Đối với NHĐT&PTVN

Một phần của tài liệu 0395 giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị nguồn vốn huy động tại sở giao dịch NH đầu tư và phát triển VN luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 122 - 126)

- Giải quyết tốt mối quan hệ giữa HSC và chi nhánh khi thực hiện phát triển mô hình ngân hàng nhiều chi nhánh như hiện nay. Ở các nước phát triển mô hình các NHTM nhều chi nhánh thường đem lại hiệu quả cao đối với các chiến lược kinh doanh, kiểm soát tập trung các chỉ số về tài chính, hiệu quả sử dụng TSC - TSN kiểm soát rủi ro chung...HSC rất hạn chế việc cung cấp các dịch vụ trực tiếp cho khách hàng.

Tuy nhiên mô hình phổ biến ở Việt Nam hiện nay, các Hội sở Chính, ngoài chức năng quản trị, điều hoà hệ thống, còn thực hiện cung cấp dịch vụ trực tiếp cho khách hàng thậm chí ở mức đầy đủ, đa dạng, toàn diện nhất và với quy mô lớn hơn rất nhiều so với chi nhánh. Thêm vào đó, các chi nhánh gặp rất nhiều kh ó khăn trong xác định các chỉ tiêu cơ chế tài chính, những khó khăn về mặt hạch toán, kế toán nhằm thực hiện yêu cầu tính đúng, tính đủ mọi chi phí và thu nhập của từng chi nhánh, khó khăn trong việc quản trị điều hoà nguồn vốn.

Vì vậy để tạo sự chủ động hơn cho Sở giao dịch, đặc biệt trong quản trị và thu hút nguồn vốn huy động, chúng ta cần có những biện pháp xử lý thích hợp mối tương quan giữa HSC với Sở giao dịch cũng như các chi nhánh. Để có thể là việc quản trị vốn kết hợp giữa quản trị tập trung và quản lý phân tán tại chi nhánh tạo điều kiện để các chi nhánh chủ động nguồn đáp ứng các nhu cầu phát triển kinh doanh.

- Triển khai kịp thời các văn bản hướng dẫn về huy động vốn và quản trị huy động vốn, hoàn thiện các văn bản liên quan đến cơ chế quản trị vốn tập trung theo thông lệ của các NHTM thế giới (FTP).

- Đổi mới trong phương thức quản trị áp dụng thông lệ tốt nhất về quản trị điều hành nguồn vốn huy động. Tiếp tục hoàn thiện và nâng cao hiệu quả cơ chế quản trị vốn tập trung, cơ chế điều chuyển vốn nội bộ FTP, nâng cao khả năng quản trị vốn khả dụng trong toàn hệ thống; Quản trị chất lượng nguồn vốn theo tiêu chuẩn ISO.

- Đảm bảo tính thống nhất trong hệ thống về các quy định lãi suất tránh tình trạng cạnh tranh lãi suất không lành mạnh giữa các chi nhánh trong cùng hệ thống.

- Tăng cường kiểm tra giám sát, nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro trong huy động vốn đồng thời hỗ trợ kịp thời chi nhánh trong việc hạn chế rủi ro huy động vốn.

Cần tăng cường hiệu quả của hệ thống quản trị rủi ro như Hội đồng quản trị rủi ro, Uỷ ban kiểm soát nội bộ, bên cạnh đó NHĐT&PTVN cần có một bộ máy chuyên nghiên cứu rủi ro trong hoạt động ngân hàng, đánh giá rủi ro và đề xuất các biện pháp chống đỡ rùi ro cho toàn ngành, tuân thủ nguyên tắc quản trị rủi ro tiêu chuẩn quốc tế của BIS của Basel I và Basel II. Bộ máy kiểm tra kiểm soát nội bộ cần được cấu trúc lại theo tinh thần của Luật tổ chức tín dụng đã được sửa đổi, bổ sung vào năm 2004.

- Xây dựng chiến lược phát triển toàn diện, hướng tới một ngân hàng hiện đại kinh doanh đa năng. Hầu hết các NHTM vẫn đang tập trung chủ yếu vào nghiệp vụ tín dụng chưa quan tâm tới việc phát triển các nghiệp vụ trên thị trường tiện tệ. Trong điều kiện thị trường tài chính ngày càng phát triển theo xu hướng hội nhập với khu vực và thế giới, việc tăng tỷ trọng giao duchj trong các giao dịch trên thị trường tiền tệ như giao dịch liên ngân hàng, mua

bán giấy tờ có giá, tham gia các nghiệp vụ phái sinh, phát triển các nghiệp vụ quản trị đầu tư tạo điều kiện hỗ trợ cho công tác huy động vốn của SGD cũng như các chi nhánh.

- Đẩy nhanh tiến độ CPH, tăng vốn tự có, đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn theo thông lệ quốc tế và nâng cao năng lực cạnh tranh.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Trên cơ sở lý luận của chương 1 và phân tích thực trạng của chương 2, chương này đã đưa ra được những giải pháp và kiến nghị mang tính khả thi. Một số khái quát về thuận lợi khó khăn, thách thức đối với huy động vốn, chương 3 đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị nguồn vốn huy động cả về quản trị điều hành lẫn tác nghiệp; từ đó kiến nghị với NHNH, Chính phủ, các ngành, các cấp và NHĐT&PTVN nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản trị nguồn vốn huy động phù hợp với điều kiện Việt Nam hiện nay.

KẾT LUẬN

Hoạt động quản trị nguồn vốn huy động của các Sở giao dịch Ngân hàng ĐT&PT Việt nam trong những năm qua đã có nhiều dấu hiệu tích cực, đem lại hiệu quả đối với hầu hết các mặt hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, quản trị nguồn vốn huy động còn bộc lộ một số hạn chế nhất định, chưa tương xứng với tiềm năng và vị thế của ngân hàng trong tiến trình hội nhập ngày càng sâu rộng về lĩnh vực quản trị ngân hàng hiện đại. Vì vậy, việc tìm kiếm các giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả quản trị nguồn vốn huy động có ý nghĩa quan trọng không chỉ đáp ứng yêu cầu tất yếu trước mắt mà còn có ý nghĩa lâu dài. Từ đó, luận văn với đề tài: " Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị nguồn

vốn huy động tại Sở Giao dịch Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam" sử dụng

phương pháp nghiên cứu thích hợp đã hoàn thành những nội dung chủ yếu sau: - Thứ nhất, trình bày một cách có hệ thống, rõ ràng những vấn đề có tính

lý luận về nguồn vốn huy động và quản trị nguồn vốn huy động, hiệu quả quản

trị nguồn vốn huy động tiêu chí xác định hiệu quả quản trị nguồn vốn huy động.

- Thứ hai, phân tích, đánh giá thực trạng quản trị nguồn vốn huy động tại SGD một cách khách quan trung thực; từ đó rút ra những kết quả đạt được so sánh với cơ sở lý luận theo tiêu chí về hiệu quả quản trị nguồn vốn huy động. Bên cạnh đó, luận văn còn rút ra một số tồn tại và nguyên nhân ảnh hưởng đến

hiệu quả quản trị nguồn vốn huy động tại SGDNHĐT&PT Việt Nam.

- Thứ ba, trên cơ sở định hướng phát triển SGD NHĐT&PT Việt Nam trong đó có chiến lược quản trị huy động vốn, luận văn đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị nguồn vốn huy động tại SGD NHĐT&PT Việt Nam.

I TIẾNG VIỆT

[1] Peter Rose, Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài chính.

[2] TS. Phan Thị Thu Hà - TS. Nguyễn Thị Thu Thảo, Ngân hàng thương mại, quản trị và nghiệp vụ, NXB Thống kê, Hà Nội, 2002

[3] TS. Nguyễn Văn Tiến, Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng - NXB Thốn kê 2003.\

[4] David Cook (1997), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, NXB Chính trị quốc gia.

[5] NGƯT Vũ Thiện Thập, Giáo trình kế toán ngân hàng, NXB Thống kê -2002.

[6] Lê Vinh Danh, Tiền và hoạt động ngân hàng, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 1997.

[7] Lý thuyết tiền tệ ngân hàng, Học viện ngân hàng, NXB Thống kê 2005

[8] TS. Dương Thanh Dung và TS. Nguyễn Thị Thanh Hương, Giáo trình thống kê Ngân hàng, NXB Thống kê 2002.

[9] Giáo trình kiểm toán ngân hàng, NXB Thống kê 2002.

[10] NGƯT - TS. Nguyễn Thị Minh Hiền, Giáo trình Maketing Ngân hàng, Học Viện Ngân hàng, NXB Thống kê.

[11] Luật các TCTD ngày 12/12/1997 và Luật sử đổi, bổ sung một số diều của luật các TCTD ngày 15/06/2004 và Luật NHNN, 1998.

[12] Các văn bẳn pháp quy về hoạt động nhận tiền gửi tiết kiệm của NHNN, “ Quy trình huy động vốn và điều hành vốn” - QĐ -NV -02 ban hành ngày 14/11/2001 của NHĐT&PTVN.

[13] báo cáo thường niên của NHĐT&PT VN từ 2006 đến 2009.∖

[15] BIDV, Tài liệu chiến lược phát triển giai đoạn 2010- 2015.

[16] Tạp chí khoa học và đào tạo ngân hàng năm 2006, 2007, 2008, 2009. [17] Tạp chí ngân hàng các năm 2006, 2007, 2008, 2009.

[18] TS. Lê Thị Xuân, Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu đánh giá hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sỹ kinh tế, Học viện tài chính, Hà Nội.

[19] Việt Dũng, Quản lý thanh khoản của NHTM, tạp chí ngân hàng số 10/2004.

[20] ThS. Đỗ Kim Hảo, Sử dụng các công cụ tài chính phái sinh trong phòng nhừa rủi ro lãi suất tại NHTM, tạp chí ngân hàng số 10/2004.

[21] Vũ Phúc Thái, NHNTVN, chiến lược quản trị Tài sản Nợ - Tài sản có tại các chi nhánh NHNT VN, tạp chí ngân hàng số 5/2004.

[22] Trần Sỹ Mạnh, NHNTVN, Ứng dụng mô hình luồng tiền để quản trị rủi ro thanh khoản, tạp chí ngân hàng số 8/2003.

[23] TIẾNG ANH.\

[24] Frederic S.Mishkin, The economics of money, banking and financial market, sixth edition, 1909

[25] IMF, Vietnamese economics issues 2006, 2007, 2008, 2009.

[26] Michael Mc Graph, Financial Institutions, instruments and markets in Australia, 1995.

[27] WEBSITE.

[28] http://www.bidv.com.vn

[29] http://www.sbv.gov.vn

Một phần của tài liệu 0395 giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị nguồn vốn huy động tại sở giao dịch NH đầu tư và phát triển VN luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 122 - 126)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(126 trang)
w