Bài học kinh nghiệm về mở rộng cho vay thể nhân có thể vận dụng đố

Một phần của tài liệu 0105 giải pháp mở rộng cho vay thể nhân tại NH thương mai cổ phần ngoại thương VN chi nhánh thăng long luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 43 - 121)

đối

với Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương - chi nhánh Thăng Long

Qua nghiên cứu kinh nghiệm về mở rộng cho vay thể nhân tại các NHTM nêu trên, có thể rút ra một số bài học có giá trị vận dụng đối với các

những hoạt động tài chính mang lại thu nhập ổn định nhất cho các NHTM. - Việc mở rộng hoạt động cho vay thể nhân tại các NHTM phải có quy

định rõ ràng, quy trình giám sát và quản lý tín dụng chặt chẽ bao gồm trước,

trong và sau khi cho vay.

- Hoạt động cho vay thể nhân tại các nước trong khu vực gặp phải một số trở ngại hiện nay như: thu nhập của người dân không ổn định, đồng đều; hệ

thống thông tin tín dụng cá nhân chưa thực sự hiệu quả; các chính sách, quy

định pháp lý liên quan đến tín dụng chưa hoàn thiện; cạnh tranh giữa các

NHTM ngày càng gia tăng khi có sự tham gia lớn của các ngân hàng và công

ty tài chính nước ngoài tham gia vào thị trường này.

- Để phát triển hình thức cho vay thể nhân này thì Ngân hàng nhà nước, các tổ chức tín dụng và các cơ quan nhà nước có liên quan.

Xuất phát từ những thực tế hoạt động của các TCTD trên thế giới, NHTMCP Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Thăng Long rút ra những kinh nghiệm cho mình đó là tiếp tục hoàn thiện, nâng cao dịch vụ cho vay thể nhân như thiết kế và quy chuẩn các sản phẩm cho vay phù hợp với thị hiếu

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CHO VAY THỂ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

CHI NHÁNH THĂNG LONG

2.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI

THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH THĂNG LONG 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam được thành lập và đi vào hoạt động ngày 01/04/1963, tiền thân là Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam tách ra từ Cục quản lý Ngoại hối trực thuộc Ngân hàng Trung ương (nay là NHNN). Năm 2008, sau khi được lựa chọn thí điểm cổ phần hóa và phát hành thành công cổ phiếu lần đầu ra công chúng, Ngân hàng Ngọaị thương Việt Nam chính thức hoạt động với tư cách là một ngân hàng Thương mại cổ phần.

Trải qua hơn 50 năm xây dựng và phát triển, Vietcombank ngày càng khẳng định vị thế của một trong những ngân hàng hàng đầu Việt Nam. Từ một ngân hàng chuyên doanh phục vụ kinh tế đối ngoại Vietcombank ngày nay đã trở thành một ngân hàng đa năng, hoạt động đa lĩnh vực, cung cấp đầy đủ các dịch vụ cho cả khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp và các định chế tài chính như: huy động vốn, tín dụng, tài trợ thương mại, thanh toán quốc tế, dịch vụ thẻ, ngân hàng điện tử... Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam đang hướng tới mục tiêu trở thành Ngân hàng số 1 Việt Nam, trở thành 1 trong 300 Tập đoàn Ngân hàng - tài chính lớn nhất thế giới và được quản trị theo các thông lệ quốc tế tốt nhất vào năm 2020.

Nhờ những nỗ lực không ngừng đổi mới, phát triển Vietcombank đã giành được nhiều giải thưởng danh giá cả trong và ngoài nước như: Biểu trưng Thương hiệu Quốc gia được Hội đồng Thương hiệu Quốc gia thừa

nhận, Giải thưởng Thương hiệu mạnh Việt Nam 10 năm liên tiếp (2003-2013) do Thời báo kinh tế Việt Nam trao tặng, Top 10 Doanh nghiệp nộp thuế lớn nhất Việt Nam, Top 50 công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam. Năm 2013 Vietcombank xếp thứ 445/1000 Ngân hàng tốt nhất thế giới, được Finance Asia bình chọn là Ngân hàng tốt nhất Việt Nam, Asian Banker bình chọn là Ngân hàng đối tác tốt nhất Việt Nam. Không chỉ chú trọng hoạt động kinh doanh, Vietcombank còn chú trọng đến công tác an sinh xã hội, hỗ trợ người nghèo, dân tộc thiểu số, đồng bào vùng sâu vùng xa, góp phần xây dựng đất nước ấm no, hạnh phúc.

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thăng Long có tiền thân là Chi nhánh cấp II Ngân hàng ngoại thương Cầu Giấy, trực thuộc chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội. Ngày 13/12/2006 Ngân hàng ngoại thương Cầu Giấy trực thuộc Ngân hàng ngoại thương Việt Nam theo quyết định sô 13/12/2006 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng ngoại thương Việt Nam. Ngày 01/08/2007, chi nhánh Ngân hàng ngoại thương Cầu Giấy được đổi tên thành Ngân hàng ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thăng Long theo quyết định số 567/NHNT-TCCB-DDT ngày 11/07/2007 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng ngoại thương Việt Nam.

Ngày 02/06/2008 Ngân hàng ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thăng long được đổi tên thành Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thăng Long (Vietcombank Thăng Long). Chi nhánh Thăng Long là nơi làm việc của hơn 100 cán bộ nhân viên với độ tuổi trung bình là 26 tuổi. Bên cạnh lực lượng nòng cốt là các cán bộ có kinh nghiệm lâu năm trong ngành ngân hàng, chi nhánh còn thu hút rất nhiều cán bộ trẻ về làm việc. Đây là một trong những yếu tố quyết định tạo nên sự phát triển của chi nhánh.

Chi nhánh Thăng Long hiện có 11 phòng ban bao gồm: Ban giám đốc, phòng Khách hàng, Tổ kiểm tra nội bộ, phòng Kế toán, phòng hành chính

nhân sự, phòng ngân quỹ, phòng Thanh toán- Kinh doanh dịch vụ và 05 phòng Giao dịch.

Chi nhánh có tên giao dịch tiếng Việt: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thăng Long.

Tên giao dịch bằng tiếng Anh: Join stock commercial bank of foreign trade of Viêt nam - Thang Long Branch (Vietcombank Thang Long)

Trụ sở chính: 98 Hoàng Quốc Việt - Cầu Giây - Hà Nội.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức

Hiện nay Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thăng Long có 11 phòng ban, nhiệm vụ và cơ cấu mỗi phòng ban được phân chia rõ ràng và có sự thống nhất.

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thăng Long

Theo mô hình này, tổ chức hoạt động của Ngân hàng TMCP Ngoại thương

Việt Nam - Chi nhánh Thăng Long được điều hành bởi Ban giám đốc, các phòng

nghiệp vụ và các phòng ban khác hoạt động dưới sự lãnh đạo của Ban giám đốc.

Ban giám đốc

Bao gồm một giám đốc và một phó giám đốc với chức năng điều hành mọi hoạt động của Chi nhánh. Ban giám đốc là nơi xét duyệt cuối cùng mọi vấn đề tại Chi nhánh, là đại diện cho chi nhánh đề xuất các ý kiến với trụ sở chính. Ban giám đốc có quyền khen thưởng đối với các cá nhân xuất sắc và kỷ luật với cá nhân mắc khuyết điểm.

Tổ kiểm tra nội bộ

Lập kế hoạch kiểm tra hàng năm đồng thời tổ chức kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra việc chấp hành chế độ chính sách.. .Nhằm đảm bảo an toàn vốn và tài sản trong ngân hàng. Kiểm soát và kiểm toán chính xác của các chỉ tiêu và báo cáo tài chính đồng thời tiến hành kiểm toán nội bộ theo quy định của nhà nước. Báo cáo kết quả công tác thanh tra, kiểm tra trước hội đồng quản trị và Tổng giám đốc, đề xuất những biện pháp cải tiến đổi mới trong chế độ, công tác điều hành ngân hàng.

Phòng hành chính nhân sự

Thực hiện công tác về hành chính quản trị như kinh doanh khác, đảm bảo cơ sở vật chất hoạt động kinh doanh của các phòng ban, quản lý sắp xếp và điều hành nhân sự, đảm bảo tiền lương cho cán bộ nhân viên, tham mưu cho lãnh đạo về việc xết tuyển và đề bạt cán bộ. Xây dựng quy chế về tổ chức, lao động và tiền lương, xây dựng kế hoạch và tiền lương theo định kỳ.. .Xây dựng quy chế đào tạo cán bộ, nghiên cứu và đề xuất chủ trương đào tạo và lập kế hoạch đào tạo cho Chi nhánh đi công tác, học tập, khảo sát.

động và làm nhiệm vụ giám sát việc sử dụng vốn vay, thu hồi nợ cho các cá nhân, tổ chức trên địa bàn Hà Nội.

Phòng Ngân quỹ

Quản lý trực tiếp và bảo quản tiền Việt Nam đồng, ngân phiếu thanh toán, các loại ngoại tê, các chứng từ có giá, các loại ấn chỉ quan trọng, các hồ sơ thế chấp, cầm cố ký gửi theo quy chế quản lý kho quỹ trong hệ thống ngân hàng ngoại thương, tham mưu cho ban giám đốc điều hành các nhiệm vụ được giao có hiệu quả.

Phòng kế toán thanh toán và dịch vụ ngân hàng

Có chức năng quản lý và thực hiện công tác hạch toán kế toán, tổ chức lưu

chuyển và bảo quản các chứng từ kế toán theo quy định của Nhà nước. Phân tích

tình hình tài vụ, xây dựng kế hoạch tài chính hàng năm và tham mưu cho Giám

đốc phê duyệt dự toán, quyết toán công trình xây dựng cơ bản, mua sắm...

Phòng thanh toán và kinh doanh dịch vụ

Thực hiện các giao dịch: mở tài khoản và nhận tiền gửi tiết kiệm của tất cả các tổ chức kinh tế và dân cư trong và ngoài nước:

- Mở tài khoản tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ. - Nhận tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn và có kỳ hạn

- Phát hành các loại chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu, kỳ phiếu và trái phiếu ngân hàng.

Các hình thức huy động vốn khác như tiếp cận vốn tài trợ, vốn ủy thác đầu tư từ NHNN và tổ chức quốc tế, chính phủ của các nước và cá nhân.

Chuyển tiền đi đến nội bộ hoặc khác hệ thống.

Nghiên cứu và tìm kiếm khách hàng, phát hành các loại thẻ dưới nhiều hình thức phong phú.

42

vụ theo quy định trong điều lệ các văn bản huớng dẫn của Ngân hàn TMCP Ngoại thuơng Việt Nam và của chi nhánh Thăng Long.

Phòng giao dịch đuợc thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ huy động vốn, cấp tín dụng, thực hiện nhiệm vụ báo cáo theo chế độ báo cáo hiện hành, hạch toán theo chế độ kế toán hiện hành do Ngân hàng TMCP Ngoại thuơng Việt Nam và chi nhánh quy định, huớng dẫn.

Hoà cùng vào tốc độ phát triển chung của toàn hệ thống, Ngân hàng TMCP Ngoại thuơng Việt Nam - Chi nhánh Thăng Long đã từng buớc vuơn lên, khẳng định vị trí của mình trong quá trình phát huy các nguồn nội lực nhằm thúc đẩy kinh tế địa bàn Thủ đô Hà Nội phát triển.

Ngân hàng TMCP Ngoại thuơng Việt Nam - Chi nhánh Thăng Long đã thực hiện tốt các chỉ tiêu kế hoạch đề ra, mở rộng mạng luới hoạt động, ứng dụng công nghệ Ngân hàng hiện đại để nâng cao chất luợng các dịch vụ Ngân hàng và đáp ứng yêu cầu phục vụ của khách hàng. Cho tới nay, ngoài trụ sở chính tại 98 Hoàng Quốc Việt, VCB Thăng Long đã mở rộng thêm 06 phòng giao dịch: Kim Liên Ô Chợ Dừa, Lê Văn Luơng, Kiều Mai, Hồ Tùng Mậu, Xuân Thủy, Phố Vọng. Chi nhánh đang có kế hoạch phát triển thêm 01 phòng giao dịch nữa trong năm 2015-2016 nhằm tăng cuờng các “cánh tay vuơn dài” của Chi nhánh tới các địa bàn chiến luợc, có nhiều triển vọng để nâng cao hình ảnh, vị thế của VCB Thăng Long cũng nhu đẩy mạnh công tác huy động vốn nhằm đáp ứng đuợc nhu cầu ngày càng tăng trong hoạt động tín dụng của Chi nhánh. Có thể khẳng định, các phòng giao dịch đóng vai trò là các “chân rết” của Chi nhánh Thăng Long và đã góp phần rất tích cực vào công tác huy động vốn của Chi nhánh trong quá trình hoạt động. Việc phát triển các phòng giao dịch không chỉ là để đem hình ảnh và dịch vụ của VCB Thăng Long đến gần khách hàng hơn mà còn giúp VCB Thăng Long tăng truởng bền vững và tạo nền tảng chắc chắn cho hoạt động kinh doanh của Chi nhánh.

43

2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh những năm gần đây

2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn

Huy động vốn là hoạt đồng truyền thống của các Ngân hàng thuơng mại và cũng là nhiệm vụ trọng tâm, quyết định sự tồn tại và phát triển của chi nhánh.Nhờ vào huy động vốn mà ngân hàng có nguồn cho các nghiệp vụ tín dụng, đầu tư.. .và được đảm bảo về thanh khoản. Xác định vai trò của nghiệp vụ cho vay là một trong những nhiệm vụ hàng đầu, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - CN Thăng Long luôn tận dụng điểm mạnh của mình về vị trí địa lý, đội ngũ cán bộ trình độ cao, uy tín chất lượng dịch vụ để không ngừng tăng trưởng về quy mô huy động vốn trong 03 năm liên tiếp.

Nguồn vốn chủ yếu của chi nhánh Thăng Long là tiền gửi của nhóm khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp.Trong đó, tiền gửi tiết kiệm bằng Việt Nam đồng và ngoại tệ của khách hàng cá nhân và các hộ gia đình là chủ yếu.

Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn

tuyệt đối tương đối tuyệt đối tương đối Tổng huy động vốn 5.8 63 6.95 0 8.45 8 1.087 18,54% 1.508 21,07% 1.Theo các loại tiền

- VNĐ 4.2 16 4.6 35 5.498 419 9,94% 863 18,62% - Ngoại tệ quy USD 7 9 110 139 31 39,24% 29 26,36% 2.Theo kỳ hạn - Ngắn hạn 4.8 53 4.9 15 5.920 62 1,28% 1.005 20,45% - Trung dài hạn 1.0 10 2.0 35 2.538 1.025 101,49% 503 24,72%

Biểu đồ 2.1: Tổng huy động theo các loại tiền

2014

■ VN

Đ

■ Ng

Tổng nguồn vốn huy động theo các năm 2012, 2013 và 2014 có xu huớng tăng theo thời gian, trong đó loại tiền VNĐ vẫn chiếm tỷ trọng lớn (khoảng 67,87% trong tổng nguồn vốn), theo kỳ hạn huy động thì kỳ hạn ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng lớn hơn so với trung dài hạn (chiếm khoảng 74,05% trong tổng nguồn vốn huy động). Cụ thể:

Tổng huy động năm 2013 tăng 1.087 tỷ đồng (~18,54%) so với năm

2012, sang đến năm 2014 thì con số này tăng lên đến 1.508 tỷ đồng tuơng đuơng với 21,07%. Sự tăng lên tổng huy động thể hiện năng lực thanh toán cũng nhu uy tín của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thăng Long đang được cải thiện theo các năm. Bên cạnh đó, vốn là một trong những yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh trên thị trường của NHTM, tổng huy động vốn tăng lên của Chi nhánh Thăng Long là một bước đà quan trọng trong việc mở rộng quan hệ tín dụng với các thành phần kinh tế, xét về cả quy mô, khối lượng tín dụng, chủ động thời hạn và lãi suất.

Từ bảng số liệu trên có thể thấy, huy động vốn qua các năm 2012,

Chỉ tiêu 2012 2013 2014 So sánh 2013/2012 So sánh 2014/2013 Chênh lệch tuyệt đối Chênh lệch tương đối Chênh lệch tuyệt đối Chênh lệch tương đối

lệ tiền gửi ngắn hạn năm 2013 tăng 1,28% so với năm 2012 nhưng đến năm 2014, tăng mạnh 20,45%. Xu hướng tương tự có thể nhìn thấy ở tiền gửi trung hạn, tuy nhiên, năm 2013 là năm đánh dấu sự tăng mạnh khi lượng tiền huy động tăng 1.025 tỷ đồng (tương đương 101,49%) so với năm 2012. Đến năm 2014, lượng tiền huy động trung và dài hạn tăng 503 tỷ (tương đương 24,72%) so với năm 2013.

Nguyên nhân dẫn đến sự tăng lên về quy mô huy động vốn qua 03 năm vừa qua do trong giai đoạn này nền kinh tế vẫn chịu dư chấn của cuộc khủng hoảng kinh tế, thị trường BĐS đóng băng, nguồn vốn nhàn rỗi được người dân lựa chọn một kênh đầu tư khác đó là gửi vào các TCTD, cụ thể là các NHTM. Cùng với lợi thế về lãi suất hơn hẳn so với các NHTMCP khác, Vietcombank trở thành một trong những ngân hàng được các thể nhân tin tưởng trong hoạt động đầu tư của mình.

Chính vì lý do đó mà hoạt động huy động có sự tăng trưởng đáng kể trong giai đoạn 2012 - 2014. Bên cạnh đó, sau khi trải qua cú sốc mạnh mẽ trên thị trường BĐS thì các tổ chức, cá nhân và các thành phần khác của nền kinh tế cẩn trọng với hoạt động đầu tư này nên họ đã lựa chọn kênh đầu tư

Một phần của tài liệu 0105 giải pháp mở rộng cho vay thể nhân tại NH thương mai cổ phần ngoại thương VN chi nhánh thăng long luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 43 - 121)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(121 trang)
w