Kiến nghị đối vớiNgân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu 0123 giải pháp mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế của các doanh nghiệp hàn quốc tại NH SHINHANVINA chi nhánh hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 112 - 115)

- Cần có những văn bản pháp lý cho giao dịch thanh toán XNK

Trên cơ sở hệ thống văn bản pháp luật của Nhà nước ban hành, Ngân hàng Nhà nước cần phải có các văn bản dưới luật hướng dẫn các nghiệp vụ thanh toán quốc tế. Cần phải có văn bản quy định mối quan hệ về nghĩa vụ, trách nhiệm, quyền lợi của nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu và các ngân hàng tham gia sử dụng các phương thức thanh toán quốc tế trên cơ sở luật quốc gia.

- Hoàn thiện và phát triển thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng

Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng là thị trường trao đổi cung cấp các loại ngoại tệ nhằm giải quyết các mối quan hệ ngoại tệ giữa các ngân hàng với nhau. Vì vậy, việc hoàn thiện và phát triển thị trường này của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, vừa là một trong những điều kiện quan trọng để các

ngân hàng thương mại mở rộng các nghiệp vụ kinh doanh, vừa là cơ sở cho việc hình thành thị trường hối đoái hoàn chỉnh ở Việt Nam.

Ngân hàng Nhà nước cũng cần chú trọng xây dựng cơ chế điều hành tỷ giá linh hoạt, phù hợp với cung cầu thực tế. Ngân hàng Nhà nước cần nâng cao dự trữ ngoại tệ tương ứng với nhịp độ phát triển của kim ngạch xuất nhập khẩu, xác định cơ cấu dự trữ trên cơ sở đa dạng hóa rổ ngoại tệ mạnh, không nên neo giữ đồng VND và USD trong bối cảnh nền kinh tế Mỹ có nhiều biến động lớn. Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước còn cần phải có những quy định về các phương thức thanh toán quốc tế hiện đại như Factoring, Forfeighting. Factoring và Forfeiting cũng gần giống nhau, nghĩa là đều là dạng tài trợ những khoản phải thu, nhưng Factoring dành cho những khoản tài trợ ngắn hạn, còn Forfeiting dành cho những khoản trung và dài hạn và Withour recourse. Packing Credit (tài trợ pre shipment), Bill Purchase.. .vốn đã rất phổ biến trên thế giới, nhưng lại là một dịch vụ còn rất mới ở Việt Nam..

Không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng Ngân hàng Nhà nước (CIC).

Hơn 10 năm qua, hệ thống ngân hàng không ngừng được củng cố và phát triển, góp phần tích cực vào những thành tựu chung của công cuộc đổi mới, nổi bật là đẩy lùi lạm phát phi mã, ổn định giá trị đồng tiền thanh toán. Tuy nhiên, nó vẫn còn những tồn tại riêng của nó, đó là chất lượng hoạt động thấp, kỹ thuật lạc hậu, các nghiệp vụ của hệ thống ngân hàng Việt Nam còn quá đơn điệu, hầu như chỉ tập trung vào hoạt động tín dụng, nhưng hoạt động này được quy định rất chặt chẽ. Ngân hàng Nhà nước cần phải tháo gỡ những vướng mắc, thiếu sót về mặt thể chế để trao cho hệ thống ngân hàng thương mại quyền tự chủ nhằm thích ứng hơn với cơ chế thị trường. Trong quá trình

tiến hành hoạt động, cho phép ngân hàng thương mại áp dụng phương thức nào được coi là phù hợp với đặc điểm của từng ngân hàng.

Đa dạng hoá, cung ứng các dịch vụ trọn gói, mở rộng thị trường trong và ngoài nước là xu thế phát triển hiện nay của các ngân hàng trên thế giới. Vì vậy, để không bị tụt hậu, ngành Ngân hàng Việt Nam cần phải nhanh chóng tháo gỡ những rào cản làm chậm tiến trình phát triển và hội nhập.

Trong những năm qua, kim ngạch xuất nhập khẩu, theo đó là hoạt động thanh toán quốc tế ở nước ta ngày càng tăng. Kết quả này có được là do sự hội nhập kinh tế quốc tế. Việt Nam đã có những quy định pháp lý phù hợp thông lệ quốc tế hơn cho hoạt động xuất nhập khẩu nói chung và cho thanh toán quốc tế nói riêng. Tuy nhiên, các quy định nằm rải rác ở các văn bản luật hoặc dưới luật khác nhau, chưa có hệ thống thống nhất và chặt chẽ. Chính vì vậy, trong một số trường hợp khi có tranh chấp giữa các bên liên quan, giữa phía Việt Nam với phía nước ngoài hoặc giữa các bên Việt Nam với nhau rất khó tìm ra căn cứ chuẩn xác để xử lý. Việt Nam cũng là nước áp dụng UCP 600 vào giao dịch thanh toán tín dụng chứng từ mà không bị bất cứ điều chỉnh nào của luật pháp quốc gia, và đây chính là điều mà Việt Nam còn thiếu. Chúng ta cũng cần xây dựng quy chế riêng hướng dẫn về thanh toán quốc tế, những quy định này không chỉ riêng cho ngân hàng, mà còn liên quan đến nhiều cơ quan hữu quan như Bộ Công Thương, Tổng cục Hải quan, Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam... Do đó, cần phải có sự phối hợp chặt chẽ, nhằm tạo ra tính nhất quán trong việc ban hành, cũng như áp dụng và thi hành. Quy chế này không nên đối nghịch với thông lệ và tập quán trong thanh toán quốc tế , nhưng phải phù hợp với các bộ luật của Việt Nam, có tính đến đặc thù về kinh tế - xã hội và môi trường đầu tư của nước ta. Đặc biệt là hệ thống văn bản pháp lý cho hoạt động thanh toán quốc tế cần phải có những quy định cụ thể , chi tiết cho việc điều chỉnh nghiệp vụ, quyền lợi và trách nhiệm của các bên

về phát hành L/C, chiết khấu hối phiếu... để một mặt, có thể giảm bớt các vụ tranh chấp, mặt khác, khi đã có tranh chấp xảy ra thì đã có những căn cứ pháp lý để điều chỉnh, giải quyết.

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế nói chung và hệ thống thanh toán quốc tế nói riêng, NHNN cũng cần đi trước trong việc hiện đại hoá trang thiết bị, công nghệ trong các nghiệp vụ của mình.

Một phần của tài liệu 0123 giải pháp mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế của các doanh nghiệp hàn quốc tại NH SHINHANVINA chi nhánh hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 112 - 115)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(121 trang)
w