hướng biến chuyển trong quản trị rủi ro tín dụng hiện đại.
- về quy trình tín dụng
Việc áp dụng Quyết định 666/QĐ-HĐQT-TDHo ngày 15/06/2010 Quy định cho vay đối với các khách hàng trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và Quyết định 909/QĐ-HĐQT-TDHo sự ứng dụng quy trình cấp tín dụng của ngân hàng, đã đem lại một số thay đổi tích cực như tăng cường khả năng kiểm soát tính tuân thủ các quyết định cấp tín dụng thông qua bộ phận quản lý rủi ro, nâng cao tính khách quan trong hoạt động cấp tín dụng. Tuy nhiên cũng tồn tại những hạn chế:
+ Mục đích nâng cao tính khách quan, phản biện tín dụng bằng cách phân tách Phòng tín dụng thành Bộ phận tín dụng và Bộ phận thẩm định tại Chi nhánh chỉ đạt về hình thức, nặng về thủ tục giấy tờ chứ chưa đáp ứng được yêu cầu về bản chất. Xét về mặt cơ cấu tổ chức bộ máy, mặc dù Bộ phận Thẩm định có ý kiến độc lập trong cấp tín dụng nhưng vẫn thuộc sự quản lý của Phòng tín dụng và của Ban Giám đốc, vẫn chịu sự điều hành và hưởng các lợi ích từ hoạt động của Chi nhánh, do đó không thể đảm bảo thẩm quyền và sự khách quan về các phân tích, nhận định
về các khoản vay. Trên thực tế để giải quyết nhanh các yêu cầu của khách hàng trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, bộ phận thẩm định tiến hành thẩm định song song cùng với bộ phận tín dụng, đồng thời cũng có lúc phải tiếp xúc với khách hàng để thu nhận thông tin, do đó các thông tin do bộ phận tín dụng cung cấp không còn nhiều ý nghĩa, mô hình bị phá vỡ vì tính khách quan không đạt được.
+ Quy trình kéo dài thời gian cấp tín dụng, gây ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của ngân hàng và cơ hội kinh doanh của khách hàng vì phải qua nhiều bộ phận, nhiều thủ tục giấy tờ rườm rà, ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh.
+ Chưa phân định rõ trách nhiệm pháp lý của các bộ phận tham gia trong hoạt động cấp tín dụng mà trong điều kiện vấn đề hình sự hóa các quan hệ kinh tế vẫn còn tồn tại đã dẫn đến tâm lý e ngại của các cán bộ có liên quan. Bộ phận tín dụng chỉ đưa ra các đề xuất về cấp tín dụng còn bộ phận thẩm định và phải có ý kiến đồng ý hay không đồng ý về khoản vay. Tuy nhiên bộ phận thẩm định thường không tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, một công việc rất quan trọng khi thẩm định tín dụng, trong khi khả năng thu thập thông tin rất khó khăn nên đã xuất hiện tâm lý e ngại quá mức trong thẩm định.
Sự tuân thủ quy trình tín dụng của Agribank chi nhánh tỉnh Bắc Ninh có những thời điểm chưa nghiêm và thiếu thận trọng. Nhiều khoản tín dụng bị phê duyệt một cách vội vàng, chạy theo yêu cầu của khách hàng và được chỉ định của cấp phê duyệt từ trên xuống mà thiếu đi sự phân tích, thẩm định tín dụng của cán bộ quản lý khoản vay. Việc cấp tín dụng mang tính cảm tính, không dựa vào quá trình thu thập thông tin, phân tích và xử lý thiếu thận trọng và chính xác. Quá trình giải ngân và giám sát sau khi cho vay rất lỏng lẻo, có nhiều khoản giải ngân bằng tiền mặt theo sự lý giải của khách hàng một cách bất hợp lý và đã thực sự trở thành nợ xấu, giám sát kiểm tra sau khi cho vay thực hiện qua loa. Chi nhánh thực hiện đầu tư tín dụng ngoài địa bàn hoạt động của Chi nhánh nên việc kiểm tra tình hình kinh doanh, năng lực tài chính, tính trung thực trong sử dụng vốn vay và kiểm soát nguồn tiền của khách hàng không đảm bảo tính chính xác và kịp thời. Tất cả những điều đó đã làm cho khả năng phòng ngừa, chống đỡ rủi ro tín dụng của Agribank
chi nhánh tỉnh Bắc Ninh còn hạn chế, chất lượng tín dụng giảm sút.
- Quy định về chính sách khách hàng
Các chính sách phí, lãi suất của Agribank chi nhánh tỉnh Bắc Ninh áp dụng đối với khách hàng chưa có sự rõ ràng và chưa có sự cân nhắc giữa mức độ rủi ro với lợi ích đòi hỏi của ngân hàng tương ứng với mức độ rủi ro đó. Agribank chi nhánh tỉnh Bắc Ninh chưa ban hành một chính sách khách hàng và cơ sở phân loại khách hàng để thực thi chính sách đó. Các chính sách phí, lãi suất được đưa ra là phí, lãi suất ưu đãi áp dụng đối với những khách hàng tốt nhất nhưng “chuẩn ” về khách hàng tốt nhất vẫn chưa rõ ràng, thống nhất mà chỉ định tính, chưa lượng hóa để việc áp dụng được hợp lý và khách quan. Vì vậy chính sách khách hàng thiếu đi tính hợp lý và khoa học.
- về định hướng khách hàng
Để thực hiện cấp tín dụng một cách chủ động, có sự nghiên cứu kỹ càng, lựa chọn những thị trường mục tiêu phù hợp với đặc thù của ngân hàng và ít rủi ro, cần phải xây dựng chiến lược, kế hoạch tín dụng và định hướng thị trường, khách hàng mục tiêu. Tuy nhiên hiện nay Agribank chi nhánh tỉnh Bắc Ninh vẫn chưa xây dựng được một chiến lược rõ ràng cũng như định hình sự lựa chọn về phân khúc thị trường nhất định cho từng khu vực. Chính vì vậy hoạt động đầu tư tín dụng của Agribank chi nhánh tỉnh Bắc Ninh còn mang tính thụ động, đầu tư tín dụng theo phong trào nên khả năng phòng ngừa và hạn chế rủi ro không đảm bảo.
- về danh mục đầu tư
Hiện nay danh mục đầu tư của chi nhánh còn tập trung vào các doanh nghiệp lớn; mặc dù đã có định hướng phát triển đối với loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho vay thể nhân nhưng do chỉ đạo chưa quyết liệt nên tỷ trọng đầu tư tín dụng đối với khu vực này còn thấp. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của công tác quản trị rủi ro.
- về nguồn nhân lực
Trong thời gian gần đây, công tác đào tạo nguồn nhân lực chưa được chuẩn bị kịp thời, số lượng cán bộ chủ chốt để đáp ứng cho hoạt động kinh doanh thiếu khá nhiều. Một số chuyển sang làm lãnh đạo tại các ngân hàng cổ phần nên lực lượng cán bộ nắm giữ các vị trí chủ chốt, đặc biệt cán bộ làm công tác tín dụng càng thiếu trầm trọng. Thêm vào đó, hầu hết cán bộ làm công tác tín dụng tuổi đời còn trẻ, dưới 30 tuổi, phần lớn công tác trong lĩnh vực tín dụng từ 1 - 3 năm nên kinh nghiệm còn hạn chế. Khác với các nghiệp vụ khác tại Ngân hàng, cán bộ làm công tác tín dụng ngoài yêu cầu về trình độ chuyên môn còn đòi hỏi phải có kinh nghiệm thực tiễn và bản lĩnh nghề nghiệp vững vàng. Trong khi đó muốn có một cán bộ tín dụng đủ năng lực, kinh nghiệm để đáp ứng yêu cầu công việc phải qua đào tạo, làm việc ít nhất là 3 năm. Điều này cho thấy với lực lượng cán bộ còn ít kinh nghiệm trong hoạt động thực tiễn cũng như công tác đào tạo, quy hoạch nguồn nhân lực chưa được quan tâm đúng mức, khả năng hạn chế rủi ro tín dụng sẽ rất khó khăn.
+ Chuyên môn hoá cán bộ tín dụng: Từ thực tế hiện nay, đòi hỏi công tác phân