Mức bồi thƣờng thiệt hại về tinh thần dovi phạm hợp đồng

Một phần của tài liệu Bồi thường thiệt hại về tinh thần do vi phạm hợp đồng trong pháp luật dân sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 42 - 47)

7. Kết cấu của luận văn

1.4. Mức bồi thƣờng thiệt hại về tinh thần dovi phạm hợp đồng

Khi đã xác định được các căn cứ phát sinh trách nhiệm BTTH do vi phạm hợp đồng, trách nhiệm của các bên trong hợp đồng thì việc xác định mức BTTH về tinh thần do vi phạm hợp đồng là cần thiết. Theo đó, mức BTTH về tinh thần do vi phạm hợp đồng được phân tích như sau:

1.4.1. Trường hợp các bên có thoả thuận

Về nguyên tắc, các bên có quyền thỏa thuận hình thức và phương thức bồi thường nếu thỏa thuận đó không trái với các quy định của pháp luật và đạo đức xã hội (Mục 2.2, Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP). Theo khoản 3 Điều 419 BLDS năm 2015 thì bên bị vi phạm có quyền yêu cầu Tòa án buộc bên còn lại BTTH về tinh thần. Vậy câu hỏi đặt ra rằng, các bên có quyền thỏa thuận mức BTTH về tinh 82 Đỗ Văn Đại, tlđd (15), tr. 491.

thần do vi phạm hợp đồng hay không? Căn cứ vào Điều 360 BLDS năm 2015, “trường hợp có thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ gây ra thì bên có nghĩa vụ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác”. Theo đó, quy định tại Điều 360 BLDS cho phép các bên trong hợp đồng có thể thỏa thuận về mức BTTH, bao gồm cả thiệt hại về tinh thần.

Tuy nhiên, cũng trong khoản 3 Điều 419 BLDS năm 2015, “mức bồi thường do Tòa án quyết định căn cứ vào nội dung vụ việc” tùy theo tính chất và nội dung vụ án thì Tòa án sẽ xác định mức BTTH về tinh thần. Do đó, vẫn còn khúc mắc đối với sự thỏa thuận của các bên về mức BTTH về tinh thần do vi phạm hợp đồng. Ngược lại, đối với BTTH về tinh thần trong lĩnh vực ngoài hợp đồng, mức BTTH về tinh thần trước tiên là do các bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì được tính theo quy định của pháp luật (ví dụ khoản 2 Điều 591 BLDS năm 2015 “Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định”).

Ngoài ra, hiện nay, còn tồn tại nhiều quan điểm về thừa nhận hay không thừa nhận liên quan đến thỏa thuận về khoản BTTH ước tính (đối với thiệt hại về tinh thần) trong thực tiễn xét xử. Trách nhiệm BTTH do vi phạm hợp đồng nếu các bên đã thấy trước hoặc có thể đã thấy trước thiệt hại tại thời điểm giao kết hợp đồng, trừ trường hợp việc không thực hiện là do lỗi nghiêm trọng hoặc sự lừa dối của bên có quyền (Điều 1150, ngày nay là Điều 1231-3 BLDS Pháp năm 1804 sửa đổi năm 2016). Không chỉ trong pháp luật Pháp84 mà pháp luật Anh cũng quy định đối với thiệt hại ước tính - liquidated damage85, được các bên trong hợp đồng thỏa thuận “rằng nếu một bên vi phạm hợp đồng thì bên đó sẽ bồi thường cho bên kia một khoản tiền BTTH đã ước lượng”86. Tuy nhiên, có quan điểm cho rằng điều khoản về thiệt hại ước tính nên là điều phạt – “penalty clause”87. Ở Việt Nam, trước đây, khoản 3 Điều 422 BLDS năm 2005 có đoạn quy định “… nếu không có thoả thuận trước về mức BTTH thì phải bồi thường toàn bộ thiệt hại”. Tuy nhiên , BLDS năm 2015 tại Điều 360 có quy định “trường hợp có thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ gây ra thì bên có nghĩa vụ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa

84 Henri Roland, Laurent Boyer, tlđd (37), tr. 602.

85 “Liquidated, where the amount awarded has been decided by the parties, as a genuine pre-estimate”, xem Mary Charman, tlđd (33), tr. 225.

86 Yuanshi Bu (2013), Chinese Civil Law, C.H. Beck Hart Nomos, tr. 79.

thuận khác hoặc luật có quy định khác”. Trong thực tiễn xét xử, TAND Tối cao không công nhận hiệu lực của thỏa thuận về BTTH ước tính theo Quyết định giám đốc thẩm số 15/2016/KDTM-GĐT của TAND tối cao ngày 7/9/2016 về tranh chấp giữa Công ty Cổ phần dịch vụ và kỹ thuật A với Công ty B88; và trên thực tế “cũng chưa có hướng dẫn nào công nhận biện pháp khắc phục này”89. Do đó, trong trường hợp này, dù thiệt hại về tinh thần do vi phạm hợp đồng nếu đã được các bên thương thuyết và đồng thuận trong hợp đồng thì cũng rất khó để được Tòa án chấp nhận.

Do đó, có thể thấy rằng, nếu chỉ căn cứ vào Điều 419 BLDS năm 2015 thì sẽ khó để nhận diện được sự tồn tại đối với việc được thỏa thuận của các bên đối với BTTH về tinh thần nếu hợp đồng bị vi phạm.

1.4.2. Trường hợp các bên không có thỏa thuận

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 419 BLDS năm 2015, “mức bồi thường do Tòa án quyết định căn cứ vào nội dung vụ việc”. Nếu các bên không thỏa thuận được với nhau về mức BTTH về tinh thần do vi phạm hợp đồng, Tòa án sẽ căn cứ vào nội dung vụ việc để quyết định mức BTTH về tinh thần.

Tuy nhiên, cả khoản 3 Điều 419 và Điều 360 BLDS năm 2015 đều không xác định mức BTTH về tinh thần là bao nhiêu mà Tòa án căn cứ vào nội dung vụ việc. Trên thực tế, chỉ với khoản 3 Điều 419 BLDS năm 2015 thì chưa đủ để xác định là thiệt hại về tinh thần này có được bồi thường toàn bộ hay không. Trước khi BLDS năm 2015 có hiệu lực thi hành, “nếu không có thoả thuận trước về mức BTTH thì phải bồi thường toàn bộ thiệt hại” (khoản 3 Điều 422 BLDS năm 2005). Sau đó, Điều 360 BLDS năm 2015 quy định “bên có nghĩa vụ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại”. Dù có sự thay đổi về mặt ngôn từ nhưng nghĩa của Điều 360 BLDS năm 2015 cũng thể hiện nguyên tắc thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ. Mục 2.1 Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP tại tiểu mục a đã có sự diễn giải đối với “thiệt hại

88 Phụ lục 06: Quyết định giám đốc thẩm số 15/2016/KDTM-GĐT của TAND tối cao ngày 7/9/2016 về tranh chấp giữa Công ty Cổ phần dịch vụ và kỹ thuật A với Công ty B: Nguyên đơn – Cổ phần dịch vụ và kỹ thuật A (Công ty A) và Bị đơn - Công ty B ký kết hợp đồng để Công ty A cung cấp gói thầu 3B “Dịch vụ cơ điện” cho Dự án G do Công ty H là chủ đầu tư và Công ty B là nhà thầu chính, với giá trị hợp đồng là 5.146.969,30 USD. Trong thời gian thi công, gói thầu có phát sinh tăng, nâng tổng giá trị hợp đồng lên 5.751.294,33 USD. Sau khi nghiệm thu công trình, Công ty B chỉ thanh toán một phần giá trị hợp đồng, phần còn lại phải thanh toán là 549.978,54 USD (tương đương 11.549.549.340 đồng). Công ty A đã khởi kiện yêu cầu Tòa án buộc Công ty B thanh toán số tiền là 17.782.155.340 đồng, (trong đó: nợ gốc là 11.549.549.340 đồng; tiền lãi tạm tính đến ngày 15/02/2012 là 6.232.606.000 đồng). Công ty B có căn cứ cho rằng Công ty A đã chậm 288 ngày so với tiến độ thi công đề ra. Do đó, Công ty B phạt Công ty A 5% giá trị hợp đồng là 257.348,47 USD theo quy định tại khoản 8.7 phụ lục hợp đồng thầu phụ. Theo Quyết định Giám đốc thẩm, Tòa án nhận định rằng “công ty A phải chịu phạt 5% giá trị toàn bộ hợp đồng là không đúng.”

89 Trương Nhật Quang (2021), “Hiệu lực của thỏa thuận bồi thường thiệt hại ước tính”, Tạp chí Nghiên cứu & Lập pháp, số 5 (249)-T3/2021, tr. 21 - 22.

được bồi thường toàn bộ”– và sự diễn giải này cũng có thể được áp dụng để thực hiện BTTH về tinh thần trong lĩnh vực hợp đồng để Tòa án quyết định mức BTTH về tinh thần do hợp đồng bị vi phạm:

“Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ, có nghĩa là khi có yêu cầu giải quyết BTTH do tài sản, sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm phải căn cứ vào các điều luật tương ứng của BLDS quy định trong trường hợp cụ thể đó thiệt hại bao gồm những khoản nào và thiệt hại đã xảy ra là bao nhiêu, mức độ lỗi của các bên để buộc người gây thiệt hại phải bồi thường các khoản thiệt hại tương xứng đó.”

Bên cạnh đó, quan điểm của người viết cho rằng đối với trách nhiệm BTTH về tinh thần do vi phạm hợp đồng, bên gây ra thiệt hại không nên được giảm mức bồi thường. Bởi lẽ, thứ nhất, khi giao kết hợp đồng các bên buộc phải dụng tâm cho hợp đồng, cho nghĩa vụ của mình. Thứ hai, thiệt hại về tinh thần là một loại thiệt hại không dễ khắc phục, thậm chí có thể kéo dài đến suốt đời, nên việc bù đắp tổn thất về tinh thần cho bên bị vi phạm là nghĩa vụ của bên vi phạm. Tại Bản án số 834/2012/DS-ST ngày 18/6/201290, bà Lisa yêu cầu Tòa án buộc ông Hiệp bồi thường đối với chi phí bù đắp về tổn hại tinh thần là 30.000.000 đồng. Sau đó, Tòa án xem xét yêu cầu về khoản “tiền bù đắp thiệt hại tinh thần với số tiền là 30.000.000 đồng (ba mươi triệu) tương ứng với tỷ lệ thương tật 16% vĩnh viễn là có cơ sở” để chấp nhận. Nếu cho rằng bên vi phạm có khó khăn về kinh tế mà không bồi thường toàn bộ thiệt hại thì “tư duy này dường như bị ảnh hưởng bởi các nguyên tắc BTTH ngoài hợp đồng”91. Theo quan điểm của người viết, nếu dựa trên khoản 3 Điều 419 BLDS năm 2015 để phân tích, trong trường hợp TAND TP. Hồ Chí Minh căn cứ thấy có thiệt hại về tinh thần nhiều hơn hoặc ít hơn, Tòa án có quyền tăng / giảm để “quyết định” mức bồi thường “căn cứ vào nội dung vụ việc”.

Như vậy, có thể nói rằng, dựa trên nguyên tắc chung của pháp luật hợp đồng, BLDS năm 2015 thừa nhận sự thỏa thuận của các bên đối với mức BTTH về tinh thần do vi phạm hợp đồng. Tuy nhiên, quy định tại khoản 3 Điều 419 năm 2015 vẫn còn tạo ra khúc mắc đối với sự thỏa thuận của các bên đối với mức BTTH về tinh thần hay thẩm quyền quyết định mức BTTH là hoàn toàn theo ý chí của Tòa án khi hợp đồng bị vi phạm.

90 Phụ lục 02

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Như vậy, Chương 1 đã hoàn thành nhiệm vụ của mình trong việc tìm hiểu những vấn đề cơ bản liên quan đến trách nhiệm BTTH về tinh thần do vi phạm hợp đồng. Trong Chương này, người viết tìm hiểu một cách khái quát những nội dung về khái niệm và đặc điểm của thiệt hại về tinh thần; trách nhiệm BTTH về tinh thần do vi phạm hợp đồng; các nguyên tắc BTTH về tinh thần do vi phạm hợp đồng.

Không chỉ dừng lại ở đó, trong quá trình nghiên cứu, người viết luôn tìm tòi, nghiên cứu các văn bản pháp lý và quan điểm của các học giả của Việt Nam, của một số quốc gia tiêu biểu như Anh, Canada, Pháp, Trung Quốc, … cũng như các Bộ nguyên tắc, Điều ước quốc tế,… để có được góc nhìn nghiên cứu đa chiều, có chiều sâu và có giá trị.

Người viết cũng trình bày và thể hiện quan điểm cá nhân của mình đối với các vấn đề pháp lý liên quan đến trách nhiệm BTTH về tinh thần do vi phạm hợp đồng thông qua sự nghiên cứu, phân tích và đánh giá những văn bản pháp lý, quan điểm khoa học và một số bản án, vụ việc cụ thể.

Tóm lại, với Chương I về những vấn đề cơ bản về trách nhiệm BTTH về tinh thần do vi phạm hợp đồng, người viết đã tìm hiểu và làm rõ một số vấn đề pháp lý về khái niệm đặc điểm của thiệt hại về tinh thần; khái niệm, đặc điểm của trách nhiệm BTTH về tinh thần do vi phạm hợp đồng, quan niệm pháp lý về loại trách nhiệm này, dành ra sự phân biệt giữa trách nhiệm BTTH về tinh thần do vi phạm hợp đồng và ngoài hợp đồng. Ngoài ra, người viết đã phân tích các căn cứ phát sinh trách nhiệm BTTH về tinh thần do vi phạm hợp đồng và mức BTTH do vi phạm hợp đồng.

CHƢƠNG 2. MỘT SỐ BẤT CẬP VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI VỀ

TINH THẦN DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG

Dù pháp luật hợp đồng Việt Nam có quy định đối với thiệt hại về tinh thần do vi phạm hợp đồng nhưng trên thực tế vẫn còn một số những bất cập nhất định. Do đó, tại Chương 2 của Luận văn, người viết trình bày và phân tích một số bất cập và đề xuất kiến nghị hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về BTTH về tinh thần do vi phạm hợp đồng, bao gồm: chứng minh thiệt hại về tinh thần do vi phạm hợp đồng; xác định hình thức và mức BTTH về tinh thần do vi phạm hợp đồng.

Một phần của tài liệu Bồi thường thiệt hại về tinh thần do vi phạm hợp đồng trong pháp luật dân sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w