Việt Nam
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, đại biểu HĐND là người do cử tri ở địa phương bầu ra, đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân địa phương45. Đại biểu HĐND vừa là người đại diện cho nhân dân, vừa là thành viên cấu thành của HĐND - cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương. Đại biểu HĐND có mối liên hệ chặt chẽ với nhân dân địa phương, chịu trách nhiệm trước nhân dân và tương tự như đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND sẽ có thể bị cử tri hoặc HĐND bãi nhiệm nếu không còn nhận được sự tín nhiệm của nhân dân địa phương.
Hiện nay, một số quốc gia như Venezuela, Ecuador, Argentina, Nhật Bản, các bang của Hoa Kỳ,… cũng ghi nhận các đại biểu dân cử ở địa phương là thành viên của Hội đồng do dân bầu (thường được gọi là nghị viên, đại biểu Hội đồng địa phương) là đối tượng của chế định bãi nhiệm đại biểu dân cử46. Tuy nhiên, nếu như tất cả đại biểu HĐND ở nước ta đều có thể là đối tượng bị bãi nhiệm khi không còn nhận được sự tín nhiệm của nhân dân, pháp luật Việt Nam hiện nay không có quy định về trường hợp đại biểu HĐND được loại trừ khỏi việc phải chịu hình thức kỹ luật bãi nhiệm thì ở một số quốc gia, đại biểu Hội đồng địa phương sẽ không là đối tượng bị bãi nhiệm trong một số trường hợp luật định. Chẳng hạn bang California (Mỹ) quy định các nghị viên chỉ có thể là đối tượng bị bãi nhiệm sau ít nhất 90 ngày tại vị và cũng sẽ không bị bãi nhiệm nếu nghị viên còn sáu tháng hoặc ít hơn là kết thúc nhiệm kỳ; bang New Jersey quy định việc bãi nhiệm không thể bắt đầu trong năm đầu tiên nhậm chức của một nghị viên; bang Kansas thì quy định không thể bãi nhiệm nghị viên trong 120 ngày đầu tiên hoặc 200 ngày cuối cùng của nhiệm
45Điều 6 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015.
46 Josep Maria Castella Andreu, Monique Jametti, Tanja Karakamisheva-Jovanovska (2019), Report on the recall of mayors and local elected representatives, European Commission for Democracy through Law, tr.8-15.
kỳ47,.... Có thể thấy, các quy định được đặt ra như vậy có những ý nghĩa nhất định: Một là, đảm bảo cho các quan chức dân cử có thời gian chứng minh được năng lực của bản thân trước cử tri, là yếu tố giúp cho các đại biểu không bị cử tri đề nghị bãi nhiệm một cách tùy tiện nếu vì lý do năng lực. Hai là, đảm bảo cho hoạt động ổn định của cơ quan dân cử nói chung.
Hiện nay, các nội dung về vấn đề bãi nhiệm đại biểu HĐND được quy định chủ yếu trong các văn bản sau: Hiến pháp năm 2013, Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, Quy chế hoạt động của HĐND năm 2005 được ban hành kèm theo Nghị quyết số 753/2005/NQ-UBTVQH11 ngày 02 tháng 4 năm 2005 của UBTVQH khóa XI.
1.3.1. Căn cứ, điều kiện bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân