C. Kênh phân phối:
d. Xúc tiến hỗn hợp:
II.GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH CHÈ:
Để đạt được các mục tiêu đề ra, ngành chè đã đưa ra các giải pháp, phát triển sau.
*Thị trường :
Mục tiêu giữ vững thị trường hiện có mở rộng thị trường mới. Bằng việc sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm chè có chất lượng cao, giá cả hợp lí hấp dẫn người tiêu dùng; cần phải tổ chức quảng cáo và xây dựng đội ngũ tiếp thị, chuyên viên thị trường thành thạo, mở các đại diện ở các nước (Paistan, Thổ Nhĩ Kì, Lodon-Anh, Mombasa-Kenia) và các vùng dành 10% cho chi phí này.Đồng thời rà soát lại toàn bộ định mức kĩ thuật trong sản xuất và quản lí tìm mọi biện pháp hạ giá thành sản phẩm 5-7% để nâng cao sức cạnh tranh của chè Việt Nam .
Thị trường với mục tiêu xuất khẩu là chính, dành 75-80% sản phẩm để xuất khẩu, đặc biệt coi trọng thị trường Nga và các nước SNG, thị trường Pakistan, tiếp tục phát triển thị trường Trung Cận Đông đảm bảo mức 20-25 tấn trên năm, Châu Âu 5-10 ngàn tấn/năm, Châu á 10-15 ngàn tấn/ năm, Châu mĩ- châu Phi 5-8 ngàn tấn /năm, để trong vòng 5 năm tới cả nước có thể xuất khẩu hàng năm 50-70 ngàn tấn, phấn đấu tăng 10% lưọng chè đóng gói tiêu thụ tới người tiêu dùng nhằm nâng giá chè xuất khẩu cho các mặt hàng chè cao cấp vào năm 2005 là 1,8-2,2 USD/kg.
Mở rộng được thị trường trong nước và định hướng tiêu dùng trong nước. Năm 2001 sẽ mở khoảng 20 điểm bán chè các loại tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh để quảng cáo và thúc đẩy người tiêu dùng trong nước.
*Chương trình giống chè :
Lấy viện nghiên cứu chè làm nòng cốt xúc tiến việc khu vực hoá về giống và nhân nhanh các giống mới nhập để đưa ra các giống có năng suất cao chất lượng tốt vào các vườn chè nhằm tạo ra sản phẩm chè có chất lượng cao và tăng thu nhập cho người làm chè .Thiết lập 10 vườn ươm giống chè “mẹ” mới nhập tại các tỉnh điểm trọng điểm sản xuất chè .
Tại các đơn vị sản xuất chè, tiến hành khôi phục các vườn ươm giống chè, sử dụng các giống mới có chất lượng cao nhằm cung cấp giống trồng dặm, trồng mới của dân, của các đơn vị, tiến tới năm 2005 phấn đấu có 30% số diện tích chè được trồng bằng giống có chất lượng caođể cải tiến chè xuất khẩu của Việt Nam .
*Chương trình chế tạo thiết bị chế biến chè trong nước và nâng cao chất lượng chè chế biến.
Lựa chọn ưu điểm và tính hợp lí phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam của các thiết bị chế biến chè các nước :Nga ấn Độ, Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản đang có để thiết kế mẫu thiết bị tốt nhất cho Việt Nam. Cải tạo một số thiết bị đang sử dụng và tiến tới sản xuất các máy lên men liên tục để trang bị cho các nhà máy chè .Đồng bộ hoá và thống nhất trong các khâu sàng phân loại để tạo ra các mặt hàng đồng đều giữa các nhà máy. Tổ chức thử theo mô hình cơ khí hoá triệt để.Tiến hành chế tạo trang bị cho các đơn vị hàng loạt xe chuyên chở và bảo quản chè búp tươi, hiện đại hoá toàn bộ khâu héo chè nhằm tạo hương thơm cho chè thành phẩm, sử dụng nguyên tắc héo chè bảo quản chè tươi trong hộc héo, chế tạo và trang bị các băng tải héo đủ để giải chè theo công suất của nhà máy.Trang bị hệ thống điều khiển nhiệt độ sấy cho 100% máy sấy.Trang bị thêm bộ phận hút bụi, tách râu sơ, loại bỏ tạp chất sắt, thiết bị bẻ chè kiểu Nhật Bản, lắp đặt thiết bị hút ẩm cho chè thành phẩm để chè vào thùng đạt mức thuỷ phần 5% nâng cao chất lượng chè Việt Nam.Chế tạo dây truyền thiết bị chế biến chè hương liên tục.
Với các giải pháp phát triển cụ thể như vậy trong tương lai không xa hy vọng ngành chè Việt Nam từng bước chiếm lĩnh thị trường trong nước, mở rông thị phần chè xuất khẩu .
Để đóng góp vào sức phát triển chung của ngành công ty cổ phần chè Kim Anh đang tích cực hoạt thiện tốt hơn nưã trong việc mở rộng thị trường xác định vị trí cho chè Kim Anh ở thị trường nội địa, đóng góp tỉ trọng lớn trong việc tham gia xuất khẩu .
III.GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG MARKETING MIX CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHÈ KIM ANH .