Tương quan giữa các phương thức thanh toán được sử

Một phần của tài liệu 0123 giải pháp mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế của các doanh nghiệp hàn quốc tại NH SHINHANVINA chi nhánh hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 64 - 66)

Thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Shinhanvina chi nhánh Hà Nội

Phương thức thanh toán quốc tế được sử dụng chủ yếu tại Shinhanvina Hà Nội là chuyển tiền bằng điện (TTR), chiếm từ 81% đến 87%. Tương quan giữa phương thức thanh toán này so với phương thức thanh toán bằng thư tín dụng (L/C) và nhờ thu kèm chứng từ (D/A, D/P) qua các năm thay đổi không đáng kể, chỉ xoay quanh mức từ 13% và cao nhất là 19%. Điều này là một điểm rất khác biệt so với các ngân hàng khác của Việt Nam. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ chiếm từ 50% đến 70% trong hoạt động thanh toán quốc tế của các ngân hàng này. Điều này là hoàn toàn hợp lý vì trong kinh doanh, rủi ro đối với các nhà xuất nhập khẩu là rất lớn do hoạt động thương mại quốc tế ngày càng trở lên phức tạp do chịu tác động mạnh mẽ của những biến động về chính trị, kinh tế đang diễn ra trên thế giới và nhất là xu

thế hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng phát triển mạnh mẽ, kéo theo thương mại quốc tế ngày càng phát triển theo.

Nhưng tại Ngân hàng Shinhanvina nói chung và Chi nhánh Hà Nội nói riêng, khách hàng chủ yếu là các doanh nghiệp có vốn đầu tư Hàn Quốc và đối tác của họ cũng là các doanh nghiệp của Hàn Quốc. Thậm chí đa số các giao dịch thanh toán quốc tế của các công ty này là thanh toán giữa các công ty mẹ-con hoặc là các đối tác đã làm ăn lâu dài, có uy tín với nhau. Do đó, phương thức thanh toán thường được dùng để bảo đảm cho các giao dịch thanh toán quốc tế ở mức cao nhất là thư tín dụng lại rất ít được sử dụng. Trong khi đó, phương thức thanh toán được đánh giá là chứa nhiều rủi ro hơn trong TTQT là chuyển tiền bằng điện thì lại chiếm đa số trong các giao dịch do đặc điểm trên. Hơn nữa, các khách hàng là doanh nghiệp có vốn đầu tư Hàn Quốc thường chọn hình thức vay vốn từ công ty mẹ hoặc từ các tổ chức tín dụng của Hàn Quốc do có mức lãi suất ưu đãi hơn, càng làm gia tăng tỷ lệ sử dụng phương thức chuyển tiền bằng điện trong thanh toán quốc tế.

Biểu đồ 2.6. Tỷ trọng các phương thức trong thanh toán quốc tế

ĐVT: 1.000 USD

Số dự án Vốn đăng ký (Triệu _________USD)^ ' ________Tổng số________ 12.575 ________194.429,5________ _______Trong đó:_______ _______Hàn Quốc_______ 2.560 ________26.880,4________ ________Đài Loan________ 2.260 ________22.618,8________ _______Ma-lai-xi-a_______ 395 _________17.202,3________ ________Nhật Bản________ 1.247 _________17.149,6________ _______Xin-ga-po_______ 870 _________16.345,7________ ________Hoa Kỳ________ 589 _________15.403,1________

2.2.3. Đóng góp của hoạt động Thanh toán quốc tế vào kết quả kinh doanh của Ngân hàng Shinhanvina chi nhánh Hà Nội

Biểu đồ 2.7. Đóng góp của hoạt động TTQT so với tổng doanh thu của Ngân hàng Shinhanvina CN Hà Nội

ĐVT: 1.000 USD

Nguồn: Báo cáo hàng năm của Ngân hàng Shinhanvina

Trong những năm từ 2005 đến 2008, tỷ trọng đóng góp của hoạt động thanh toán quốc tế vào thu nhập chung của Ngân hàng là khá khiêm tốn, chỉ chiếm 7% đến 8%. Nhưng từ năm 2009 đến năm 2010, tỷ trọng này tăng dần lên, lần lượt là 9% và 10%. Điều này thể hiện vai trò ngày càng tăng của hoạt

Một phần của tài liệu 0123 giải pháp mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế của các doanh nghiệp hàn quốc tại NH SHINHANVINA chi nhánh hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(121 trang)
w