Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách

Một phần của tài liệu 0069 giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn VN luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 109)

* Chính sách tín dụng chỉ thực sự có hiệu quả nếu phù hợp với xu hướng phát triển của nền kinh tế, môi trường pháp luật và thực trạng của mỗi ngân hàng. Đổi mới chính sách tín dụng là quá trình liên tục và lâu dài, có kế

94

để tạo ra những bước đột phá trong hoạt động tín dụng, không những tăng trưởng về quy mô, đảm bảo an toàn mà còn nâng cao khả năng sinh lời đã tính đến rủi ro trên mỗi đồng vốn, đẩy nhanh sự phát triển của các dịch vụ khác, đưa Agribank hội nhập sâu, rộng vào cộng đồng tài chính khu vực và quốc tế.

* Xuất phát từ yêu cầu trên, Agribank cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách tín dụng, chính sách QTRRTD đảm bảo tính đầy đủ, đồng bộ, nhất quán và tính khả thi trong thực tiễn. Các giải pháp cụ thể:

- Xây dựng và hoàn thiện chiến lược và khẩu vị rủi ro trung và dài hạn của Agribank trên cơ sở chiến lược kinh doanh của Agribank.

- Tiếp tục rà soát, chỉnh sửa và hoàn thiện các chính sách, quy định, quy trình quản lý rủi ro sau khi áp dụng thử nghiệm, bao gồm các chính sách đã được dự thảo đối với các lĩnh vực rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro hoạt động, rủi ro thị trường (lãi suất, tỷ giá). Tiếp tục mở rộng triển khai các chính sách này ở cấp độ toàn hệ thống, đặc biệt đối với rủi ro tín dụng và rủi ro

hoạt động.

- Ban hành các quy định nội bộ của Agribank về cấp tín dụng, quản lý tiền vay, quản lý tài sản bảo đảm, chính sách dự phòng rủi ro; ban hành chính

sách phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập và xử lý rủi ro trong hoạt động của Agribank theo quy định tại Thông tư 02 của NHNN. - Xây dựng, sửa đổi, ban hành kịp thời đồng bộ các cơ chế chính sách,

quy trình, quy định, các khâu kiểm soát mang tính tuân thủ cao như: quy định

giao dịch một cửa; quy định hậu kiểm; quy chế xử lý kỷ luật và trách nhiệm vật chất; quy chế đoàn kiểm tra,...

- Xây dựng và thực hiện quy trình tín dụng theo ba công đoạn: quan hệ khách hàng (tiếp thị khách hàng, thu thập thông tin, hồ sơ, thẩm định khoản vay)

95

lý hồ sơ tín dụng).

- Ban hành các sản phẩm cho vay gắn với phát triển các dịch vụ và lĩnh vực, mô hình hoạt động của khách hàng, như: Mô hình cho vay liên kết, khép

kín giữa 3 nhà (ngân hàng, doanh nghiệp và nhà nông), cho vay theo từng loại

sản phẩm cây trồng, vật nuôi...

- Xây dựng quy trình phê duyệt nhanh đối với các sản phẩm tín dụng nhỏ lẻ, hoặc các sản phẩm tín dụng ít chịu rủi ro. Thiết lập quy trình luân chuyển tài liệu, hồ sơ điện tử để giảm thiểu thời gian giải quyết các khoản tín

dụng vượt cấp.

* Để xây dựng chính sách tín dụng chuẩn mực, trước hết cần phải triển khai: - Thành lập các tổ chỉ đạo xây dựng, sửa đổi, ban hành đồng bộ cơ

chế, chính sách tín dụng như: Quản lý rủi ro tín dụng; quy định cấp tín dụng đối với khách hàng; bảo đảm tiền vay; bảo lãnh; phân quyền phán quyết; cấp

tín dụng đối với khách hàng và người có liên quan; nhiều chi nhánh cùng cho

vay một khách hàng; quản lý giám sát các khoản cho vay lớn; qui trình thẩm định cấp tín dụng, sổ tay tín dụng...

- Rà soát, chỉnh sửa những qui định bất hợp lý về quản lý kế hoạch kinh doanh trong đó kế hoạch tín dụng cần có những chỉ tiêu cụ thể, chi tiết về cơ

cấu và tăng trưởng tín dụng; quản lý danh mục dự án đầu tư, xây dựng cơ chế

lãi suất cho vay, phí... đối với từng loại chi nhánh, theo từng địa bàn nhằm tăng khả năng cạnh tranh với các NHTM.

96

rủi ro đạo đức, rủi ro thị trường,...). Xây dựng mô hình quản trị tín dụng tập trung phù hợp với quy định của NHNN Việt Nam và chuẩn mực quốc tế.

* Trước xu thế toàn cầu hóa đòi hỏi công tác quản trị rủi ro của Agribank phải có bước đột phá mới đáp ứng được yêu cầu của một ngân hàng

hiện đại, bảo đảm năng lực tài chính và khả năng cạnh tranh với các TCTD trong nước và quốc tế. Để xây dựng mô hình quản trị, đặc biệt là mô hình quản trị rủi ro từ Trụ sở chính đến chi nhánh theo hướng dần phù hợp với chuẩn mực quốc tế, các giải pháp chính là:

Đổi mới mô hình tổ chức bộ máy quản lý tín dụng theo thông lệ quốc tế, Kiện toàn bộ phận thẩm định tại các chi nhánh, đảm bảo sự độc lập giữa cấp tín dụng và quản lý khoản vay, theo đó thành lập bộ phận thẩm định ở các chi nhánh loại I, II và III nhằm tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trước khi cho vay; Thực hiện quy trình thẩm định theo hướng tách bạch giữa khâu thẩm định và quyết định cho vay, quản lý rủi ro tín dụng. Nâng cao chất lượng thẩm định dự án, phương án vay vốn; tách bộ phận quản lý nợ để thực hiện giải ngân, thu nợ, kiểm tra sau khi cho vay và quản lý hồ sơ, dữ liệu trên hệ thống.

* Để thực hiện các giải pháp xây dựng mô hình tổ chức quản trị rủi ro toàn diện, trước hết yêu cầu:

- Trên cơ sở các khuyến nghị của tư vấn dự án quản trị rủi ro toàn diện Agribank thiết lập mô hình tổ chức về quản trị rủi ro phù hợp và xây dựng lộ

trình thực hiện cụ thể. Trước mắt cần thành lập bộ phận quản lý nợ có vấn đề

từ trụ sở chính đến chi nhánh. Sớm thành lập Ủy ban ALCO với chức năng quản lý toàn bộ tài sản có của Agribank.

97

lập về chức năng như: chức năng bán hàng - bộ phận quan hệ khách hàng (tiếp xúc khách hàng, đàm phán, tiếp thị...), chức năng quản trị rủi ro tín dụng - bộ phận quản lý rủi ro tín dụng (phân tích, thẩm định, dự báo, đo lường, đánh giá lại theo định kỳ...) và chức năng tác nghiệp - bộ phận quản lý nợ (xử lý hồ sơ, theo dõi, giám sát khoản vay, thu nợ, thu lãi). Theo đó phân định rõ chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm pháp lý của từng bộ phận nhằm đảm bảo tính khách quan trong đánh giá chất lượng công việc, là điều kiện để quá trình xử lý các dấu hiệu rủi ro tín dụng được nhanh chóng, hiệu quả và kịp thời.

+ Chuyển đổi mô hình quản lý theo chiều ngang sang mô hình theo chiều dọc, theo đó các nghiệp vụ kinh doanh chính, trong đó có hoạt động cấp tín dụng, được quản lý tập trung tại hội sở chính, các chi nhánh chủ yếu làm chức năng bán hàng.

- Tiếp tục hoàn thiện mô hình tổ chức quản lý rủi ro sau khi thử nghiệm, đánh giá mức độ hiệu quả của mô hình, đặc biệt đối với 2 lĩnh vực quản lý rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro hoạt động để mở rộng triển khai trên

diện rộng.

3.2.3. Nhóm giải pháp về quản trị rủi ro

3.2.3.1. Giải pháp quản lý rủi ro tín dụng

* Mục tiêu giảm thấp nợ xấu, ngăn ngừa nợ xấu phát sinh, phấn đấu giảm tỷ lệ nợ xấu năm 2013 xuống dưới 5%/tổng dư nợ cho vay, đến năm 2015, phấn đấu đưa tỷ lệ nợ xấu < 3,5%/ tổng dư nợ.

* Để thực hiện mục tiêu cần thực hiện giải pháp:

- Nâng cao chất lượng của công tác thẩm định khoản vay, quy định chặt chẽ quản lý các khoản vay. Tổ chức phân tích, đánh giá các khoản nợ nhóm 1,

2 tiềm ẩn rủi ro để đưa ra cảnh báo, giám sát.

98

để có biện pháp thu hồi nợ thích hợp, kịp thời.

- Tăng cường quản lý thu hồi các khoản nợ xấu, nợ có vấn đề; áp dụng đồng bộ các giải pháp để thu hồi nợ xấu: áp dụng cơ chế miễn, giảm lãi, cơ cấu lại nợ tháo gỡ khó khăn cho khách hàng hoặc xử lý tài sản, khởi kiện trường hợp khách hàng trây ỳ,...

- Đẩy mạnh chiến lược phát triển dịch vụ phi tín dụng để nâng dần tỷ trọng thu ngoài tín dụng khi tỷ trọng thu từ tín dụng vẫn còn quá cao, trong khi đầu tư vào tín dụng đang ngày càng rủi ro, đặc biệt là tín dụng tại các khu

vực đô thị.

* Để triển khai hiệu quả các giải pháp trên Agribank cần thực hiện:

+ Tiếp tục duy trì hoạt động của tổ chỉ đạo xử lý nợ xấu từ Trụ sở chính đến chi nhánh. Xây dựng phương án xử lý, thu hồi nợ xấu và cơ cấu nợ năm 2013 và các năm tiếp theo đối với các chi nhánh có tỷ lệ nợ xấu cao; Triển khai đồng bộ các giải pháp xử lý nợ xấu, thường xuyên phân tích hoạt động của khách hàng, phân tích dư nợ có tiềm ẩn rủi ro để có các giải pháp cụ thể xử lý cơ cấu nợ,

+ Kiểm tra, giám sát chặt chẽ các khoản cấp tín dụng mới. Nâng điều kiện cho vay đối với khách hàng về vốn tự có, về tài sản bảo đảm; Sửa đổi quy định về phân loại khách hàng; Kiểm soát chặt chẽ việc cấp tín dụng đối với các ngành, lĩnh vực rủi ro cao như bất động sản, xây dựng, xi măng, sắt thép, giảm dư nợ cho vay phi sản xuất.

+ Tổ chức việc đánh giá, xếp loại khách hàng, phân loại nợ theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ.

+ Quy định phân quyền phán quyết tín dụng cho chi nhánh phù hợp với khả năng quản lý tín dụng của từng chi nhánh, từng loại hình khách hàng.

+ Tăng cường vai trò và trách nhiệm trong công tác kiểm tra hoạt động cấp tín dụng từ Trụ sở chính đến chi nhánh. Cải tiến phương pháp kiểm tra tín

99

dụng nhằm phát hiện ngăn ngừa và xử lý kịp thời những sai phạm. Coi trọng hơn nữa công tác phúc tra, kiên quyết xử lý các trường hợp sai phạm phát hiện sau kiểm tra.

+ Thực hiện nghiêm kỷ cương kỷ luật trong chỉ đạo điều hành công tác tín dụng. Kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm các quy định về tín dụng của NHNN và của Agribank.

+ Tổ chức đánh giá phân loại và sắp sếp lại cán bộ tín dụng từ lãnh đạo đến chuyên viên gắn với thực hiện qui định về luân chuyển cán bộ tín dụng.

+ Giao khoán chỉ tiêu đến từng chi nhánh, từng cán bộ nhằm làm tốt công tác thu hồi nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro.

+ Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng tín dụng (ISO chất lượng).

3.2.3.2. Chuẩn hoá dữ liệu thông tin

- Chuẩn hoá thông tin khách hàng, thông tin tài sản bảo đảm... Rà soát và chuẩn hoá dữ liệu đầu vào, đảm bảo khớp đúng giữa hồ sơ giấy và hồ sơ trên hệ thống IPCAS để nâng cao chất lượng công phân loại nợ.

- Nâng cao chất lượng thông tin báo cáo, tổ chức tốt việc nắm thông tin, diễn biến của nền kinh tế, những điều chỉnh cơ chế, chính sách của Chính phủ, NHNN và các bộ, ngành có liên quan đến hoạt động cấp tín dụng; dự báo

rủi ro tín dụng để có các giải pháp điều hành hoạt động tín dụng phù hợp, linh hoạt, an toàn, hiệu quả.

3.2.3.3. về công cụ quản lý rủi ro

- Đầu tư xây dựng các công cụ quản lý rủi ro phù hợp với thông lệ quốc tế, trên cơ sở kế thừa công cụ, giải pháp phương pháp luận đã được triển khai

giai đoạn trước. Nâng cấp, củng cố hệ thống báo cáo phân tích và cảnh báo rủi ro.

100

từng bước mở rộng triển khai toàn hệ thống các công cụ quản lý rủi ro đã được xây dựng và thử nghiệm.

- Tổ chức thực hiện xác thực HTXHTDNB để nâng cao chất lượng đánh giá khách hàng; thiết lập phương pháp luận tính toán các công cụ đo lường rủi

ro tín dụng: PD, LGD, EAD tính toán thử nghiệm làm cơ sở chuẩn bị các điều

kiện để mở rộng triển khai trong giai đoạn tiếp theo; thiết lập phương pháp xác định hạn mức ngành, lĩnh vực, nhóm khách hàng; thiết kế hệ thống thông

tin báo cáo phục vụ quản trị rủi ro tín dụng phù hợp với điều kiện của Agribank; thiết kế các báo cáo giám sát và quản lý các khoản nợ có vấn đề. - Tiếp tục nghiên cứu, rà soát, sửa đổi, bổ sung chính sách phân loại nợ,

trích lập dự phòng rủi ro tín dụng để phù hợp với qui định của pháp luật hiện

hành và phù hợp với thực tế hoạt động của ngân hàng để thực hiện phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro tín dụng đối với tất cả các khách hàng theo lộ trình NHNN Việt Nam đã phê duyệt.

3.2.5.3. Phòng ngừa rủi ro tín dụng

- Quản lý, giám sát chặt chẽ việc biến động dư nợ các khách hàng tổng công ty tập đoàn, khách hàng có dư nợ lớn, khách hàng vay liên chi nhánh để

có biện pháp thu hồi nợ thích hợp, kịp thời. Tổ chức phân tích, đánh giá các khoản nợ nhóm 1, 2 tiềm ẩn rủi ro hàng tháng để đưa ra cảnh báo, giám sát. - Thực hiện công tác phân tích và cảnh báo rủi ro thường xuyên hàng

quí. Thường xuyên cập nhật thông tin mang tính hệ thống, đưa ra dự báo, cảnh báo đối với những rủi ro liên quan đến việc tập trung tín dụng theo lĩnh

101

- Triển khai dự án phân tích ngành đối với tất cả các ngành kinh tế/lĩnh vực cơ bản, làm cơ sở đo lường rủi ro và xác định giới hạn tín dụng ngành/lĩnh vực. Xây dựng giới hạn tổng hạn mức tín dụng đối với từng ngành, từng lĩnh vực, các nhóm khách hàng có liên quan với nhau bao gồm cả

việc lưu giữ các thông tin về các khách hàng có liên quan với nhau trong hệ thống thông tin khách hàng.

- Áp dụng các công cụ phái sinh để phòng ngừa hiệu quả hơn rủi ro tín dụng như: Chứng khoán hoá các khoản cho vay, hợp đồng trao đổi tín dụng (Credit Swap), hợp đồng quyền lựa chọn tín dụng, trái phiếu ràng buộc.

3.2.5.4. Phân tán rủi ro tín dụng

Trong hoạt động tín dụng, rủi ro là điều khó tránh khỏi. Vậy làm thế nào để hạn chế thấp nhất rủi ro có thể xảy ra đồng thời đạt được mục tiêu lợi nhuận. Để thực hiện việc phân tán rủi ro, cần quan tâm đến các biện pháp:

- Đa dạng hóa phương thức cho vay: Trong hoạt động tín dụng có rất nhiều phương thức cho vay như: cho vay hạn mức, cho vay thấu chi, cho vay

theo món, cho vay đồng tài trợ...

- Đa dạng hóa khách hàng: Mở rộng cho vay đối với mọi thành phần kinh tế, nhiều đối tượng khách hàng, nhiều lĩnh vực sản xuất kinh doanh nhằm tránh việc vay quá mức đối với một khách hàng,một lĩnh vực. hạn chế rủi ro khi khách hàng không trả được nợ.

- Thực hiện mua bán nợ: Mua bán nợ là công cụ quan trọng trong quản trị ngân hàng nhằm tránh rủi ro tập trung. Hiện nay Agribank đã thành lập lại

Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản cùng với việc ra đời Công ty Quản lý

102

hình thức rất phổ biến ở các nước khác nhưng lại khá mới ở nước ta và hiện chưa có nhiều ngân hàng thực hiện. Bảo hiểm tín dụng là trong những phương thức quản trị rủi ro trong ngân hàng.

3.2.3.5. Đào tạo kiến thức quản lý rủi ro và giáo dục đạo đức nghề nghiệp

- Tổ chức đào tạo, hướng dẫn kiến thức quản trị rủi ro cho cán bộ nhân viên và lãnh đạo các cấp để mỗi cán bộ nhân viên Agribank đều nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản trị rủi ro từ đó vận dụng vào nhiệm

Một phần của tài liệu 0069 giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn VN luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 109)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(125 trang)
w