Tình hình nợ xấu, nợ quá hạn

Một phần của tài liệu 0285 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTM CP bắc á chi nhánh hà thành luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 75 - 82)

Một Ngân hàng có tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu càng cao thì sẽ có nguy cơ mất vốn càng cao, làm giảm lợi nhuận của Ngân hàng, thể hiện Ngân hàng đó đang có một sức khỏe yếu, và tất nhiên cũng thể hiện rõ chất lượng tín dụng là thấp. Để xem xét chính xác về chất lượng tín dụng của một NHTM, người ta thường quan tâm nhiều đến tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng đó. Tình hình nợ xấu, nợ quá hạn tại BAC A BANK Hà Thành thời gian vừa qua được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 2.10: Nợ quá hạn, nợ xấu tại BAC A BANK Hà Thành

giai đoạn 2012-2014

2013 Nợ xấu 13.7 3 20.6 7 25.2 7

Nhìn vào bảng số liệu trên, có thể thấy chỉ tiêu nợ xấu luôn thấp hơn nợ quá hạn, và cả hai chỉ tiêu này đều đang có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2012, nợ quá hạn của toàn chi nhánh là 23.58 tỷ đồng, chiếm 3.21% tổng dư nợ, đến năm 2013, tỷ lệ nợ quá hạn tăng lên chiếm 3.34 % tổng dư nợ, tương đương với số dư nợ quá hạn là 28.18 tỷ đồng, năm 2014 cũng không mấy khả quan hơn khi nợ quá hạn lại tăng lên mức 37.12 tỷ đổng, tương đương tỷ lệ 3.79% trên tổng dư nợ. Về nợ xấu, năm 2012, toàn chi nhánh chỉ có 13.73 tỷ đồng nợ xấu, chiếm 1.87% tổng dư nợ, tuy nhiên, sang đến năm 2014, số dư nợ xấu đã tăng 11.54 tỷ đồng, nâng mức nợ xấu lên 25.27 tỷ đồng, chiếm 2.58% tổng dư nợ. Mặc dù chỉ tiêu nợ quá hạn, nợ xấu của BAC A BANK Hà Thành tăng lên cả về số tương đối và số tuyệt đối nhưng có thể thấy nó vẫn nằm ở một mức an toàn cho phép, tuy nhiên, nếu không có các biện pháp giải quyết, xử lý thu hồi nợ kịp thời thì với tốc độ tăng này, tình hình nợ quá hạn, nợ xấu của chi nhánh có thể vượt ngoài tầm kiểm soát và vượt khỏi mức an toàn trên, gây ra những khó khăn và rủi ro lớn cho Ngân hàng.

Việc tăng số dư nợ quá hạn và nợ xấu về giá trị tuyệt đối có thể giải thích bởi việc dư nợ của chi nhánh luôn tăng đều qua các năm do quy mô cho vay ngày càng mở rộng. Mặt khác, nền kinh tế thời gian này đang có nhiều khó khăn nên các khách hàng vay vốn là doanh nghiệp đều gặp phải khó khăn trong sản xuất kinh doanh, hàng hóa tồn đọng, giá cả đầu vào tăng cao khi đầu ra thì chưa kịp tăng và cũng khó có thể tăng do khách hàng cũng giảm sút, lợi nhuận của doanh nghiệp giảm khiến cho việc trả lãi vay cho Ngân hàng bị gián đoạn hoặc mất hẳn khả năng trả nợ, về phía khách hàng cá nhân thì những khách hàng nào có tham gia vào lĩnh vực đầu tư bất động sản, vay vốn để mua đất kinh doanh cũng gặp khó khăn do thị trường bất động sản đóng băng, giá nhà đất giảm sút, thanh khoản không có. Bên cạnh những nguyên nhân khách quan do tác động tiêu cực của sức khỏe nền kinh tế, thì những nguyên nhân chủ quan từ phía Ngân hàng cũng nên được nhìn nhận một cách đúng đắn để khắc phục, hạn chế tình hình nợ xấu tại chi nhánh. Các nguyên nhân chủ quan đó có thể là do chi nhánh chỉ tập trung vào việc mở rộng tín dụng mà khá lỏng lẻo về khâu thẩm định, xét duyệt và kiểm tra sau vay, các cán bộ tín dụng còn chưa được đào tạo bài bản, có hệ thống, chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao trong công việc, thêm vào đó là việc chồng chéo các loại quy chế cho vay dẫn đến thiếu nền tảng pháp lý cho hoạt động tín dụng... Do đó, BAC A BANK Hà Thành trong thời gian tới cần phải xem xét chặt chẽ hơn nữa các hạn chế và nguyên nhân, đưa ra những giải pháp hiệu quả để vừa đảm bảo tăng trưởng tín dụng vừa đảm bảo được chất lượng tín dụng, tăng hiệu quả cũng như an toàn cho đồng vốn cho Ngân hàng (sẽ đề cập cụ thể ở phần hạn chế, nguyên nhân và giải pháp).

Để làm rõ hơn nguồn gốc của nợ quá hạn, nợ xấu tại BAC A BANK Hà Thành, chúng ta sẽ phân chia nợ xấu thành các tiêu chí sau để xem xét:

- Phân theo kì hạn vay

Bảng 2.11: Nợ xấu theo thời hạn cho vay tại BAC A BANK Hà Thành

giai đoạn 2012-2014

Tỷ trọng (%) % % % Trung, dài hạn 2.99 7.83 10.5 3 Tỷ trọng (%) 21.75 % 37.87 % 41.66 %

+/- % +/- % Nợ xấu 13. 7 20. 7 25. 3 6.9 50.5 % 4 6 22.2% Cá nhân 9. 2 13. 0 13. 8 3.7 40.4 % 0. 8 6.5% Tỷ trọng 67.3 % 62.8 % 54.7 % - - - - Doanh nghiệp 4. 5 7.7 11. 4 3. 2 71.2 % 3. 8 48.9% Tỷ trọng 32.7 % 37.2 % 45.3 % - - - -

(Nguồn: Báo cáo tỉn dụng của BACABANK Hà Thành năm 2012-2014)

65

Dễ dàng thấy trong tổng số dư nợ xấu tại chi nhánh thì nợ xấu xuất phát từ những khoản vay ngắn hạn chiếm phần lớn, năm 2012 chiếm 78.25%, năm 2013 là 62.13%, năm 2014 là 58.34%, điều này là tất yếu bởi dư nợ ngắn hạn tại BAC A BANK Hà Thành luôn chiếm một tỷ trọng rất cao trong tổng dư nợ (trung bình trên 80%), xu hướng giảm xuống của tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn cũng có thể giải thích bằng sự giảm xuống trong tỷ lệ cho vay ngắn hạn của chi nhánh. Tương tự, tỷ lệ nợ xấu trung, dài hạn chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ do dư nợ cho vay trung, dài hạn của chi nhánh là ít, nhưng lại có chiều hướng tăng lên do chi nhánh đang có sự dịch chuyển cơ cấu cho vay theo hướng giảm tỷ trọng cho vay ngắn hạn và tăng tỷ trọng cho vay trung, dài hạn.

- Phân theo đối tượng khách hàng

Bảng 2.12: Nợ xấu theo đối tượng cho vay tại BAC A BANK Hà Thành giai đoạn 2012-2014

các khoản cho vay doanh nghiệp. Năm 2012, nợ xấu khu vực cá nhân là 9.2 tỷ đồng, chiếm 67.3% tổng nợ xấu của toàn chi nhánh, năm 2013, nợ xấu cá nhân tăng lên mức 13 tỷ đồng, chiếm 62.8% nợ xấu và đến năm 2014, tỷ lệ này giảm xuống còn 54.7%, nợ xấu cá nhân dừng ở mức 13.8 tỷ đồng. Điều này là do trong cơ cấu cho vay của BAC A BANK Hà Thành, dư nợ cá nhân vẫn chiếm phần lớn so với dư nợ doanh nghiệp. Với chỉ tiêu nợ xấu doanh nghiệp, năm 2012, nợ xấu khu vực này chỉ có 4.5 tỷ đồng, chiếm 32.7% tổng nợ xấu, tuy nhiên qua thời gian, đến năm 2014 thì con số này đã lên mức 11.4 tỷ đồng, tương đương với 45.3% tổng nợ xấu của toàn chi nhánh. Tỷ lệ dư nợ xấu cá nhân có xu hướng giảm và dư nợ xấu doanh nghiệp có xu hướng tăng, tương đồng với sự chuyển dịch cơ cấu cho vay của chi nhánh trong giai đoạn vừa qua, tăng cho vay với doanh nghiệp và giảm dư nợ cho vay với khách hàng cá nhân.

Biểu đồ 2.7: Tỷ lệ nợ xấu theo đối tượng cho vay tại BAC A BANK Hà Thành giai đoạn 2012-2014

Nhìn vào biểu đồ trên, có thể thấy rõ ràng sự dịch chuyển cơ cấu nợ xấu, tỷ trọng nợ xấu cá nhân giảm dần và nợ xấu doanh nghiệp tăng dần. Đây là một điều không tốt cho Ngân hàng, khi mà nợ xấu của doanh nghiệp thường sẽ khó phát hiện hơn so với cá nhân do khách hàng doanh nghiệp có thể lấy lý do đối tác trả chậm, điều kiện thời tiết hay một vài lý do chậm trễ xuất hàng, trả tiền hàng để trì hoãn việc trả nợ hàng tháng mà ít bị để ý đến khả năng thanh toán thực sự gặp vấn đề, các khoản cho vay doanh nghiệp thường có giá trị lớn, tài sản đảm bảo có thể là hàng hóa, máy móc thiết bị, các bất động sản của bên thứ 3, do đó tính thanh khoản không cao, dễ gặp khó khăn nếu phải thanh lý để thu hồi nợ,....Do đó, mặc dù cần tăng tỷ trọng cho vay doanh nghiệp để tận dụng tối đa các cơ hội bán chéo sản phẩm và dịch vụ khác, tăng thu nhập cho Ngân hàng, nhưng cũng cần phải để ý đến các khâu quan trọng trong quá trình cho vay nhằm đảm bảo chất lượng tín dụng cho Ngân hàng, tránh những rủi ro không đáng có.

Một phần của tài liệu 0285 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTM CP bắc á chi nhánh hà thành luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 75 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(124 trang)
w