Xuất quy trình công nghệ xử lý

Một phần của tài liệu ĐỒ ÁN TIẾN hoàn chỉnh (Trang 40 - 45)

CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI

3.2. xuất quy trình công nghệ xử lý

Dựa trên số liệu lưu lượng thành phần của nước thải đầu vào xử lý, mặt bằng hệ thống xử lý của công ty, các hệ thống xử lý được sử dụng phổ biến hiện nay và yêu cầu chất lượng nước thải sau xử lý, tác giả đề xuất 2 sơ đồ công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt của công ty cổ phần xi măng Đồng Bành như sau :

3.2.1. Phương án 1

a. Sơ đồ quy trình, công nghệ

Đường nước

Đường khí Đường bùn

Hình 3.2: Sơ đồ công nghệ phương án 1

b. Thuyết minh sơ đồ công nghệ phương án 1

Nước thải đầu vào được chảy qua song chắn rác để loại bỏ rác thải có kích thước lớn, sau đó thu gom về hố thu trong khu xử lý nước thải trước khi đi qua các hệ xử lý phía sau. Hố thu có tác dụng lưu trữ nước thải và được vận chuyển sang bể điều hòa bằng bơm chìm tự động. Bên cạnh đó hố thu còn được thiết kế với thời gian lưu dài đủ để kết hợp xử lý mỡ, dầu nổi lên mặt nước. Lớp dầu mỡ sẽ tích tụ dần dần và tạo lớp váng trên bề mặt nước, định kỳ chúng ta xả van để loại bỏ lớp dầu mỡ.

Bùn thải Bể chứa bùn Song chắn rác Hố thu Bể điều hòa Nguồn tiếp nhận

(Mương thoát nước của khu vực) Bể khử trùng Máy thổi khí Bể anoxic Bể lắng Máy ép bùn Bùn tuần hoàn Bể aerotank

Bể điều hòa

Bể điều hòa có tác dụng điều hòa lưu lượng cũng như nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải đầu vào, đồng thời có chức năng lưu trữ nước thải. Nước thải tại bể điều hòa được bơm bằng 02 máy bơm chạy luân phiên nhau theo thời gian và phao mức lên thiết bị đo lưu lượng V-notch chảy về bồn trung hòa.

Bể thiếu khí (Bể anoxic)

Tại bể thiếu khí (bể khử nitrat) được thiết kế hệ bơm nội tuần hoàn từ ngăn 3 về ngăn 1 nhằm tăng khả năng xử lý chất ô nhiễm, ngăn thứ 2 kết hợp với kỹ thuật xử lý bằng đệm vi sinh dạng cầu D=150mm cố định nhằm tăng cường khả năng xử lý và hiệu quả tiếp xúc của nước thải với vi sinh. Quá trình phản ứng như sau: các cơ chất BOD và NO3- được loại bỏ thông qua phản ứng khử nitrat

(4/100)C10H19NO3 + (25/100)O2 + (1/100)NH4 + (1/100)HCO3- + (16/100)CO2 + (23/100)H2O + (5/100)C5H7NO2

Sau bể thiếu khí nitrat (NO3-) được loại bỏ đến 70%; COD được loại bỏ khoảng 90%, amoni (NH4+) không được xử lý tiếp tục đi qua bể xử lý hiếu khí (oxic) phía sau.

Nước từ bể thiếu khí được tự chảy sang bể hiếu khí.

Bể hiếu khí (Bể aerotank)

Bể hiếu khí được chia làm 2 ngăn, sử dụng công nghệ xử lý MBBR - đệm vi sinh phân tán kích thước DxH=25*15mm.

Công nghệ xử lý nước thải MBBR (Moving bed bioreactor) là công nghệ bùn hoạt tính áp dụng kỹ thuật vi sinh bám dính trên lớp vật liệu mang di chuyển. Do dùng vật liệu mang vi sinh nên mật độ vi sinh trong bể xử lý cao hơn so với kỹ thuật bùn hoạt tính phân tán. Quá trình xử lý sử dụng các loại vi sinh vật bám dính, tuy nhiên giá thể vi sinh được sử dụng trong công nghệ này là giá thể đệm di dộng có diện tích bề mặt riêng rất lớn, do chúng luôn chuyển động trong bể nên đã tận dụng được tối đa diện tích bề mặt của giá thể vi sinh, do đó mật độ sinh vật trong công trình xử lý MBBR rất lớn, bên cạnh đó việc giá thể chuyển động làm tăng khả năng hòa tan oxi vào nước, điều này khiến hiệu quả xử lý theo công nghệ này cao hơn nhiều so với những công nghệ truyền thống khác.

Trong bể hiếu khí dính bám MBBR, hệ thống cấp khí được cung cấp để tạo điều kiện cho vi sinh vật hiếu khí sinh trưởng và phát triển. Đồng thời quá trình cấp khí phải đảm bảo được các vật liệu luôn ở trạng thái lơ lửng và chuyển động xáo trộn liên tục trong suốt

quá trình phản ứng. Vi sinh vật có khả năng phân giải các hợp chất hữu cơ sẽ dính bám và phát triển trên bề mặt các vật liệu. Các vi sinh vật hiếu khí sẽ chuyển hóa các chất hữu cơ trong nươc thải để phát triển thành sinh khối. Quần thể vi sinh sẽ phát triển và dày lên rất nhanh chóng cùng với sự suy giảm các chất hữu cơ trong nước thải.

Ngoài nhiệm vụ xử lý các hợp chất hữu cơ trong nước thải, thì trong bể sinh học hiếu khí dính bám lơ lửng còn xảy ra quá trình Nitritrat hóa và Denitrate, giúp loại bỏ các hợp chất nito, photpho trong nước thải…Vi sinh vật bám trên bề mặt vật liệu lọc gồm 3 loại: lớp ngoài cùng là vi sinh vật hiếu khí, tiếp là lớp vi sinh vật thiếu khí, lớp trong cùng là vi sinh vật kị khí. Trong nước thải sinh hoạt, nitơ chủ yếu tồn tại dạng amoniac, hợp chất nitơ hữu cơ. Vi sinh vật hiếu khí sẽ chuyển hóa hợp chất nitơ về dạng nitrit, nitrat. Tiếp tục vi sinh vật thiếu khí và kị khí sẽ sử dụng các hợp chất hữu cơ trong nước thải làm chất oxy hóa để khử nitrat, nitrit về dạng khí N2 bay lên. Mặt khác quá trình nitơ một phần còn được thực hiện tại bể lắng sinh học. Vì vậy hiệu quả xử lý hợp chất nitơ, photpho trong nước thải của công nghệ này rất tốt, hiệu quả cao.

Cơ chế xử lý bao gồm:

Lớp vi sinh dính bám trên mặt lớp vật liệu sẽ thực hiện quá trình oxi hóa do sự thâm nhập của oxi hòa tan vào mạnh, cụ thể các hợp chất hữu cơ dễ phân hủy bằng vi sinh như BOD được oxi hóa thành sản phẩm là H2O, CO2 và amoni được oxi hóa một phần thành nitrat (NO3-) thông qua quá trình lên men hiếu khí của vi sinh dính bám trong điều kiện oxi hòa tan (yêu cầu DO > 2mg/l) cho quá trình oxi hóa được cấp bằng 2 máy thổi khí chạy luân phiên nhau bằng timer. Nước sau xử lý tự chảy sang bể lắng.

Bể lắng

Từ bể hiếu khí, hỗn hợp nước và vi sinh (vi sinh bị bong ra từ bề mặt vật liệu mang vi sinh) đi qua bể lắng nhằm tách loại vi sinh ra khỏi nước. Một phần bùn và vi sinh được tuần hoàn về bể thiếu khí và hiếu khí. Phần bùn dư bơm định kỳ về bể chứa bùn và sân phơi bùn để xử lý. Bùn khô nếu là bùn thải nguy hại sẽ được chuyển giao cho đơn vị có chức năng xử lý CTNH, nếu là bùn thải thông thường sẽ xử lý như chất thải thông thường. Nước trong sau tách vi sinh được thu gom sang bể khử trùng.

Bể khử trùng

Nước thải từ bể lắng chảy về bể khử trùng được trộn với Javel. Javel được cấp vào bể thông qua hệ bơm định lượng. Vi sinh gây bệnh trong nước được tiêu diệt.

Nước thải sau khi xử lý đạt cột A, QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt.

Cuối cùng nước thải sau khi khử trùng được xả thải ra hệ thống thoát nước thải của thành phố tại 01 điểm xả phía Đông Bắc khu vực dự án. Nguồn tiếp nhận nước thải của dự án sau đó là mương thoát nước của khu vực.

3.2.2. Phương án 2

a. Sơ đồ, quy trình công nghệ 2

Đường nước

Đường khí

Đường bùn

Hình 3.3: Sơ đồ công nghệ phương án 2

Máy ép bùn Bể điều hòa Hố thu Bể khử trùng Máy thổi khí Bể SBR Bể lọc áp lực Bể chứa bùn Song chắn rác Nguồn tiếp nhận

b. Thuyết minh sơ đồ công nghệ phương án 2

Nước thải sinh hoạt của công ty sẽ theo hệ thống đường ống chảy qua song chắn rác để tách các tạp chất thô có kích thước lớn trôi nổi trong nước như giấy, rau, cỏ, rác… rồi chảy đến bể tiếp nhận thu gom tập trung, nhằm đảm bảo cho bơm, công trình và thiết bị phía sau hoạt động ổn định.

Nước thải sau đó sẽ được chảy qua bể điều hòa để điều hòa lưu lượng và nồng độ, tránh quá tải. Bên trong bể có lắp hệ thống sục để tránh hiện tượng phân giải yếm khí diễn ra.

Tiếp theo nước từ bể điều hòa chảy qua bể SBR là bể xử lý nước thải theo phương pháp sinh học hiếu khí dạng mẻ luân phiên nhau. Bể SBR có nhiệm vụ xử lý các hợp chất hữu cơ còn lại trong nước thải. Tại bể SBR nước thải được hòa trộn với bùn hoạt tính, tại đây các chất ô nhiễm sinh học bị phân hủy nhờ các phản ứng sinh hóa, sinh khối tổng hợp BOD và Nito hữu cơ. Sau khi oxy hóa sinh học xảy ra, bùn được lắng và nước nổi trên bề mặt tạo lớp màng phân cách bùn với nước đặc trưng. Nước nổi trên bề mặt sau một thời gian lắng sẽ được tháo ra khỏi bể mà không có bùn cặn. Lượng bùn hoạt tính dư sẽ được xả ra ngoài đưa ra bể chứa bùn và được xử lý định kỳ.

Nước thải sau xử lý sẽ được đưa qua bể khử trùng, tại đây nước thải được châm dung dịch NaOCl vơi liều lượng nhất định để tiệt trùng nước thải trước khi được xả thải ra ngoài môi trường.

Sau khi qua quá trình xử lý cuối cùng, nước thải đảm bảo đạt tiêu chuẩn QCVN 14:2008/BTNMT cột A xả ra môi trường tiếp nhận.

Một phần của tài liệu ĐỒ ÁN TIẾN hoàn chỉnh (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)