1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐÊN CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG
1.3.2 Nhân tố khách quan
1.3.2.1 Nhân tố thuộc về khách hàng
+ Năng lực tài chính của doanh nghiệp.
Năng lực tài chính của Doanh nghiệp thể hiện ở khối lượng vốn tự có, hệ số nợ, khả năng thanh toán (thanh toán nhanh và thanh toán hiện hành), khả năng sinh lãi. Năng lực tài chính không những ảnh hưởng đến bản thân doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của ngân hàng. Doanh nghiệp muốn vay vốn ngân hàng thì đòi hỏi phải có đủ năng lực tài chính để trả nợ. Mặt khác, khi đã vay được vốn của ngân hàng, nếu doanh nghiệp hoạt động không có hiệu quả sẽ không phát huy được nguồn vốn tín dụng của ngân hàng, đồng thời ảnh hưởng đến khả năng trả nợ cho ngân hàng. Do đó, ngân hàng cần đánh giá đúng tình hình tài chính cũng như khả năng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để đưa ra được quyết định cấp tín dụng đúng đắn, tránh được rủi ro đồng thời đem lại lợi nhuận cho ngân hàng.
+ Đạo đức của doanh nghiệp.
Nhiều doanh nghiệp mạo hiểm với kỳ vọng thu đuợc lợi nhuận cao, họ sẵn sàng dùng mọi thủ đoạn để lừa gạt ngân hàng làm cho ngân hàng không xác định đuợc chính xác về mục đích sử dụng vốn của doanh nghiệp, gây ra rủi ro cho ngân hàng trong việc thu hồi nợ. Hoặc có thể do yếu kém về quản trị, không ít doanh nghiệp lập báo cáo tài chính không minh bạch, cung cấp thông tin không chính xác, không trung thực cho ngân hàng. Điều này khiến cho ngân hàng khó khăn trong việc theo dõi tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, do vậy hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp có thể gặp rủi ro.
+ Phương án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vay vốn.
Dự án vay vốn có khả thi thì cán bộ Ngân hàng sử dựa vào đó để quyết định cho vay, quy mô tín dụng sẽ đuợc mở rộng. Đây còn là yếu tố ảnh huởng đến chất luợng món vay, quy mô tín dụng, ảnh huởng đến chất luợng tín dụng của Ngân hàng, bởi dự án có khả thi thì trong quá trình sản xuất kinh doanh mới thể sinh lãi và trả nợ cho Ngân hàng.
+ Trình độ quản lý, lao động của doanh nghiệp
Khi xem xét triển vọng kinh doanh của Doanh nghiệp cần xuất phát từ yếu tố con nguời. năng động trong kinh doanh, thay đổi chiến luợc khi môi truờng kinh doanh thay đổi, đội ngũ nhân viên có trình độ, kỹ thuật làm năng suất lao động tăng lên... đều sẽ làm tăng khả năng trả nợ cho Ngân hàng, chất luợng khoản vay đuợc đảm bảo.
1.3.2.2 Nhân tố thuộc về môi trường kinh tế
+ Môi trường kinh tế và các chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước
Môi truờng kinh tế phù hợp và phát triển có thể tạo ra thuận lợi cho hoạt động tín dụng. Một môi truờng kinh tế lành mạnh, các chủ thể tham gia có hiệu quả sẽ thúc đẩy mở rộng quy mô, chất luợng hoạt động tín dụng đuợc nâng lên không ngừng.
Trong điều kiện nước ta hiện nay, vai trò can thiệp điều tiết của chính phủ tạo môi trường kinh tế lớn cho nó trực tiếp hay gián tiếp tác động tới các Doanh nghiệp vay vốn Ngân hàng, nó ảnh hưởng tới quá trình sản xuất và ảnh hưởng tới việc trả nợ. Do đó, Ngân hàng muốn nâng cao chất lượng tín dụng thì công việc không thể không làm tốt là công tác dự báo và khả năng thích nghi nhanh với những sự biến động của chính sách vĩ mô.
+ Môi trường pháp lý.
Pháp lý là một bộ phận không thể thiếu của nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước. Không có pháp luật hoặc pháp luật không phù hợp với những yêu cầu phát triển của nền kinh tế thì mọi hoạt động của nền kinh tế không thể trôi chảy được. Pháp luật có nhiệm vụ tạo lập môi trư ng pháp lý cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh tiến hành thuận lợi và đạt hiệu quả kinh tế cao, là cơ sở để giải quyết khiếu nại khi có tranh chấp xảy ra. Môi trư ng pháp lý cho hoạt động tín dụng của ngân hàng nói riêng và cho hoạt động của các doanh nghiệp trong nền kinh tế nói chung là một nhân tố rất quan trọng ảnh hưởng tới khả năng phát sinh nợ quá hạn. Hệ thống pháp luật quốc gia với các bộ luật và văn bản dưới luật chưa được đầy đủ, đồng bộ, hợp lý sẽ không đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các hoạt động kinh tế, là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến rủi ro trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, gây nên các khoản nợ quá hạn cho ngân hàng. Như vậy, pháp luật có vị trí hết sức quan trọng đối với hoạt động ngân hàng.
+ Môi trường chính trị - xã hội.
Môi trường Chính trị - Xã hội ổn định là một nhân tố quan trọng thúc đẩy hoạt động đầu tư và Ngân hàng cũng có thể mạnh dạn tăng cường đáp ứng nhu cầu vốn đó. Còn đối với Doanh nghiệp thì có điều kiện sản xuất kinh doanh lâu dài và ổn định, hiệu quả kinh doanh không ngừng tăng lên.
dung. Việc nâng cao chất lượng tín dụng là mục tiêu mà bất cứ ngân hàng nào
cũng phải hướng đến. Nhưng, thực hiện mục tiêu này lại phụ thuộc vào các yếu tố chủ quan và khách quan.Vì thế, để nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế rủi ro có thể xảy ra, ngân hàng phải cân đối nguồn vốn huy động với dư nợ cho vay, mặt khác phải tuân thủ chặt chẽ cơ chế tín dụng của ngân hàng cũng như việc phân tích, thẩm định trước khi quyết định cho vay, và cho vay
với mục đích an toàn và hiệu quả.