8 8Goùc nghieâng cuûa caùnh xoaén laø 1 0 30’.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH TỰ ĐỘNG HÓA QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT - CHƯƠNG 3 docx (Trang 27 - 29)

Đáy cốc phễu làm thành một mặt côn để chi tiết dễ dàng chuyển động ra thành cốc phễu, dưới đáy phễu có gắn nam châm điện 6 (hình 3.22). Cuộn dây 6 của nam châm điện được gắn cố định lên đế và có thể điều chỉnh khoảng cách khe hở so với lõi bằng bu-lông 7. Toàn bộ nam châm điện được gắn trên đế 8, để giảm dao động xuống nền, trên đế 8 có gắn bốn cục cao su giảm chấn 9.

3- Nguyên lý làm việc của phễu rung

Phôi là chi tiết dạng rời rạc được cấp vào cốc phễu. Khi cấp nguồn cho nam châm điện, nam châm điện sẽ tạo ra dao động kéo phễu đi xuống . Nhờ 3 lò xo lá đặt nghiêng một góc 750 so với mặt phẳng nằm ngang sao cho hình chiếu bằng của lò xo xuống mặt phẳng ngang trùng với tiếp tuyến của một vòng tròn tâm 0 . Do đó khi hệ thống dao động, cốc phễu vừa chuyển động lên xuống T vừa xoay R (hình 3.21) quanh tâm nó một góc rất nhỏ, phôi đang nằm hỗn độn trong phễu sẽ tản ra xung quanh thành phễu và bắt đầu tiếp cận với đầu mối của cánh xoắn, phôi sẽ chuyển động theo cánh xoắn từ dưới đáy phễu lên trên theo mặt phẳng nghiêng cho tới khi ra khỏi phễu theo như cơ sở động học đã trình bày ở trên. Khi phôi ra khỏi phễu sẽ theo máng dẫn vào vị trí gia công hoặc đóng gói.

Trong phễu cấp phôi rung động. Dẫn động của các cơ cấu cấp phôi kiểu này có thể là các đầu rung điện từ, cơ khí, khí nén hoặc thuỷ lực. Thông dụng nhất là đầu rung điện từ vì chúng cho phép điều chỉnh vô cấp năng suất cấp phôi. Khi dùng nam châm điện xoay chiều thì nên chọn tần số là 50 Hz tương ứng với 3000 dao động /phút. Lực kích động ban đầu khoảng 100 N.

Để thay đổi năng suất của phễu, phương pháp thường dùng là thay đổi khoảng cách khe hở giữa lõi sắt từ và nam châm điện hoặc thay đổi hiệu điện thế hay tần số dòng điện, hoặc thay đổi khối lượng của chi tiết trong cốc phễu, để ổn định dao động của hệ thống và để theo kịp nhịp gia công, ta có thể dùng 1 phễu phụ để chứa phôi.

Hình 3.22 Cấu tạo phễu cấp phôi rung

6 7 8 9

- 89 -

Nguyên lý của phễu phụ là căn cứ vào khối lượng của cốc phễu đã điều chỉnh sẳn, cơ cấu chặn phôi trên phễu phụ sẽ mở ra để tiếp tục đổ phôi vào phễu chính.

4- Một số phễu chính thường dùng

Hình 3.23a là phễu hình trụ thông dụng, nếu chi tiết quá mỏng có khả năng chồng lên nhau thì máng xoắn có gờ 1 và nghiêng để trong quá trình di chuyển phôi trên sẽ rơi xuống, hoặc phía trên máng xoắn gắn một đoạn cong 2 cao vừa bằng chiều dày chi tiết nó sẽ gạt chi tiết chồng rơi xuống. Nếu chi tiết có khả năng xếp dựng lên, ta bố trí một đoạn dốc 3 chi tiết sẽ ngã xuống.

Hình 3.23b là phễu côn, loại này dễ dẫn chi tiết lên máng đồng thời có thể dùng cho những chi tiết có chiều cao vượt quá khoảng cách bước xoắn của máng.

3.4 Cấu tạo máng dẫn phôi 3.4.1 Các loại máng dẫn phôi 3.4.1 Các loại máng dẫn phôi

Máng dẫn phôi là bộ phận quan trọng của hệ thống cấp phôi. Nó có nhiệm vụ dẫn phôi từ phễu tới vị trí gia công hoặc từ vị trí gia công tới bộ phận tích trữ phôi cho giai đoạn tiếp theo. Như vậy máng dẫn phôi có mặt từ lúc cấp phôi cho đến thành phẩm được tạo ra. Tùy theo hình dáng và kích thước cũng như trọng lượng của phôi mà có các loại kết cấu máng tương ứng.

Các loại máng có kết cấu ở hình 3.24 dùng cho các chi tiết có trọng lượng nhỏ, phôi có thể lăn hoặc trượt trên đáy máng không sợ bị hư hỏng bề mặt của phôi. Khi phôi có trọng lượng lớn và cần bảo vệ bề mặt phôi ta giảm diện tích tiếp xúc giữa phôi và máng dẫn hoặc gắn các con lăn trên đáy máng.

- a, b, c, d là máng chữ nhật dùng cho các chi tiết trụ có l/d < 3,5 và các chi tiết dẹt có chiều dày nhỏ hơn đường kính nhiều lần.

- e là máng chữ T dùng cho các chi tiết trụ có mũ dạng bu lông.

a) b)

Hình 3.23 Cấu tạo phễu chính 1

2

3

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH TỰ ĐỘNG HÓA QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT - CHƯƠNG 3 docx (Trang 27 - 29)