Chứng minh thiệt hại về tinh thần dovi phạm hợp đồng

Một phần của tài liệu Bồi thường thiệt hại về tinh thần do vi phạm hợp đồng trong pháp luật dân sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 47 - 50)

7. Kết cấu của luận văn

2.1. Chứng minh thiệt hại về tinh thần dovi phạm hợp đồng

“Không phải bất cứ một hợp đồng nào bị vi phạm thì thiệt hại về tinh thần cũng được bồi thường mà cả thiệt hại thực tế và thiệt hại về tinh thần cần phải được xem xét”92. Khi yêu cầu BTTH, nguyên đơn hoặc người yêu cầu trước tiên phải chứng minh thiệt hại (vật chất và tinh thần) của mình là có căn cứ và phù hợp với mức bồi thường93. Theo đó, bên bị vi phạm hợp đồng có nghĩa vụ chứng minh thiệt hại về tinh thần của mình để thiệt hại này được cơ quan tài phán chấp nhận. Nhưng rõ ràng rằng, việc chứng minh này là không đơn giản. Để chứng minh những tổn thất về tinh thần đủ trở thành căn cứ cho việc BTTH do vi phạm hợp đồng cần dựa vào việc đánh giá của cơ quan tài phán thông qua việc xem xét các nội dung sau: các đánh giá, kết luận y khoa của bác sĩ hoặc nhà tâm lý học; mức độ nghiêm trọng của tổn thất về tinh thần; thời gian bên bị vi phạm hợp đồng phải chịu đựng những thiệt hại về tinh thần; mối quan hệ giữa tổn thương thể chất và thiệt hại về tinh thần; mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm hợp đồng,…94.

Có thể thấy rằng, việc chứng minh thiệt hại về tinh thần là một trong những vấn đề khó khăn do tính phi vật chất, khó đo lường của loại thiệt hại này. Do đó, vấn đề chứng minh thiệt hại đóng vai trò quan trọng cho sự xem xét, đánh giá của

92

David Pearce, Roger Halson (2007), “Damages for breach of contract: compensation, restitution, and vindication”, Oxford Journal of Legal Studies, ISSN 1464-3820, tr. 25.

93

Yaw Appau - Justice of the Court of Appeal, “Assessment of Damages”,

https://www.studocu.com/row/document/central-university-ghana/law-of-tort/other/assessment-of-damages-justice- yaw-appau/8768984/view, truy cập ngày 06/5/2021.

cơ quan tài phán trong từng vụ án để quyết định việc có hay không một thiệt hại về tinh thần cần được bồi thường từ hành vi vi phạm hợp đồng của một bên.

(i) Các đánh giá, báo cáo kết luận y khoa của bác sĩ hoặc nhà tâm lý học

Những kết luận này mang tính chuyên môn và có giá trị rất lớn trong việc có tồn tại hay không một tổn thất tinh thần. Tuy nhiên, trong một vụ án khác giữa

Mason v. Westside Cemeteries Ltd. (nguyên đơn đã kiện bị đơn vì vi phạm hợp đồng bảo lãnh), Tòa án Tối cao Ontario đã chấp nhận yêu cầu BTTH về tinh thần của nguyên đơn dựa trên lời khai rằng ông ấy đã trải qua những cảm xúc khó chịu đáng kể do sự cẩu thả và vi phạm hợp đồng của phía bị đơn trong việc làm mất tro cốt của cha mẹ ông ấy95. Trong trường hợp này, Tòa án Tối cao Ontario không yêu cầu một bằng chứng y khoa mà dựa trên việc vi phạm hợp đồng của bị đơn và lời khai từ phía nguyên đơn về những đau đớn tinh thần.

Theo J. Carbonnier trong quyển Droit civil, phần Les obligations, việc không thực hiện hợp đồng không lúc nào cũng làm phát sinh thiệt hại về tinh thần, thiệt hại này cần phải thực sự tồn tại và phải được chứng minh96. Trong Bản án n° 215878 ngày 13/5/2003 của Tòa phúc thẩm Nîme97 liên quan đến vụ việc công ty A đã không thực hiện việc giao đất cho vợ chồng B nên phải bồi thường số tiền là 160.000 franc. Cũng theo Tòa phúc thẩm, ngoài khoản tiền này, vì Công ty A là bên kinh doanh, có chuyên môn trong lĩnh vực của họ và phải bồi thường tất cả thiệt hại trong giao dịch này. Những thiệt hại mà vợ chồng B phải gánh chịu bao gồm tiền lãi vay, chi phí bảo hiểm phát sinh, chi phí mua lại, thuế tài sản, chi phí bổ sung trong trường hợp mua lại đất mới, chi phí tăng thêm trong trường hợp mua lại, sự cần thiết phải có một hợp đồng thuê để bảo đảm nơi ở cho họ và thiệt hại về tinh thần mà họ phải gánh chịu. Do đó, số tiền mà công ty A phải thanh toán cho vợ chồng B là 250.000 franc, tương đương với 38.112,25 euro98. Ở Pháp, trong một số trường hợp liên quan đến BTTH do vi phạm hợp đồng, Tòa án yêu cầu đương sự chứng minh thiệt hại về tinh thần nhưng không bắt buộc phải có một kết luận mang tính chuyên môn về mặt y khoa.

95 Shannon Kathleen O’Byrne (2005), “Damages for Mental Distress and Other Intangible Loss in a Breach of Contract Action”, Dalhousie Law Journal, tr. 342

96 J. Carbonnier (2000), Droit civil, Les obligations (Luật Dân sự, Các nghĩa vụ), tome 4, 22ème édition,

2000, tr. 242: “Encore faut-il que le préjudice moral existe bien et qu’il soit prouvé. Or il n’est pas certain que l’inexécution entraîne toujours un préjudice moral pour la partie qui en est victime”.

97 Cour d’appel de Nîmes, n° 215878,13 mai 2003.

98 Hariz Saidani (2016), La rupture du contrat (Vi phạm hợp đồng), Thèse de doctorat en Droit privé, Université de Toulon, tr. 328.

Tuy nhiên, trên đây là trường hợp về BTTH về tinh thần do vi phạm hợp đồng liên quan đến tài sản (là động sản) nhưng ở Việt Nam, theo khoản 3 Điều 361 BLDS năm 2015 thì thiệt hại về tinh thần xuất phát từ tài sản bị xâm phạm thì chưa được quy định. Ngoài trường hợp sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín được đề cập bên dưới thì các lợi ích nhân thân khác khi bị xâm phạm vẫn có thể được BTTH về tinh thần. Nhưng trên thực tế, số bản án xét xử đối với BTTH về tinh thần do vi phạm hợp đồng ở Việt Nam là không nhiều. Nguồn tham khảo chủ yếu dựa trên Bản án số 834/2012/DS-ST ngày 18/6/2012 của TAND TP. Hồ Chí Minh. Ngoài ra Bản án số 11/2010/DSST ngày 27/4/2010 của TAND quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh về tranh chấp giữa bà Bình và Công ty Bitexco liên quan đến hợp đồng mua bán nhà. Trong đơn phản tố, Bà Bình có yêu cầu BTTH về tinh thần do chất lượng căn hộ không bảo đảm đã gây ra những ảnh hưởng về mặt tâm lý, tuy nhiên, tại phiên tòa, Bà Bình xin rút lại yêu cầu này nên Tòa án đã đình chỉ giải quyết99. Do vậy, việc xem xét các kết quả chuyên môn về y khoa, tâm lý sẽ là một trong những căn cứ quan trọng để Tòa án ở Việt Nam có thể giải quyết các vụ án có liên quan. Bởi lẽ, việc chứng minh thuộc về các đương sự, nhưng các kết quả này cũng cần đảm bảo độ tin cậy, tránh trường hợp Tòa án sẽ phải từ chối yêu cầu BTTH về tinh thần do vi phạm hợp đồng trong trường hợp giả mạo kết quả (ví dụ, một bên có thể bịa đặt hoặc phóng đại mức độ tổn thất về tinh thần của họ để yêu cầu BTTH100).

Các căn cứ y khoa còn là cơ sở để đánh giá mức độ nghiêm trọng của thiệt hại về tinh thần. Về nguyên tắc, bên cạnh lời khai của đương sự về sự nghiêm trọng của đau khổ về tinh thần, Tòa án cũng xem xét sự hiện hữu của sự đau đớn về tinh thần và mức độ nghiêm trọng của nó. Như trường hợp trong vụ án giữa Trim v Beaudet

thì sự đau đớn đơn thuần (buồn phiền, khó chịu) thì không được BTTH.

(ii) Các kết quả xét nghiệm, đơn thuốc của bác sĩ

Ngoài những kết luận mang tính chuyên môn như trên, các kết quả xét nghiệm hoặc đơn thuốc của bác sĩ cũng là một trong những căn cứ quan trọng để chứng minh có thiệt hại về tinh thần để được bồi thường. Dựa trên những kết quả hình ảnh từ điện não đồ (EEG) có thể phát hiện các thay đổi liên quan đến các cơn động kinh,

99 Võ Thị Oanh (Trưởng nhóm), Phan Thị Trúc Phương, Lê Thị Thảo, Bạch Thủy Tiên, tlđd (4), tr. 33.

rối loạn giấc ngủ, bệnh não do chuyển hóa hoặc tổn thương cấu trúc101. Nhờ những kết quả đo được có thể thấy được sự khác nhau giữa bản đồ của người được kiểm tra với người bình thường.

Như vậy, thông qua các kết luận y học hoặc tâm lý học, thông qua đơn thuốc (toa thuốc), Tòa án, cơ quan thẩm định có thể thấy bệnh trạng, dấu hiệu, tên thuốc, liều dùng, thành phần, dược tính,… để từ đó xem xét sự tồn tại trên thực tế của thiệt hại về tinh thần.

Ngoài những phương thức chứng minh thiệt hại về tinh thần đã được đề cập, Tòa án cũng có thể xem xét đến những yếu tố như thời gian của những đau khổ về tinh thần. Thời gian tồn tại của những đau khổ này càng lâu thì biểu hiện càng rõ rệt, do đó, bằng chứng cho thiệt hại về tinh thần càng đáng tin cậy. Mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm hợp đồng cũng là một trong những yếu tố tác động đến tinh thần của bên bị vi phạm. “Sự việc càng cực đoan và đáng lo ngại thì Tòa án càng có khả năng để chấp nhận và ra phán quyết đối với thiệt hại về tinh thần”102. Bên cạnh đó, Tòa án cũng có thể dựa vào lời khai từ người thân, bạn bè, đồng nghiệp, bác sĩ,… của bên bị vi phạm hợp đồng để đánh giá việc hợp đồng bị vi phạm ảnh hưởng như thế nào đối với cuộc sống của họ.

Một phần của tài liệu Bồi thường thiệt hại về tinh thần do vi phạm hợp đồng trong pháp luật dân sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w