DỰ KIẾN THỊ TRƯỜNG CHÈ CỦA NGÀNH CHÈ VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Đề tài: Marketing hỗn hợp mở rộng thị trường chè của Công ty cổ phần chè Kim Anh pps (Trang 32 - 34)

Đơn vị:Tấn Các thị trường 2002 2003 2004 2005 IRAQ 24.000 25.000 26.000 27.000 Nga & SNG 2.200 2.500 3.000 4.000 Pakistan 5.400 6000 6.500 7.100 Nhật 1.200 1.250 1.300 1500 Balan 1.050 1.600 1.150 1.200 Syria 450 500 550 600 Singapore 2.100 2.510 2.200 2.250 Đài Loan 11.000 11.500 12.000 12.500 Anh 350 400 450 500 Ả Rập 1.050 1.100 1.150 1.200 LiBan 550 600 650 700 Các nước khác 14.700 15.000 15.700 16.450 Cộng 64.050 67.100 70.650 75.000

(Nguồn từ bảng kế hoạch phát triển của ngành chè Việt Nam năm 2010 của Tổng công ty chè Việt Nam )

3.Mối quan hệ giữa thị trường nội tiêu và thị trường chè xuất khẩu :

Chè được sản xuất phục vụ cho cả thị trường trong nước và xuất khẩu, vẫn biết kim ngạch xuất khẩu chè đóng góp chủ yếu vào sự tăng trưởng và phát triển của ngành, tuy nhiên không nên quá chú trọng đến công tác xuất khẩu chè mà bỏ quên phát triển thị trường nội tiêu đầy tiềm năng.

Thị trường nội tiêu sẽ là cở vững mạnh cho sự tăng trưởng và phát triển có hiệu quả thị trường nước ngoài, thực vậy một nhãn hiệu sản phẩm mà có uy tín, trước hết nó được ưa chuộng ở trong nước, từ đó quảng cáo tăng cường mở rộng thị trường dựa trên uy tín của nhãn hiệu.

Mặc dù nhận thức rất rõ mối quan hệ của thị trường nội tiêu và thị trường xuất khẩu nhưng phần lớn các doanh nghiệp còn trú trọng lớn đến thị trường xuất khẩu,do .

-Đa số người Việt Nam ưa thích các sản phẩm chè truyền thống, chè sao chế dựa trên phương pháp thủ công, giá thành rẻ , do vậy đòi hỏi của thị trường là những loại chè có chất lượng nhưng giá cả phù hợp.Để cạnh tranh được các công ty phải tìm cách nào làm cho chè của mình có giá rẻ tương đối so với các sản phẩm cafe,và các loại nước giải khát ...tuy vậy phần lớn các doanh nghiệp chè đã phát triển đa dạng hoá sản phẩm nhưng giá cả còn tương đối cao.

-Hiện nay kinh tế Việt Nam là nền kinh tế mở, có nguồn lao động dồi dào, tập chung chủ yếu ở các vùng nông thôn, nông nghiệp phát triển rất thuận lợi, để giúp nông dân tiêu thụ sản phẩm của họ thì Chính phủ Việt Nam có chính sách khuyến khích các công ty thương mại xuất khẩu sản phẩm nông sản: như chính sách thuế áp dụng thuế xuất khẩu là 0 trong khi tiêu thụ trên thị trường nội địa sẽ chịu thuế GTGT 10%, Do đó khi đưa ra giá cho sản phẩm của mình phải tương ứng với giá của thị trường xuất khẩu, sản phẩm của các công ty chè khó có khả năng cạnh tranh với các hãng tư nhân và các xưởng thủ công.

-Tỷ giá trao đổi cũng là một thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong việc thâu tóm thị trường trong nước, do VND luôn thấp nếu so sách với các đồng tiền mạnh nhất là USD .Thêm vào đó khi chè được xuất khẩu nó sẽ đảm bảo về giá trị thực. Ví dụ năm 1998 tỉ giá VND so với USD là 11000đ/1USD (1kg chè =1,5 USD hay 16.500đ), năm 1999 tỉ giá VND so với USD là 14.000đ/1 USD(1 kg chè =21000đ).Vì thế xuất khẩu có lợi hơn nhiều khi tiêu thụ ở trong nước.

Với một số lí do trên ta thấy khi tham gia xuất khẩu doanh nghiệp Việt Nam sẽ đạt được nhiều lợi nhuận hơn. Vậy các doanh nghiệp Việt Nam sẽ gặp khó khăn như thế nào khi thị trường xuất khẩu không ổn định, hay mất thị trường xuất khẩu ..một doanh nghiệp mà không chú trọng đến phát triển thị trường nội tiêu sẽ gặp khó khăn rất lớn.

Như vậy, thị trường nội tiêu có mối quan hệ phụ thuộc tương tác và hỗ trợ cho thị trường xuất khẩu vì thế các doanh nghiệp chè Việt Nam không nên qua tập trung phát triển một thị trường mà bỏ lỡ thị trường kia.

II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦACÔNG TY CỔ PHẦN CHÈ KIM ANH :

Một phần của tài liệu Đề tài: Marketing hỗn hợp mở rộng thị trường chè của Công ty cổ phần chè Kim Anh pps (Trang 32 - 34)