Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp

Một phần của tài liệu 0255 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn VN chi nhánh huyện nho quan luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 27 - 32)

1.2 CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP

1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp

Để đánh giá chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp một cách chính xác, đầy đủ chúng ta phải xem xét và phân tích kỹ lưỡng cả mặt lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội, cả các chỉ tiêu định tính và chỉ tiêu định lượng trên giác độ của NHTM, doanh nghiệp và nền kinh tế xã hội.

-I- Các chỉ tiêu định tính: Chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp thể hiển ở khả năng tăng cường mở rộng tín dụng đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp đồng thời đảm bảo sự phát triển của Ngân hàng và đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước. Nghĩa là chất lượng tín dụng cần được xem xét gắn liền với chủ thể là NHTM và nền kinh tế xã hội.

+ Chất lượng tín dụng của các NHTM đối với các doanh nghiệp còn được thể hiện qua kết quả kinh doanh của Ngân hàng, uy tín của Ngân hàng. Nghĩa là một Ngân hàng được đánh giá có chất lượng tín dụng tốt thì đồng nghĩa hoạt động tín dụng phải giúp Ngân hàng bù đắp được chi phí và mang lại thu nhập. Hoạt động tín dụng là hoạt động đặc trưng của tất cả các NHTM, hoạt động này đem lại nguồn thu lớn nhất cho họ song cũng chứa đựng nhiều rủi ro hơn cả. Ngoài các yếu tố khách quan ra, rủi ro này có thể xuất phát từ phía Ngân hàng như sai sót trong đánh giá dự án, nghiệp vụ non yếu... hoặc từ phía chính khách hàng. Để có được chất lượng tín dụng tốt, Ngân hàng phải không ngừng hoàn thiện quy trình tín dụng cho phù hợp từng đối tượng khách hàng, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, nắm bắt kịp thời và đầy đủ thông tin...về phía khách hàng, với mỗi khoản cho vay, tính hiệu quả chỉ đạt được khi doanh nghiệp sử dụng vốn vay đúng mục đích đã ký, trả gốc và lãi đầy đủ, đúng hạn cho Ngân hàng nghĩa là tuân thủ theo nguyên tắc tín dụng. Để trả gốc lãi đúng hạn và đầy đủ một trong những điều kiện trước tiên là khách hàng cần sử dụng vốn vay đúng mục đích đã ký trong hợp đồng tín dụng. Mục đích vay này đã được hai bên xem xét, phân tích cẩn thận cả yếu tố kinh tế và xã hội, đánh giá nhiều mặt...và đi đến thống nhất nên có khả năng đưa lại hiệu quả là cao nhất. Tất nhiên không có gì là không có rủi ro và SXKD lại là lĩnh vực nhạy cảm nhưng có sử dụng đúng vốn vay theo mục đích vay ban đầu thì doanh nghiệp mới có thể đạt hiệu quả trong kinh doanh của mình. Các nguyên tắc tín dụng được tuân thủ là cơ sở của chất lượng tín dụng tốt, đảm bảo Ngân hàng tồn tại và phát triển.

+ Sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương, đất nước cũng là một chỉ tiêu để đánh giá chất lượng tín dụng của Ngân hàng. Ngân hàng cung cấp tín dụng giúp doanh nghiệp kinh doanh thu được lợi nhuận thì ngược lại Ngân hàng cũng đạt được hiệu quả trong hoạt động của chính mình. Hiệu quả trong mối quan hệ hai chiều này tất yếu đem lại lợi ích cho tổng thể nền kinh tế đất

nước: tăng năng suất lao động, tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân, thị trường tài chính ổn định, hệ thống Ngân hàng phát triển, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế trong nước...Với nền kinh tế thị trường chưa phát triển như ở nước ta hiện nay, những đóng góp vào sự tăng trưởng chung của đất nước là hết sức quan trọng.

-I- Các chỉ tiêu định lượng: Trên đây chỉ là một số chỉ tiêu định tính để đánh giá chất lượng tín dụng mà thôi. Các chỉ tiêu này nói chung là khá phức tạp, khó xác định chính xác đồng thời cũng chỉ đem lại cái nhìn khái quát về chất lượng tín dụng. Để đánh giá chất lượng tín dụng chính xác hơn, cụ thể hơn chúng ta sẽ xem xét tổng hợp các chỉ tiêu định lượng trên góc độ Ngân hàng và doanh nghiệp sau.

+ Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn:

Chỉ tiêu nợ quá hạn là một chỉ số quan trọng để đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng. Các ngân hàng có chỉ số này thấp đã chứng minh được chất lượng tín dụng cao của mình và ngược lại.

Thông thường thì tỷ lệ nợ quá hạn tốt nhất là ở mức <= 5%. Tuy nhiên, chỉ tiêu này đôi khi cũng chưa phản ánh hết chất lượng tín dụng của một ngân hàng. Bởi vì bên cạnh những ngân hàng có được tỷ lệ nợ quá hạn hợp lý do đã thực hiện tốt các khâu trong qui trình tín dụng, còn có những ngân hàng có được tỷ lệ nợ quá hạn thấp thông qua việc cho vay đảo nợ, không chuyển nợ quá hạn theo đúng qui định,...

Tỷ lệ nợ quá hạn cho biết cứ trên 100 đồng dư nợ hiện hành có bao nhiêu đồng đã quá hạn, đây là một chỉ tiêu cơ bản cho thấy chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng. Chỉ tiêu này được tính theo công thức (1.1).

Dư nợ quá hạn doanh nghiệp

Tỷ lệ nợ quá hạn doanh nghiệp = --- x 100%(1.1)

+ Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu:

Tỷ lệ nợ xấu cho biết trong 100 đồng tổng dư nợ thì có bao nhiêu đồng là nợ xấu, chính vì vậy, tỷ lệ nợ xấu là một chỉ tiêu cơ bản đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng. Nợ xấu phản ánh khả năng thu hồi vốn khó khăn, vốn của ngân hàng lúc này không còn ở mức độ rủi ro thông thường nữa mà là nguy cơ mất vốn. Trong quá trình kinh doanh thì rủi ro là không tránh khỏi, nên ngân hàng thường cố gắng giảm tỷ lệ nợ xấu càng thấp càng tốt.

Chỉ tiêu này được tính theo công thức ( 1.2).

Dư nợ xấu doanh nghiệp

Tỷ lệ nợ xấu doanh nghiệp = --- x 100% (1.2) Tổng dư nợ doanh nghiệp

+ Mức độ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng

Dự phòng rủi ro là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. Dự phòng rủi ro được tính theo dư nợ gốc và hạch toán vào chi phí hoạt động của các tổ chức tín dụng. Tại Việt Nam, theo thông tư số 02/2013/TT-NHNN, dự phòng rủi ro bao gồm: dự phòng cụ thể và dự phòng chung.

Dự phòng chung là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất chưa xác định được trong quá trình phân loại nợ va trích lập dự phòng cụ thê và trong các trường hợp khó khăn vè tài chính của các tổ chức tín dụng khi chất lượng các khoản nợ suy giảm.

Dự phòng cụ thể là khoản tiền được trích lập trên cơ sở phân loại cụ thể các khoản nợ đã được phân loại để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra.

Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với các nhóm nợ quy định như sau: Nhóm 1: 0%

Nhóm 2: 5% Nhóm 3: 20%

Nhóm 4: 50% Nhóm 5: 100%

Riêng đối với các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý, tổ chức tín dụng trích lập dự phòng cụ thể theo khả năng tài chính của tổ chức tín dụng.

Mức độ trích lập dự phòng rủi ro trong cho vay doanh nghiệp càng cao càng chứng tỏ cho chất lượng cho vay doanh nghiệp không tốt.

+ Vòng quay vốn tín dụng doanh nghiệp

Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của ngân hàng, thời gian thu hồi nợ của ngân hàng là nhanh hay chậm. Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt, nó chứng tỏ nguồn vốn của ngân hàng đã luân chuyển nhanh, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh.

Doanh số thu nợ doanh nghiệp

Vòng quay vốn tín dụng DN= --- x 100% (1.3) Dư nợ doanh nghiệp

+ Tỷ lệ sinh lời của tín dụng đối với doanh nghiệp

Như đã trình bày, chất lượng tín dụng tốt không chỉ giúp doanh nghiệp kinh doanh có lãi mà còn cần đảm bảo cho Ngân hàng tồn tại và phát triển. Tức là Ngân hàng cũng phải thu được lợi nhuận, tổng thu lớn hơn tổng chi. Trong nền kinh tế thị trường mục đích cuối cùng của mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đều là lợi nhuận và Ngân hàng cũng vậy. Đánh giá chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp không thể bỏ qua việc tính toán và phân tích lợi nhuận thu được từ tín dụng với doanh nghiệp, tỷ lệ lợi nhuận từ tín dụng với doanh nghiệp trên tổng dư nợ tín dụng của doanh nghiệp. Đồng thời, tỷ lệ lợi nhuận đối với doanh nghiệp trên tổng lợi nhuận thu được của Ngân hàng càng cho thấy rõ vai trò của tín dụng doanh nghiệp trong hoạt động của Ngân hàng.

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh l ời của hoạt động tín dụng, cho biết số tiền lãi thu được trên 100 đồng dư nợ là bao nhiêu. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ

chất lượng tín dụng càng tốt. Chỉ tiêu này được tính theo công thức (1.4) Lãi từ tín dụng DN

Tỷ lệ sinh lời của tín dụng DN =--- x 100% (1.4) Tổng dư nợ tín dụng DN

+ Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn:

Chỉ tiêu này phản ánh mối tương quan giữa dư nợ cho vay và nguồn vốn huy động. Nếu tiền gửi ít hơn tiền vay thì ngân hàng phải tìm kiếm nguồn vốn có chi phí cao hơn, còn nếu tiền gửi nhiều hơn tiền cho vay thì ngân hàng sẽ rơi vào tình trạng thừa vốn. Do đó chỉ tiêu này chỉ mang tính tương đối giúp chúng ta so sánh khả năng cho vay và huy động của ngân hàng mà thôi.

Chỉ tiêu này được tính theo công thức (1.5).

Tổng dư nợ cho vay

Hiệu quả sử dụng vốn = --- x 100% (1.5) Tổng nguồn vốn huy động

Một phần của tài liệu 0255 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn VN chi nhánh huyện nho quan luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w