CỦA VIỆT NAM VÀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH THANH HÓA
3.1.1. Định hướng về hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu của ViệtNam Nam
Hòa chung với xu thế chung của thời đại, Đảng và Nhà nước ta đang ngày càng coi trọng hoạt động kinh tế đối ngoại. Định hướng cơ bản của công tác xuất nhập khẩu trong 10 năm tới, theo chỉ thị số 22/2000/CT-TTg của thủ tướng Chính phủ là: "Nỗ lực gia tăng tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu, chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, gia tăng sản phẩm chế biến và chế tạo sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao và chất xám cao, thúc đẩy xuất khẩu dịch vụ về nhập khẩu chú trọng về công nghệ phục vụ sản xuất nhất là công nghệ tiên tiến, bảo đảm cán cân thương mại ở mức hợp lý, mở rộng và đa dạng hóa thị trường, phương thức kinh doanh hội nhập thắng lợi vào kinh tế khu vực và thế giới. Chớp thời cơ thuận lợi tạo ra sự phát triển đột biến, nhanh chóng rút ngắn khoảng cách giữa kinh tế nước ta và kinh tế các nước khác trong khu vực".
Để đạt được mục tiêu trên, Đảng và Nhà nước chủ trương thực hiện các giải pháp sau:
Xây dựng chính sách thích hợp hỗ trợ xuất khẩu với một số hàng hóa chủ lực như: dệt may, giày dép, hàng thủ công mỹ nghệ, và đặc biệt là nhóm hàng nông sản, có chính sách khuyến khích hỗ trợ nâng cao chất lượng hàng hóa dịch vụ, hạ giá thành sản phẩm cung ứng, có chính sách ưu đãi đối với
76
Tổ chức tốt nguồn hàng phục vụ xuất khẩu nhất là những mặt hàng có sức cạnh tranh cao, thu hút nhiều lao động, sử dụng nhiều nguyên vật liệu trong nước.
Tiếp tục hoàn thiện luật thuế GTGT và thuế xuất khẩu về cả thuế suất và thủ tục thu thuế, miễn hoàn thuế.
Tạo điều kiện thuận lợi nhất, khuyến khích các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế phát triển kinh doanh các ngành hàng xuất khẩu dịch vụ.
3.1.2. Định hướng về hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu của chinhánh nhánh
Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Thanh Hóa
Năm 2013 cũng như những năm tiếp theo, nền kinh tế trong nước được dự báo sẽ còn gặp nhiều khó khăn, khả năng tăng trưởng thấp, tác động của chính sách thắt chặt tín dụng sẽ vẫn ảnh hưởng tới hoạt động của các doanh nghiệp. Mặt khác, kinh tế thế giới vẫn diễn biến phức tạp, các nền kinh tế chủ lực đều tăng trưởng không mấy khả quan, điều này sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ, xuất khẩu lao động ... của Việt Nam nói chung và của các doanh nghiệp Thanh Hóa nói riêng. Định hướng của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam năm 2013 về tăng trưởng tín dụng là giảm cho vay doanh nghiệp, hạn chế cho vay mới ngoại tệ, tăng tỷ lệ đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn lên trên 70%.
Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa trong thời gian tới dự báo sẽ có một số chuyển biến tích cực nhờ ảnh hưởng từ các chính sách tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Chính phủ: hỗ trợ thị trường, ưu tiên vốn cho nông nghiệp nông thôn, cho sản xuất hàng xuất khẩu, doanh nghiệp vừa và nhỏ. Môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện, một số cơ sở sản xuất công nghiệp dự kiến hoàn thành và đi vào hoạt động. Đặc biệt là dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn đã ký kết chính thức và bắt đầu tái khởi động kéo theo sự
77
Với phương châm đổi mới "An toàn - hiệu quả - phát triển" và để phù hợp với định hướng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam, Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Thanh Hóa cần thực hiện tốt những mục tiêu sau:
Thúc đẩy nhanh tiến trình áp dụng các chuẩn mực quốc tế vào quản lý và cung ứng dịch vụ. Theo đó, các quản lý hệ thống khách hàng, quản lý tín dụng, quản lý tài chính, quản lý rủi ro ... sẽ được hoàn thiện và nâng cao chất lượng theo chuẩn mực quốc tế. Thêm vào đó sẽ phát triển và ứng dụng các dịch vụ trên nền tảng công nghệ tiên tiến, tạo thêm nhiều lợi ích mới cho khách hàng và tăng tính cạnh tranh của sản phẩm.
Đẩy mạnh các hình thức huy động vốn, huy động mọi nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, đảm bảo tăng trưởng nguồn vốn hoạt động nhằm nâng cao năng lực tài chính.
Mở rộng hơn nữa thị trường tín dụng, nâng cao vòng quay của vốn trên cơ sở chọn lọc, thẩm định và quản lý chặt chẽ các món vay, đảm bảo có hiệu quả và an toàn.
Mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng, phát triển các sản phẩm mới đi liền với việc phát huy lợi thế các sản phẩm truyền thống (thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ ...). Đồng thời chủ động tiếp cận khách hàng để thực hiện các hoạt động này có hiệu quả hơn.
Đảm bảo tính minh bạch, thông suốt trong chỉ đạo, điều hành, tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật.
Thường xuyên phát động phong trào thi đua lao động giỏi, khen thưởng kịp thời những cá nhân, tập thể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Chi nhánh luôn tích cực tham gia các hoạt động xã hội do trung ương và địa phương phát động nhằm tiếp thị hình ảnh của mình.
78
Nâng cao năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ, công nhân viên, đáp ứng yêu cầu của hội nhập quốc tế.
Sau đây là một số chỉ tiêu định hướng về hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu trong thời gian tới của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Thanh Hóa:
Doanh số thanh toán quốc tế: 91 triệu USD, tăng 7% so với năm 2012 (năm 2012 đạt 85 triệu USD).
Thu phí dịch vụ thanh toán quốc tế: 2.114 triệu đồng, tăng 6% so với 2012 (năm 2012 đạt là 1.995 triệu đồng).