Một số công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt điển hình tại Việt Nam

Một phần của tài liệu ĐỒ ÁN TIẾN hoàn chỉnh (Trang 33 - 37)

CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI

2.3. Một số công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt điển hình tại Việt Nam

2.3.1. Trạm xử lý nước thải sinh hoạt công suất 9000m3/ngày, Sơn Trà – ĐN

Hình 2.3 Sơ đồ công nghệ mương Oxy hóa

Thuyết minh công nghệ

Tiền xử lý:

1- Song chắn rác: nước thải đi qua song chắn rác loại bỏ các vật chất vô vơ có khích thước lớn. Mục đích ngăn cản việc các công trình phía sau bị hư hại do rác.

2- Bể tiếp nhận: có nhiệm vụ điều hòa lượng nước trước khi đi vào mương oxi hóa, định hướng dòng chảy và điều chỉnh vận tốc nước đi vào mương oxi hóa.

Xử lý sinh học:

3- Mương oxi hóa: sử dụng duy nhất một bể để oxi hoá sinh học các chất ô nhiễm hữu cơ. Cơ cấu hoạt động của mương là khép kín các công đoạn xử lý ba trong một: kỵ, thiếu và hiếu khí. Nước thải được bơm lên bể trộn vi sinh selector. Các quạt hướng dòng sẽ đẩy nước thải qua các vùng thiếu khí, hiếu khí, thiếu khí và kỵ khí rồi tuần hoàn lại chu trình xử lý nước thải.

4- Bể lắng ngang: nước từ bể kị khí, chảy tràn qua bể lắng ngang tăng cường tấm lắng lamenla. Nước sau bể lắng đạt độ trong như quy định sẽ chảy tràn qua bể khử trùng.

8- Máy thổi khí: nhiệm vụ cấp khí cho mương oxi hóa

Giai đoạn khử trùng:

5- Bể khử trùng: nước trong từ bể lắng chảy sang bể khử trùng được dẫn dòng qua các ngăn tiếp xúc của bể, tại đây nước thải sẽ được hòa trộn hóa chất khử trùng loại bỏ các vi sinh vật gây bệnh. Nước thải sau khi đi qua bể khử trùng được đưa vào nguồn tiếp nhận.

9- Bể hóa chất: Pha hóa chất và định lượng hóa chất đưa vào bể khử trùng.

Xử lý bùn:

6- Bể chứa bùn: bùn thu từ bể lắng và mương oxi hóa được đưa vào bể chứa bùn, tại đây bùn được cô đặc nhằm giảm thể tích. Nước thải từ bể chứa bùn được tuần hoàn lại bể tiếp nhận.

2.3.2. Hệ thống xử lý nước thải Công ty XNK Thủy Sản Nam Hà Tĩnh - Nâng cấp từ công suất 150 m3/ngày lên 200 m3/ngày công suất 150 m3/ngày lên 200 m3/ngày

Hình 2.4 Sơ đồ công nghệ XLNT Công ty XNK Thủy Sản Nam Hà Tĩnh

Thuyết minh công nghệ

Nước thải được xử lý theo kỹ thuật “Màng vi sinh di động” với hiệu quả cao, đạt các tiêu chuẩn qui định. Nước thải được xử lý bằng phương pháp vi sinh tại bể xử lý hiếu khí.

Hệ thống xử lý nước bao gồm tổ hợp công nghệ sau:

Nước thải sản xuất được thu gom sau đó dẫn qua SCR thô vào hố thu gom nước thải sau đó nước thải tự chảy sang bể điều hòa nhằm ổn định lưu lượng nước thải đầu vào. Trong bể điều hòa có lắp hệ thống sục khí để xáo trộn đều nhằm tránh hiện tượng lắng cặn trong bể. Sau đó nước thải được bơm đến SCRM để loại bỏ lượng chất thải rắn có kích thước nhỏ hơn còn lại trước khi dẫn sang bể tách mỡ. Tại bể tách mỡ nước thải được tách các váng mỡ có trong nước thải để tăng hiệu quả xử lý cho các công trình đơn vị phía sau và tránh làm tắt đường ống trong hệ thống xử lý. Phần váng mỡ sau khi gạn lọc được vớt bỏ cùng với chất thải rắn đã lược bỏ sau khi qua SCR thô và SCR mịn. Nước thải sau đó chảy sang bể trung gian nhằm ổn định dòng chảy trước khi chảy qua bể tuyển nổi. Tại bể trung gian, nước thải được bơm bằng 2 bơm trục ngang lên bể keo tụ, đồng thời bổ sung hóa chất để điều chỉnh pH đồng thời châm thêm chất keo tụ PAC trên đường ống thông

qua thiết bị phối trộn tĩnh. Nước thải từ bể keo tụ chảy sang bể tạo bông, trong bể này sử dụng thiết bị khuấy trộn cơ khí (hệ thống cánh khuấy) nhằm tăng hiệu quả của quá trình tạo bông.

Sau quá trình này nước thải tự chảy sang bể tuyển nổi. Khí nén hòa tan được cung cấp nhằm tăng hiệu quả tuyển nổi các bông cặn có trọng lượng nhỏ và tiến hành thu váng nổi trên mặt bằng hệ thống cào di động.

Nước trong sau quá trình tuyển nổi tự chảy sang hai bể bùn hoạt tính hiếu khí để tiếp tục xử lý các chất hữu cơ có trong nước thải. Tại đây khí oxy được cung cấp vào bể thông qua hai máy thổi khí làm việc luân phiên để vi sinh vật có thể hoạt động và phát triển sinh khối. Sau khi được xử lý tại bể bùn hoạt tính hiếu khí nước tự chảy vào bể lắng đứng thông qua ống dẫn nước thải vào ống trung tâm. Bể lắng có nhiệm vụ lắng bùn vi sinh đã sinh ra trong quá trình xử lý hiếu khí trong bể bùn hoạt tính hiếu khí bằng phương pháp trọng lực. Nước sau khi lắng tự chảy vào bể tiếp xúc. Tại đây dung dịch NaOCl được bơm định lượng vào để khử trùng nước, loại bỏ vi sinh vật gây bệnh trước khi xả ra môi trường. Nước thải sau xử lý đạt theo QCVN 11:2008, Cột B.

Phần bùn sau khi lắng được thanh gạt bùn tập trung vào ngăn chứa bùn, theo định kỳ bơm hút bùn bơm vào bể chứa bùn. Một phần bùn được bơm tuần hoàn trở về bể bùn hoạt tính hiếu khí để tiếp tục quy trình xử lý. Bể chứa bùn giữ lại lượng bùn từ bể lắng, bể tuyển nổi và một số cặn trong quá trình súc rửa bể. Tại bể chứa bùn xảy ra quá trình nén bùn và lượng nước sau khi lắng được đưa về bể điều hòa tiếp tục xử lý, phần bùn sau khi nén được xe hút bùn định kỳ hút vận chuyển đến bãi chôn lấp vệ sinh.

CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT CHO CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG ĐỒNG BÀNH

Một phần của tài liệu ĐỒ ÁN TIẾN hoàn chỉnh (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)