Bối cảnh kinh tế

Một phần của tài liệu 0385 giải pháp nâng cao hiệu quả quản lí dự trữ ngoại hối nhà nước tại NH nhà nước VN luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 115 - 118)

3.1. ĐỊNH HƯỚNG QUẢN LÝ DỰ TRỮ NGOẠI HỐI NHÀ NƯỚC

3.1.1. Bối cảnh kinh tế

3.1.1.1. Xu thế kinh tế thời đại

- Xu thế tự do hóa và toàn cầu hóa thương mại ngày càng tăng

Trong những thập kỷ qua, xu thế tự do hóa và toàn cầu hóa hoạt động thương mại đã diễn ra mạnh mẽ. Xu thế này vẫn tiếp tục tiến triển với sự hình thành của các khu vực tự do thương mại ở Bắc Mỹ (Northern America Free Trade Area- NAFTA), Đông Nam Á ( Asean Free Trade Area- AFTA), các hiệp định thương mại song phương giữa Mỹ và các nước như Singapore, Australia, Thái lan, Campuchia, Trung quốc..., giữa Thái lan và Campuchia. Các vòng đàm phán thương mại được tiến hành với mục tiêu là tiến tới dỡ bỏ các biện pháp bảo hộ mậu dịch để thúc đẩy hơn nữa quá trình tự do hóa và toàn cầu hóa thương mại. Đây là các nhân tố sẽ thúc đẩy mạnh mẽ đến sự tăng trưởng nhanh chóng của chu chuyển thương mại toàn cầu, từ đó cũng làm tăng nhanh chu chuyển vốn quốc tế - một thành tố quan trọng của hoạt động ngoại hối.

- Xu thế hội nhập kinh tế quốc tế đang phát triển

Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình phát triển ở mức độ cao của các quan hệ kinh tế quốc tế, được biểu hiện chủ yếu thông qua sự gia tăng mạnh mẽ các dòng lưu chuyển hàng hóa, dịch vụ, vốn, công nghệ và nhân công giữa các nước. Đồng thời đó là quá trình hình thành và phát triển của các thể chế, tổ chức quốc tế cũng có nghĩa là xóa bỏ rào cản đối với sự chu chuyển tự do của hàng hóa, vốn, dịch vụ, công nghệ và nhân công giữa các nước, làm cho thị trường quốc gia mất dần biên giới, hình thành những thị trường thống nhất trên toàn cầu. về thực chất, hội nhập kinh tế quốc tế là sự kết hợp giữa nội lực và ngoại lực, kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại nhằm mục tiêu phát triển kinh tế đất nước và bảo vệ lợi ích của dân tộc.

99

kinh tế thế giới và quan hệ quốc tế từ vài thập niên trở lại đây. Nó là một xu thế khách quan, có tác động sâu sắc và toàn diện tới các nước và toàn bộ quan hệ quốc tế. Quá trình này sẽ tiếp tục phát triển và có ảnh hưởng lớn tới tương lai nhân loại. Đại hội lần thứ IV của Đảng CSVN đã nhận định: “Toàn cầu hóa kinh tế là xu thế kháh quan, lôi cuốn nhiều nước tham gia, vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực, vừa thúc đẩy hợp tác vừa tăng sức ép cạnh tranh”.

Trong bối cảnh xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hóa đang phát triển và trở thành xu thế không thể đảo ngược hiện nay, để không tụt hậu và có thể phát triển, các nước, nhất là các nước đang phát triển (trong đó có Việt nam) không có con đường nào khác là phải tham gia quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Đây là một đòi hỏi không thể tránh né đối với các nước và nó cũng đồng thời là con đường phù hợp với xu thế toàn cầu hóa, cho phép các nước tận dụng được các cơ hội và các điều kiện thuận lợi mà quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hóa tạo nên để phát triển. Tuy nhiên, toàn cầu hóa cũng gây ra nhiều khó khăn, thách thức lớn cho tất cả các nước đang phát triển. Vì lợi ích cua chính mình, hầu hết các nước đã và đang tích cực tham gia quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Đứng ngoài quá trình này không những không tận dụng được các cơ hội và điều kiện thuận lợi cho phát triển, mà còn tự tước đi khả năng đối phó với những thách thức do quá trình hội nhập và toàn cầu hóa đặt ra cho các nước, bất kể có tham gia hay không, thông qua sự hợp tác giữa các thành viên trong những cơ chế liên kết và những cam kết kinh tế rất đa dạng.

3.1.1.2. Diễn biến kinh tế tài chính tiền tệ quốc tế

Những năm gần đây kinh tế tài chính tiền tệ thế giới gặp nhiều khó khăn do khủng hoảng kinh tế tài chính tiền tệ ở một số nước trên thế giới mà xuất phát điểm là từ Mỹ (năm 2008) và từ đó lan rộng sang các nước Châu Âu đã khiến giá vàng thế giới tăng vọt và gây ra một loạt những bất ổn kinh tế. Năm 2011, do việc chi tiêu quá mức của Chính phủ Mỹ và việc duy trì chính sách đồng USD yếu trong một thời gian dài, nợ công của Mỹ đã vượt mức trần nợ quốc gia, Mỹ đối mặt với nguy cơ vỡ nợ. Hãng xếp hạng tín nhiệm Standarrd & Poor’s đã hạ xếp hạng tín nhiệm nợ của Mỹ từ mức cao nhất AAA xuống mức AA+ và mức triển vọng tiêu cực. giá trị đồng USD giảm mạnh so với các đồng tiền chủ chốt và vàng. Tuy nhiên, sau đó không lâu, đồng USD được phục hồi và thậm chí tăng so với các đồng tiền chủ chốt

100

như JPY, GBP, EUR và CHF. Lãi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ chỉ tăng ở các kỳ hạn ngắn dưới 1 năm, các kỳ hạn dài từ 2-10 năm đều giảm điểm. Diễn biến này cho thấy đồng USD và trái phiếu Chính phủ Mỹ vẫn là kênh đầu tư an toàn.

Tiếp theo cuộc khủng hoảng nợ công tại Mỹ, nhiều quốc gia trong khu vực đồng tiền chung Châu Âu cũng rơi vào tình trạng nợ công cao. Trước diễn biến khủng

hoảng nợ ngày càng trầm trọng tại Châu Âu, đồng EUR liên tục mất giá mạnh so với các loại ngoại tệ mạnh khác. Trong hoàn cảnh đó, lãnh đạo các nước châu Âu đã nhóm

họp nhiều lần để bàn các giải pháp ngăn chặn cuộc khủng hoảng này. Đồng thời, các nước này cũng kêu gọi sự hỗ trợ của IMF, Nga, Trung quốc. Các nỗ lực nêu trên đã đem lại dấu hiệu khả quan cho sự tồn tại của đồng EUR, tuy nhiên các giải pháp đã đưa

ra chưa thể giải quyết triệt để tình hình nợ công của khu vực này trong ngắn hạn vì vậy

đồng EUR vẫn ẩn chức nhiều rủi ro trong thời gian tới.

Diễn biến xấu của cuộc khủng hoảng nợ công Mỹ và Châu Âu đã khiến giá vàng thế giới tăng mạnh. Các nhà đầu tư thế giới tìm đến vàng như một công cụ đầu tư an toàn trước sự bất ổn của thị trường tiền tệ và chứng khoán. Trong năm 2012, theo đánh giá của nhiều chuyên gia, vàng vẫn ẩn chứa nhiều biến động, đặc biệt trong bối cảnh tình hình nợ công chưa thể xử lý dứt điểm trong ngắn hạn.

Diễn biến xấu của cuộc khủng hoảng nợ Châu Âu đã buộc các quốc gia trong khu vực Châu Âu tiếp tục thực hiện chính sách tài khóa và tiền tệ thắt chặt để giảm thâm hụt ngân sách và hạn chế tình trạng nợ công. Tuy nhiên, các biện pháp đưa ra chưa thật sự hiệu quả đã khiến: (i) tăng trưởng kinh tế trong khu vực giảm, trong khi mức nợ công và thâm hụt ngân sách tăng cao; và (ii) lãi suất trái phiếu chính phủ các nước tuy cao nhưng không thu hút được giới đầu tư. Trong tháng 11 và 12/2011, NHTƯ Châu Âu (ECB) đã phải thực hiện việc cắt giảm lãi suất, xuống còn 1%.

Vào đầu tháng 12/2011, Hội nghị thưởng đỉnh các nhà lãnh đạo Châu Âu đã đi đến một thỏa thuận mới nhằm giải quyết các vấn đề trong khu vực, thiết lập kỷ luật ngân sách chặt chẽ hơn đối với các quy định về giới hạn tỷ lệ thâm hụt ngân sách ở mức 3% so với GDP và tỷ lệ nợ công ở mức 60% GDP, đồng thời tìm kiếm các giải pháp cải cách cơ cấu đối với các nước thành viên trong khu vực. Về cơ bản, các giải pháp trên sẽ có tác dụng trong dài hạn, nhưng tình hình kinh tế khu vực này sẽ chưa thể được cải thiện nhanh chóng trong ngắn hạn.

101

thức. Tỷ lệ nợ trên GDP của 27 nước EU trong nửa đầu năm tăng từ 82,5% lên 83,4%, trong đó Hy lạp có tỷ lệ tăng cao nhất 132,4%, tiếp đến là ý 123,3%, Bồ Đào Nha 111,7%, Ireland 108,5% và rất ít nước có tỷ lệ trên GDP thấp. Tuy nhiên, với cam kết của Chủ tịch NHTƯ châu Âu sẽ bảo vệ đồng EUR bằng mọi giá và với đồng thuận đạt được tại cuộc họp thượng đỉnh các nhà lãnh đạo EU về việc sử dụng ngân sách khối để tái cấp vốn thẳng cho các ngân hàng gặp khó khăn mà không cần thông qua Chính phủ, đã lấy lại niềm tin cho đồng EUR và giúp giảm bớt căng thẳng ở châu Âu.

3.1.1.3. Diễn biến kinh tế tài chính tiền tệ trong nước

Trong những năm qua,Việt nam cũng chịu những ảnh hưởng không nhỏ từ khủng hoảng kinh tế thế giới, đặc biệt là các năm 2009, 2010. Tuy nhiên, sang năm 2011, nửa đầu năm 2012, thị trường ngoại hối Việt nam đã được cải thiện đáng kể so với năm 2010, thanh khoản ngoại tệ tốt hơn giai đoạn trước rất nhiều, quy mô DTNHNN đã được cải thiện so với năm 2010. Đó là nhờ việc thực hiện quyết liệt các biện pháp của NHNN cũng như các Bộ/Ngành theo chỉ đạo của TTCP tại Nghị Quyết số 11 để đạt các mục tiêu như như ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, hạn chế nhập siêu, giảm tình trạng đôla hóa,. Cụ thể:

- NHNN đã điều hành linh hoạt, chủ động thị trường tiền tệ và thị trường tiền tệ ngoại hối. Đặc biệt, kể từ tháng 9/2011, NHNN đã công khai, minh bạch điều hành chính sách tiền tệ và tỷ giá, Thống đốc đã cam kết tỷ giá sẽ biến động không quá 1% cho đến cuối năm 2011. Với thông điệp này, kỳ vọng tăng giá của đôla Mỹ trong ngắn hạn không còn, các doanh nghiệp và cá nhân giảm hẳn tình trạng găm giữ đôla Mỹ. Trên thực tế, NHNN đã điều hành tỷ giá theo đúng cam kết.

- NHNN đã tăng cường công tác thanh tra, kiểm soát thị trường ngoại tệ tự do, đồng thời tích cực, chủ động phối hợp với Bộ Công thương kiểm soát nhập siêu dưới 16% kim ngạch xuất khẩu và đạt được kết quả khả quan (khoảng 10%).

Một phần của tài liệu 0385 giải pháp nâng cao hiệu quả quản lí dự trữ ngoại hối nhà nước tại NH nhà nước VN luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 115 - 118)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(137 trang)
w