Lĩnh vực trồng trọt

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình phát triển nông nghiệp Phú yên giai đoạn 2001- 2010 theo các nguyên tắc phát triển bền vững (Trang 29 - 31)

- Hàng năm, ngành Nông nghiệp đã áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới trong thâm canh cây trồng, từng bước xây dựng các mô hình sản xuất có hiệu quả điển hình như: sạ lúa theo hàng bằng nông cụ sạ hàng, sản xuất lúa chất lượng cao, trồng mía thâm canh đạt năng suất trên 80tấn/ha, mô hình thâm canh cây điều ghép cao sản, trồng rau chất lượng cao, thâm canh cây bắp lai, luân canh lúa - đậu xanh - lúa, trồng tre lấy măng làm thực phẩm, trồng cây phân tán, trồng keo xen điều, trồng hỗn hợp keo lai và dó trầm, keo lai vô tính, trồng cây đặc sản như: dó trầm dưới tán rừng, nuôi trồng sa nhân dưới tán rừng.v.v.

- Hỗ trợ một phần kinh phí về con giống, cây giống cùng với việc xây dựng các mô hình trình diễn đã đem lại một số hiệu quả kinh tế nhất định, Ngoài ra hỗ trợ cho các địa phương 440 nông cụ sạ hàng, đến nay diện tích áp dụng công cụ sạ hàng khoảng 15.000 ha/vụ (chiếm 60-65% diện tích) và 18 máy gặt xếp dãy, máy gặt đập liên hợp cho các huyện Đồng Xuân, Tuy An, Phú Hoà, Tây Hoà. Các nông cụ trên đang được phát huy tác dụng tốt nhằm giảm bớt căng thẳng về lao động trong khâu thu hoạch lúa, hạ giá thành sản phẩm...

- Từ nguồn vốn Khoa học-Công nghệ các đề tài tiêu biểu đã thực hiện gồm: Điều tra, thu nhập, khảo nghiệm tuyển chọ các giống điều ưu tú bằng phương pháp ghép đã tuyển chọn được các dòng điều PN1, GL, MH, DH ...hiện còn các vườn điều đầu dòng tại Trung tâm giống và Kỹ thuật cây trồng là nguồn cung cấp vật liệu cho việc sản xuất giống cây điều ghép cung cấp cho nhu cầu trồng điều trên địa bàn tỉnh Phú Yên. Xây dựng mô hình tưới nước nước bằng phương pháp lấy nước ngầm để nâng cao năng suất mía tại các vùng nguyên liệu, làm cơ sở cho việc khuyến cáo nông dân thâm canh tăng năng suất mía có tưới nước bổ sung. Xây dựng mô hình ứng dụng KHCN phục vụ phát triển kinh tế xã hội tại xã miền núi Eatrol, huyện Sông Hinh, trong đó mô hình thâm canh cây lúa nước giống LN93-1, mang lại hiệu quả và được nông dân vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc duy trì và nhân rộng hàng năm tạo nguồn lương thực tại chỗ cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

- Sử dụng ong ký sinh chuyên tính để phòng trừ bọ dừa tại Phú Yên. Tuy hiệu quả chưa được rõ nét song đã có kết luận thực tiễn việc nhân nuôi ong ký sinh chuyên tính tại Phú Yên là đạt kết quả khá.

- Áp dụng chương trình 3 giảm, 3 tăng giúp nông dân nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa trên địa bàn tỉnh Phú Yên. Đến nay ước khoảng 50%

diện tích trồng lúa được nông dân áp dụng chương trình 3 giảm 3 tăng và khảng

định một tiến bộ KHKT trong sản xuất và có thể áp dụng hầu hết diện tích lúa.

- Xây dựng các mô hình sản xuất Rau an toàn theo hướng GAP tại vùng rau trọng điểm Bình Ngọc, thành phố Tuy Hòa: Hiện mô hình đang được duy trì triển khai thực hiện trên quy mô 20 ha, cung ứng một phần sản phẩm RAT cho tiêu thụ tại Siêu thị CO-OP Mart; 20 ha sản xuất cây dược liệu an toàn cung cấp nguyên liệu sạch cho sản xuất dược liệu tại Trạm nguyên liệu dược Miền Trung

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình phát triển nông nghiệp Phú yên giai đoạn 2001- 2010 theo các nguyên tắc phát triển bền vững (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w