chi phí quản trị cho huy động vốn. Chẳng hạn các chi phí liên quan đến việc trả lời điện thoại, số lần giao dịch với khách hàng, số lần giải đáp thắc mắc của khách hàng...chưa được tính chi tiết vào chi phí huy động vốn. Mô hình quản trị chi phí theo hoạt động sẽ được áp dụng theo xu hướng tiết kiệm các loại chi phí chung thông qua nâng cao trình độ công nghệ để có thể tăng lãi suất huy động mà không làm tăng chi phí một cách bất thường.
SGD cũng cần đánh giá chính sách định giá tiền gửi, chi phí huy động vốn của các đối thủ cạnh tranh trên thị trường để có thể chiến lược khác biệt hoá sản phẩm đi kèm khác biệt hoá chi phí.
3.2.4. Tăng cường khả năng quản lý thời hạn của nguồn vốn huyđộng. động.
Nên tiếp tục đa dạng hoá các kỳ hạn tiền gửi hơn nữa. Hiện nay, kỳ hạn tiền gửi tiết kiệm của các cá nhân và khách hàng doanh nghiệp mới chỉ chi tiết theo từng tuần trong khi đó, theo kinh nghiệm của các NHTM nước ngoài, tài khoản tiền gửi tiết kiệm của các khách hàng có thể chia nhỏ theo ngày để phù hợp với nhu cầu của khách hàng cũng như việc quản trị chi phí một cách chi tiết hợp lý. Đa dạng hoá các kỳ hạn nên kết hợp với đa dạng hoá lãi suất, SGD nên áp dụng nhiều phương thức trả lãi như trả lãi nhiều lần trong kỳ, trả lãi trước thay cho hình thức trả lãi sau, trả lãi cuối kỳ nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh trong từng thời kỳ.
2. Tiền gửi tại TCTD 26 0 0 0 0 0 0
3. Mua trái phiếu KBNN______- Khi trả lãi nhiều lần trong kỳ, lãi suất tương đương (A) sẽ lớn hơn lãi30 10 25 43 20 20 15
suất danh nghĩa mà ngân hàng cam kết trả: A (NEC - Net Effective Cost) = (1+i/n)n - 1
i:Lãi suất danh nghĩa trong kỳ; n: số lần trả lãi trong kỳ.
Đối với trả lãi trước, lãi suất tương đương với trả lãi sau (B) cũng cao hơn lãi suất danh nghĩa trả trước: B (NEC) = i/(1-i) (Trong đó: Lãi suất trả trước)
Bên cạnh linh hoạt các kỳ hạn, cho phép sự luân chuyển dễ dàng giữa các kỳ hạn, các đồng tiền SGD cũng nên chú trọng đến các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động kỳ hạn thực tế của nguồn tiền gửi. Chẳng hạn, sự biến động liên tục
và nóng bỏng của thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay là một trong những nhân tố chi phối đến tính không ổn định của kỳ hạn tiền gửi. Sự tác động
này cần được phân tích một cách cụ thể trên cả hai mặt tích cực và tiêu cực. Để
hạn chế những bất cập của việc biến động kỳ hạn ảnh hưởng đến khả năng thanh
khoản của ngân hàng, SGD nên chủ động tính toán kỳ hạn bình quân nguồn vốn
huy động và cho vay, phục vụ cho việc tính toán khe hở kỳ hạn.
3.2.5. Xác định mô hình quản trị thanh khoản phù hợp tăng cường kiểm
soát rủi ro liên quan đến hoạt động huy động vốn [22], [23]
3.2.5.1. Sử dụng mô hình luồng tiền trong quản trị thanh khoản
Mô hình quản trị vốn trong hệ thống NHĐT & PTVN hiện nay là mô hình quản trị vốn tập trung tại HSC dẫn đến việc quản trị thanh khoản tập trung tại HSC, phân tích các trạng thái thanh khoản của từng chi nhánh lớn vì trị rủi ro thanh khoản nguồn vốn huy động cần có sự phối kết hợp với quản trị hoạt động cho vay và đầu tư thuộc TSC.
- Phương pháp quản trị rủi ro thanh khoản phù hợp với các NHTM Việt Nam hiện nay đó là mô hình luồng tiền. Bên cạnh đó, cần xây dựng một quy trình đo lường và giám sát thường xuyên các luồng tiền vào ra trong mỗi ngày hoặc trong một kỳ hạn nhất định để xác định mức thiếu hụt hay dư thừa (thang đáo hạn). Chủ động phát hiện cảnh báo sớm các rủi ro; chẳng hạn sự giảm sút một loại kỳ hạn tiền gửi nào đó, tình trạng rút tiền trước hạn gia tăng, chất lượng tài sản có giảm sút, sự gia tăng của các tài sản Có dựa vào nguồn tiền gửi không ổn định...Chuẩn bị để quản trị thanh khoản trong những tình huống bất thường bằng các tình huống bất thường giả định.
4. Cho vay TCTD 20 0 35 17 30 18 20 5. Tín dụng ngắn hạn_________ 30 40 27 56 100 60 0 6. Tín dụng trung và dài hạn 10 20 35 57 34 40 200 7. Nợ xấu__________________ 0 0 0 0 0 0 120 8. Cho vay khác_____________ 0 0 0 0 0 0 94 9. Sử dụng khác_____________ 0 0 0 0 0 0 140 Nguồn vốn_________________ 92 129 116 120 140 135 690 1. Tiền gửi không kỳ hạn______ 25 25 30 25 15 20 10 2. Tiền gửi của TCTD_________ 15 30 10 30 25 55 0 3. Tiền gửi có kỳ hạn_________ 37 40 56 50 100 60 250 4. Phát hành giấy tờ có giá, kỳ
phiếu, trái phiếu_____________ 15 34 20 15 0 0 150
5. Vốn khác_________________ 0 0 0 0 0 0 280 Chênh lệch (A-L) ____________ 54 59 6 53 44 3 101 Chênh lệch cộng dồn_________ 5 1 54 98 101 0 Tổng nguồn vốn huy động (L) 142 2 Tổng tài sản________________ 142 2
Mô hình nãy sẽ cho biết trong một tương lai gần chẳng hạn trong 1 ngày tới, một tuần hay 90 ngày tới ngân hàng sẽ ở vào tình trạng trường hay đoản về khả năng thanh khoản để tìm kiếm cách hạn chế rủi ro khi thiếu hụt và tăng khả năng sinh lợi dư thừa. Chẳng hạn, luồng tiền thu được vào ngày 01/01/2010 lớn hơn lượng tiền dự kiến chi ra như vậy phần vốn dư thừa có thể được dùng để đầu tư (54 tỷ đồng). Tuy nhiên ở kỳ hạn 2 - 7 ngày lại rơi vào trạng thái thiếu hụt thanh khoản (-59 tỷ đồng) trên cơ sở đó nhà quàn trị quyết định dùng vốn dư thừa 54 tỷ đồng để đầu tư ngắn hạn nhằm có nguồn dự trữ theo nhu cầu. Nếu chưa đủ ngân hàng có thể chuyển đổi các giấy tờ có giá với thời hạn còn lại 2 - 3 tháng để đáp ứng. Mô hình này cũng cho biết khả năng đáp ứng nhu cầu rút tiền của khách hàng rơi vào loại tài sản nào và có những giải pháp dự phòng tốt hơn, Nếu phần lớn nhu cầu rút tiền được đáp ứng bởi nhóm tài sản thanh khoản cao thì mức độ rủi ro thanh khoản thấp hơn so với nhóm tài sản tín dụng.
Mô hình luồng tiền cũng cho biết cơ cấu danh mục Tài sản Có hợp lý không và mối quan hệ giữa thanh khoản và lợi tức. Ở bảng trên ta thấy ngân hàng đang sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn quá lớn đồng thời bù đắp nợ xấu. Việc sử dụng vốn theo kết cấu thiếu hợp lý như vậy đòi hỏi ngân hàng phải có kế hoạch dự phòng để đảm bảo chi trả khi có nhu cầu rút tiền ngay lập tức.
Việc áp dụng mô hình này có khả năng đem lại nhiều tiện ích đặc biệt trong quản trị rủi ro thanh khoản tuy nhiên trong điều kiện hoạt động thực tế của SGD để có thể áp dụng mô hình này cần khắc phục một số khó khăn;
Dùng các số liệu lịch sử để tính toán và phương pháp dự báo, xác định được các nhân tố quyết định đến việc phá vỡ kỳ hạn tiền gửi và tiền vay, hạn chế việc phá vỡ kỳ hạn thông qua phạt lãi suất hoặc tính phí.
- Dùng phương pháp lượng hoá trong dự báo về trạng thái dư thừa hay thiết hụt thanh khoản hạn chế những sai sót.
- Mô hình luồng tiền mới chỉ đưa trong tình hình hoạt động kinh doanh bình thường mà chưa tính tới tác động bên ngoài trong điều kiện khủng hoảng.
Vì vậy để hỗ trợ cho mô hình này, các ngân hàng thường sử dụng
phương pháp
hỗ trợ là phương pháp phân tích trường hợp xấu nhất và tốt nhất.
Hơn nữa, mô hình luồng tiền không đề cập đến bộ phận tiền gửi mới và phần vốn chi ra tăng thêm cho nhu cầu tín dụng do đó công tác dự báo luồng tiền vào ra là điều kiện cần thiết để mô hình có hiệu quả hơn.
Quản trị thanh khoản nguồn vốn huy động liên quan đến việc phát triển thị trường các công cụ mới. CDs, giấy nhận nợ ngân hàng...cũng như khả năng phát hành các giấy tờ có giá dài hạn, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi dài hạn để huy động vốn. NHĐT&PTVN có ưu thế về huy động vốn trung dài hạn, là ngân hàng đầu tiên niêm yết trái phiếu trên TTCK Việt Nam. Vì vậy trong thời gian tới NHĐT&PTVN tiếp tục hoàn thiện hồ sơ niêm yết trái phiếu tăng vốn đợt II trên thị trường chứng khoán là cơ sở để thực hiện có hiệu quả việc chủ động huy động vốn của SGD trong điều kiện thị trường chứng khoán Việt nam cũng như thị trường vốn nói chung đang có nhiều khởi sắc.
3.2.5.2. Quản trị khe hở kỳ hạn nhằm chế rủi ro liên quan đến huy động
vốn và sử dụng vốn.
SGD cũng như hầu hết các NHTM đều thiết lập một chính sách huy động và sử dụng sao cho các dòng tiền vào đều đặn sẽ đáp ứng nhu cầu đầu tư dự kiến đồng thời duy trì thanh khoản cần thiết. Về nguyên tắc, nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng trước hết cho các nhu cầu vay ngắn hạn song việc đáp ứng nhu cầu vay trung và dài hạn là một trong những cơ sở để khẳng định
các rủi ro trong huy động vốn - ngoài việc quan tâm đến lãi suất, tỷ giá và tổng nguồn vốn.
Thời hạn gửi BQ của nguồn Số dư huy động BQ X số ngày trong kỳ (12T) vốn huy động (DL) Tổng nguồn vốn huy động trong kỳ Thời hạn TB của món vay,
đầu tư (DA)
Dư nợ huy động BQ x Số ngày trong kỳ (12T) Tổng dư nợ, đầu tư
Khe hở kỳ hạn = DA - DL
Quản trị khe hở kỳ hạn được coi là vấn đề quan trọng hiện nay trong quản trị rủi ro của các NHTM, tạo sự phù hợp về kỳ hạn của người gửi tiền và người vay tiền. Khe hở kỳ hạn là chênh lệch giữa kỳ hạn của Tài sản Có và tài sản Nợ hay đơn giản đó là chênh lệch giữa kỳ hạn của nguồn vốn huy động và kỳ hạn cho vay; phản ánh rủi ro mà ngân hàng gặp phải khi sử dụng vốn ngắn hạn cho vay dài hạn. Khe hở kỳ hạn càng lớn, rủi ro lãi suất càng cao và giá trị ròng của ngân hàng càng giảm.
Nw = z ʌ r J - D Α X Α 1 X A Y - D L x A i xL I a + LO J 1 + LO k J (1)
Nw: Thay đổi giá trị ròng: A tăng giảm lãi suất.
A: Vốn cho vay; L: Nguồn vốn huy động; Lo: Lãi suất ban đầu Kết hợp tính khe hở kỳ hạn với tính toán khe hở lãi suất:
Khe hở lãi suất (GAP) = TSC nhạy cảm lãi suất - TSN nhạy cảm lãi suất.
Nếu DA - DL < 0 tức là lãi suất thay đổi Nw sẽ biến động theo chiều hướng giảm sẽ ảnh hưởng đến thu nhập của ngân hàng, DA - DL > 0, ngân hàng được lợi khi lãi suất biến động. Đối với huy động ngoại tệ, khi tỷ giá
biến động, rủi ro tỷ giá cũng được tính toán tương tự trên cơ sở quy đổi Nw theo nội tệ hay Nw x Δ Ri
Trong điều kiện các công cụ phái sinh chưa phát triển, bên cạnh việc đảm bảo việc sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn theo một tỷ lệ nhất định mà NHNN quy định như hiện nay (khoảng 40% đối với NHTM Nhà nước) thì SGD cũng như các NHTM Việt nam nói chung cần thiết phải quản trị khe hở của kỳ hạn, cố gắng duy trì kỳ hạn của huy động và cho vay bằng nhau (tức là cố gắng duy trì khe hở kỳ hạn gần bằng 0) bằng cách:
- Kéo dài thời lượng của doanh mục huy động vốn:
+ Tăng cường sự ổn định của các nguồn tiền tức là kéo dài kỳ hạn thực tế của các nguồn tiết kiệm ngắn hạn. Những khoản tiết kiệm dưới 12 tháng được duy trì liên tục nhiều lần sẽ trở thành nguồn vốn trung dài hạn.
+ Làm dài thêm kỳ hạn danh nghĩa của khoản nợ, tập trung tăng cường nguồn vốn dài hạn, lãi suất cố định (xem 3.2.1) đồng thời chủ động đáp ứng nhu cầu thị trường về lãi suất và chi phí dài hạn (Xem 3.2.2);
+ Đa dạng hoá các loại tiền gửi, giảm phụ thuộc vào một số ít khách hàng kết hợp gia tăng tiện ích của các sản phẩm huy động (Xem 3.2.6).
+ Duy trì mối quan hệ với những khách hàng lớn, thường xuyên rút tiền trong những thời điểm căng thẳng bằng cách cung cấp dịch vụ ưu đãi (Xem 3.2.5).
- Lựa chọn cách tính toán áp dụng lãi suất cho vay phù hợp:
+ lãi suất cố định: Lãi suất không thay đổi trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng tín dụng (tuy nhiên cần tính toán khả năng thiệt hại nếu lãi suất tăng).
+ Lãi suất thả nổi:Lãi suất sẽ biến động khi lãi suất thị trường thay đổi. + Lãi suất thay đổi một năm hoặc hai năm 1 lần theo lãi suất tăng giảm tại thời điểm gần nhất với thời điểm đầu năm.
Hiện nay, SGD sử dụng phương pháp bình quân gia quyền để tính toán lãi suất đầu vào bình quân trên cơ sở đó đưa ra mức lãi suất cho vay hợp lý với khách hàng đảm bảo khả năng cạnh tranh và lợi nhuận ngân hàng.
Lãi suất đầu vào bình quân (L/s A) = từng nguồn vốn huy động x lãi suất từng nguồn vốn huy động/Tổng từng nguồn vốn huy động.
Tuy nhiên trong thực tế có rất nhiều loại lãi suất, rất nhiều loại hình huy động, việc tính toán ngày càng phức tạp và tốn nhiều thời gian. Vì vậy trong thời gian tới cần phải có sự hỗ trợ bằng các chương trình xử lý công nghệ thông tin, chương trình giúp cho SGD cập nhật lãi suất đầu vào của mình một cách nhanh chóng, khoa học phục vụ cho công tác quản trị nguồn vốn huy động cũng như quản trị Tài sản - Nợ nói chung một cách hiệu quả. Thêm vào đó, việc áp dụng cơ chế điều chuyển vốn nội bộ (FTP) và việc tính toán kỳ hạn bình quân nguồn vốn và kỳ hạn bình quân cho vay là điều kiện cần thiết để đảm bảo an toàn trong huy động và sử dụng nguồn vốn, hạn chế rủi ro do thừa vốn hoặc thiếu vốn.
Bên cạnh quản trị các loại rủi ro liên quan đến nguồn vốn huy động, SGD cũng cần chú trọng các biện pháp tăng cường phòng ngừa hạn chế rủi ro liên quan đến hoạt động tín dụng và các rủi ro khác liên quan đến sử dụng vốn.
3.2.6. Quản trị huy động vốn gắn với chinh sách khách hàng mục tiêu.
Sở giao dịch nên phân chia khách hàng theo những tiêu chí nhất định, quan trọng nhất là mức độ thường xuyên và số dư tiền gửi. Từ đó, phát huy vai trò đầu mối trong thu hút và phát triển huy động tiền gửi các TCKT, các định chế tài chính, các Tổng công ty lớn có quan hệ thường xuyên, đồng thời kết hợp các biện pháp tăng cường chất lượng dịch vụ, đem đến gói sản phẩm phù hợp với từng đối tượng khách hàng tiềm năng. Vấn đề quan trọng là việc đánh giá xác định tiêu chi đối với một khách hàng số dư tiền gửi lớn cần dựa trên căn cứ xác thực chứ không phải là những tiêu chuẩn định tính như hiện nay.
dịch lớn dịch không lớn
1. Số lần giao dịch 5 lần/ngày < 5 lần/ngày < 5 lần/tháng 2. Doanh số giao
dịch/ngày
500 tỷ/ngày < 500 tỷ/ngày 3. Số dư tài khoản
tiền gửi/ngày
> 1 tỷ/ngày > 5 tỷ/ngày 100 - 500 triệu/ngày
< 100 triệu/1 lần giao dịch
V Những khách hàng thường xuyên có số dư tiền gửi lớn, có uy tín.
Với bộ phận khách hàng này, SGD nên sử dụng "gói sản phẩm gồm các sản phẩm hiện đại đi kèm với chính sách lãi suất và phí dịch vụ ưu đãi"
Bên canh các sản phẩm thanh toán truyền thống, các sản phẩm mới dựa trên các kênh phân phối hiện đại như: Homebanking, Internetbanking nên tiếp tục được triển khai với các Tổng công ty lớn này để tạo tiện ích trong việc