Điều kiện bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân

Một phần của tài liệu Bãi nhiệm đại biểu dân cử theo pháp luật việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 36 - 37)

Hiện nay, Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 quy định về vấn đề này như sau: “Trong trường hợp HĐND bãi nhiệm đại biểu HĐND thì việc bãi nhiệm phải được ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu HĐND biểu quyết tán thành”

(Khoản 3 Điều 102). Như vậy, tỉ lệ được đặt ra khi HĐND bãi nhiệm một đại biểu HĐND là cũng giống như trường hợp bãi nhiệm đại biểu Quốc hội, tức phải có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên của HĐND biểu quyết tán thành. Đây là một tỉ lệ cho thấy được tầm quan trọng của việc thu hồi lại tư cách đại biểu của người đại diện cho nhân dân ở địa phương.

Đối với trường hợp cử tri bãi nhiệm đại biểu HĐND, theo Quy chế hoạt động của HĐND năm 2005 được ban hành kèm theo Nghị quyết số 753/2005/NQ-

UBTVQH11 ngày 02 tháng 4 năm 2005 của UBTVQH khóa XI, tại Khoản 6 Điều 88 của Quy chế quy định: Khi có quá nửa tổng số cử tri ghi tên trong danh sách bỏ phiếu bãi nhiệm đi bỏ phiếu thì việc bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân có giá trị và khi có quá nửa số phiếu tán thành bãi nhiệm thì đại biểu HĐND đó bị bãi nhiệm. Như vậy, theo Quy chế hoạt động của HĐND năm 2005, có hai điều kiện để cử tri bãi nhiệm thành công một đại biểu HĐND: Một là, có quá nửa trên tổng số cử tri có tên trong danh sách bỏ phiếu bãi nhiệm đi bỏ phiếu bãi nhiệm. Hai là, có quá nửa số phiếu của cử tri đi bỏ phiếu bãi nhiệm tán thành việc bãi nhiệm đại biểu HĐND.

Một phần của tài liệu Bãi nhiệm đại biểu dân cử theo pháp luật việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w