Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân của nó

Một phần của tài liệu 0142 giải pháp mở rộng tín dụng thể nhân tại NHTM CP ngoại thương chi nhánh hải dương luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 62 - 67)

2.3.2.1. Một số hạn chế

Một là, số lượng KHTN có quan hệ tín dụng với Chi nhánh chưa thực sự tương xứng với tiềm năng của thị trường.

tăng lên qua các năm nhưng tỷ trọng dư nợ cho vay KHTN vẫn chưa lớn trong tỷ trọng dư nợ cho vay của Chi nhánh(chỉ chiếm khoảng hơn 15%). Tín dụng KHTN vừa có thể đem lại nguồn thu lớn cho ngân hàng, vừa có thề phân tán rủi

ro vì loại hình kinh doanh đa dạng, tuy nhiên Chi nhánh lại chưa tận dụng, khai thác được nhiều tiềm năng của khối khách hàng này.

Ba là, việc tăng trưởng nóng ở một số thời điểm dẫn đến hệ lụy về nợ quá hạn, nợ xấu đã bắt đầu phát sinh.

Bốn là: Trình độ thẩm định của cán bộ KHTN còn chưa đồng đều, nhiều cán bộ chưa có kinh nghiệm không thẩm định hết được những khía cạnh bên ngoài của khách hàng.

Năm là: Thời gian xử lý hồ sơ lâu, gây ra tâm lý chờ đợi cho khách hàng, tạo hiệu ứng không tốt khi khách hàng giới thiệu về Ngân hàng.

Sáu là: KHTN vay tỷ lệ tài sản đảm bảo là 100% nên nhiều khách hàng có phương án hiệu quả nhưng lại không thể cho vay.

Bảy là: Chưa đặt quan hệ được nhiều với các đại lý bán hàng tiêu dùng để cung ứng sản phẩm vay trả góp.

2.3.2.2. Nguyên nhân

- Nguyên nhân khách quan:

Một là, môi trường kinh tế luôn biến động: trong giai đoạn 2012-2014, nền kinh tế thế giới có nhiều bất ổn, nền kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn, ngành ngân hàng cũng không nằm ngoài sự tác động này, huy động vốn gặp nhiều khó khăn, bên cạnh đó Nhà nước thực hiện các biện pháp nhằm kiềm chế lạm phát, kiểm soát tăng trưởng tín dụng khiến cho khả năng tiếp cận nguồn vốn của KHTN gặp nhiều khó khăn.

Hai là, cạnh tranh giữa các ngân hàng diễn ra gay gắt, bởi hệ thống các ngân hàng ngày càng phát triển đa dạng về hình thức sở hữu và loại hình dịch vụ. Quy mô và chất lượng hoạt động ngày càng tăng; năng lực tài chính, năng lực quản trị điều hành, năng lực cạnh tranh, trình độ ứng dụng công nghệ thông tin ngày càng

được nâng lên khiến cho việc mở rộng tín dụng đối với KHTN gặp khó khăn.

Ba là, môi trường pháp lý cho hoạt động tín dụng thiếu đồng bộ và thường xuyên thay đổi gây tác động không tốt đên hoạt động tín dụng. Theo thống kê, hàng năm có vài trăm văn bản có liên quan đến hoạt động ngân hàng được ban hành mới, được sửa đổi, bổ sung thay thế lẫn nhau, với nhiều loại, từ Luật cho tới Pháp lệnh, Nghị quyết, Nghị định, Thông tư, Quyết định, Chỉ thị, Công văn... Chỉ riêng Ngân hàng Nhà nước hàng năm cũng có tới hàng trăm văn bản hướng dẫn nghiệp vụ cho các ngân hàng hoạt động.Hơn nữa, hệ thống thông tin của các cơ quan Nhà nước cung cấp cho ngân hàng còn quá ít ảnh hưởng tới công tác thẩm định. Các thủ tục hành chính rườm rà chưa phát huy vai trò của dịch vụ công trong các lĩnh vực: đăng ký tài sản, công chứng hợp đồng, đăng ký giao dịch bảo đảm, định giá tài sản bảo đảm.. .Mặt khác quản lý nhà nước đối với KHTN vẫn còn nhiều sơ hở, thiếu chặt chẽ như việc nhiều hộ kinh doanh được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh tràn lan.

Bốn là, Địa bàn Hải Dương tại các huyện phần lớn vẫn là ngành nông nghiệp, bà con nông dân chỉ có nhu cầu vay vốn nhỏ lẻ nên để tăng trưởng rất khó, mặt khác tài sản đảm bảo tại các địa bàn nông thôn phần lớn chưa được cấp giấy chứng nhận nên công tác nhận tài sản đảm bảo để cho vay là rất khó khăn.

- Nguyên nhân từ phía ngân hàng

Mặc dù đã có những thay đổi nhận thức trong việc cấp tín dụng cho KHTN nhưng Chi nhánh vẫn có tâm lý thận trọng khi các KHTN đến trình hồ sơ vay vốn bởi trước đây cũng có những trường hợp KHTN cũng đã gây cho ngân hàng những tổn thất. Bên cạnh đó, ngân hàng luôn đặt mục tiêu an toàn lên hàng đầu, coi trọng chất lượng hơn là số lượng, vì vậy tâm lý giữ mối quan hệ với một lượng nhỏ các doanh nghiệp lớn thay vì số lượng lớn các KHTN. Tuy nhiên, bản thân ngân hàng cũng tồn tại một số hạn chế ảnh hưởng tới mở rộng tín dụng đối với KHTN như sau:

với các KHTN, ngân hàng luôn yêu cầu có tài sản bảo đảm thay vì chứng minh đuợc nguồn thu nhập và phuơng án kinh doanh khả thi. Yêu cầu về tài sản đảm bảo còn cao, chua linh hoạt. Hiện nay, có khoảng 80% tài sản bảo đảm của ngân

hàng là nhà đất đây cũng chính là khó khăn lớn nhất của các KHTN bởi họ đang

trong quá trình khởi nghiệp hay việc tiêu dùng có giá trị nhỏ việc mang nhà đất đi thế chấp Ngân hàng gây cảm giác không thoải mái.

Hai là, việc đánh giá, thẩm định khách hàng mang tính chủ quan lớn, việc thu thập thông tin còn có nhiều hạn chế. Xuất hiện tình trạng thông tin không cân xứng, chứa đựng nhiều rủi ro, bởi thông tin chủ yếu là do khách hàng cung cấp, những thông tin mà Chi nhánh thu thập manh mún, không có hệ thống, thông tin từ trung tâm thông tin tín dụng của ngân hàng Nhà nuớc và hệ thống thông tin nội bộ của ngân hàng chua đuợc đầy đủ, tạo tâm lý e ngại khi quyết định cho vay.

Ba là, đội ngũ cán bộ trẻ, nhiệt tình, sáng tạo, đuợc đào tạo bài bản về kỹ năng nghiệp vụ nhung thiếu kinh nghiệm và kiến thức tổng hợp về các lĩnh vực, ngành nghề cho vay, trong khi các KHTN lại hoạt động trong mọi lĩnh vực, ngành nghề của nền kinh tế nên chua đủ kinh nghiệm giải quyết các vấn đề liên quan tới tín dụng đối với KHTN.

- Nguyên nhân từ phía KHTN

Một là,thiếu tài sản đảm bảo. Bên cạnh việc xem xét tính khả thi và hiệu quả của nguồn trả nợ và dự án, phuơng án sản xuất kinh doanh, để đảm bảo an toàn, Chi nhánh thuờng yêu cầu tài sản đảm bảo đuợc coi nhu nguồn thu nợ thứ hai nếu nhu KH không có khả năng trả nợ. Trên thực tế tài sản bảo đảm (quyền sử dụng đất, bất động sản) của các KH còn thiếu cơ sở pháp lý để đủ điều kiện thế chấp, cầm cố và đăng ký giao dịch bảo đảm vay vốn ngân hàng. Nếu có tài sản thế chấp thì giá trị của tài sản cũng quá nhỏ so với nhu cầu vay.

Hai là, Xu huớng vay tiêu dùng đang đuợc nhân rộng, nhiều KHTN còn trẻ tuổi, suy nghĩ chua sâu dẫn đến tình trạng vay nợ tràn lan tại các TCTD và

các Công ty tài chính mà không tính đến việc trả nợ trong tương lai.

Ba là, với tâm lý ngại thủ tục vay mượn của người Việt Nam và ngại đến vay tại Ngân hàng, nhiều cá nhân, hộ kinh doanh tìm cách vay mượn bên ngoài mặc dù chịu lãi suất cao hơn.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trên cơ sở lý luận từ Chương I, Chương này đi xem xét, đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh cũng như thực trạng mở rộng tín dụng đối với KHTN. Qua đó cho ta thấy được những gì đạt được, những gì còn tồn tại, cũng như những khó khăn chưa giải quyết được, đồng thời tìm ra được những nguyên nhân chủ quan, khách quan, cản trở việc mở rộng tín dụng đối với KHTN. Đây là những căn cứ quan trọng để đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm mở rộng tín dụng đối với KHTN tại Chi nhánh trong thời gian tới.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP MỞ RỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG THỂ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM, CHI NHÁNH HẢI DƯƠNG

Một phần của tài liệu 0142 giải pháp mở rộng tín dụng thể nhân tại NHTM CP ngoại thương chi nhánh hải dương luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 62 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w