Ban đại diện hội đồng quản trị ngân hàng chính sách xã hội quyết liệt hơn trong chỉ đạo, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động tín dụng chính sách đối với HSSV và các đối tượng chính sách khác đúng với chủ trương chính sách của Chính phủ. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Ban đại diện HĐQT NHCSXH huyện theo đúng quy chế tổ chức và hoạt động.
Đồng thời có biện pháp củng cố và nâng cao vai trò của Ban xoá đói giảm nghèo và các tổ chức tương hỗ từ đó hỗ trợ NHCSXH tiếp cận nhanh, chính xác đến từng hộ có hoàn cảnh khó khăn, cụ thể là:
Làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng đối với toàn bộ hệ thống chính trị địa phương về công tác XĐGN, xem đây chính là động lực phát triển xã hội tại địa phương nói riêng và cả nước nói chung.
Chỉ đạo Uỷ ban nhân dân phối hợp với các đo àn thể định kỳ lập danh sách hộ gia đình nghèo, c ận nghèo, khó khăn theo hướng dẫn của Bộ lao động và thương binh xã hội để khi xác nhận được nhanh chóng, đúng đối tượng.
Chỉ đạo việc công khai thông tin các hộ gia đình được xét vay vốn tín dụng đào tạo ở địa phương để người dân giám sát.
80
Gắn công việc với trách nhiệm, có hình thức khen thưởng và xử phạt đối với những cán bộ có liên quan đến hoạt động NHCSXH (đặc biệt là cán bộ hội, đoàn thể) về công tác cho vay và thu nợ.
Ban hành các quy chế quản lý và phân định trách nhiệm rõ ràng đối với từng bộ phận và từng cá nhân và quy chế về phối kết hợp giữa các cá nhân trong cùng bộ phận, giữa các bộ phận trong cùng đơn vị trong việc quản lý nguồn vốn cho vay XĐGN.
Đối với các cán bộ XĐGN, cán bộ hội, Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn, chủ dự án phải phân định rõ trách nhiệm cụ thể của từng cán bộ, gắn quyền lợi đi đôi với trách nhiệm.
KẾT LUẬN CHƯƠNG3
Trên cơ sở lý luận ở chương 1 và phân tích thực trạng cho vay đối với học sinh, sinh viên tại Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Phù Cừ, Tỉnh Hưng Yên ở chương 2, chương 3 của luận văn đã đưa ra các giải pháp để nâng cao chất lượng cho vay đối với học sinh, sinh viên. Ở chương này cũng đã đưa ra một số kiến nghị đối với NHNN, NHCSXH, Chính quyền địa phương nhằm tạo điều kiện cho các giải pháp trên được thực thi một cách hiệu quả nhất tại Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên.
81
KẾT LUẬN
Sau 10 năm đi vào hoạt động, đến nay PGD Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên đã đạt được kết quả ấn tượng, toàn diện, khẳng định chủ trương, chính sách thành lập ngân hàng chính sách xã hội để thực hiện kênh tín dụng chính sách cho học sinh sinh viên và các đối tượng chính sách khác là đòi hỏi khách quan, phù hợp với thực tế. Chương trình cho vay học sinh sinh viên là chủ trương đúng đắn của Đảng, Chính phủ, việc triển khai cho vay học sinh sinh viên được tập trung vào một đầu mối là Ngân hàng Chính sách xã hội là phù hợp với tiến trình đổi mới, được toàn thể cán bộ Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện đúng chế độ, chính sách và có phương pháp phù hợp đã đem lại hiệu quả lớn về mặt kinh tế, chính trị và xã hội.
Kết quả đạt được 5 năm qua cho thấy chương trình cho vay đối với HSSV có hoàn cảnh khó khăn là chương trình thể hiện ý nghĩa xã hội sâu sắc khẳng định chủ trương, chính sách của Đảng, chính phủ là đúng đắn, phù hợp với xu thế phát triển của xã hội. Do vậy đã tạo được sự đồng thuận cao của các ngành, các cấp và cộng đồng xã hội. Cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn là chương trình tín dụng chính sách có tính xã hội hóa cao, liên quan đến nhiều cấp, nhiều nghành.
Sau 5 năm thực hiện theo quyết định số 157/2007/QĐ-TTg về tín dụng đối với HSSV, Phòng giao dịch NHCSXH huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên đã giúp cho hơn 3.000 hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn để cho con em đến trường.
Luận văn đã khái quát được lý luận về cho vay học sinh sinh viên, tình hình cho vay tại PGD Ngân hàng chính sách xã hội huyện Phù Cừ cũng như đánh giá được chất lượng cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện từ đó đề xuất các giải pháp nhăm nâng cao chất lượng cho vay học sinh sinh viên tại PGD.
82
Tín dụng đối với học sinh sinh viên mang tính đặc thù, không đơn giản về cả lý thuyết và thực tiễn, vừa mang tính thời sự lại vừa mang tính lâu dài. Học viên xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và hướng dẫn tận tình của TS. Phạm Mạnh Thắng, các thầy cô giáo và bạn bè, đồng nghiệp đã giúp học viên hoàn thành luận văn này. Học viên mong muốn nhận được các ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo, những người quan tâm đến vấn đề này để đề tài được tiếp tục hoàn thiện hơn nữa.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Nguyễn Văn Tiến (2012), Giáo trình Quản trị ngân hàng thương mại,
Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
2. Phan Thị Thu Hà (2010), Giáo trình Quản trị Ngân hàng thương mại,
Nhà xuất bản Giao thông vận tải, TP Hồ Chí Minh.
3. Nguyễn Thị Mùi (2005), Giáo trình Lý thuyết tiền tệ và ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
4. Rose P.S (2004), Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản tài chính, Hà Nội.
5. Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Hưng Yên (2008 - 2012), Báo cáo năm 2010, 2011, 2012; Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện cho vay HSSV. 6. Ngân hàng chính sách xã hội Việt nam, Các công văn về Tín dụng học
sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn.
7. Tạp chí Thông tin Ngân hàng chính sách xã hội Việt nam từ 2011 đến 2012 8. Báo cáo chung của các nhà tài trợ tại Hội nghị tư vấn các nhà tài trợ Việt
Nam (2004), Nghèo, Trung tâm Thông tin Phát triển Việt Nam.
9. Báo cáo chung của nhóm công tác các chuyên gia Chính phủ - Nhà tài trợ - Tổ chức phi chính phủ, Hội nghị các nhà tài trợ cho Việt Nam (2000),
Việt Nam tấn công nghèo đói, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam.
10. Bộ kế hoạch và đầu tư- TTTT và dự báo kinh tế - xã hội quốc gia (2007) Tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam, Hà nội
11. Bộ Lao động Thương binh và xã hội - UNDP (2004), Đánh giá chương trình mục tiêu quốc gia về xoá đói giảm nghèo và chương trình 135, Hà Nội. 12. TS. Phan Thị Thu Hà (2003), “Tách bạch cho vay chính sách và cho vay
thương mại trong quá trình đổi mới hệ thống tài chính Việt nam ”, Tạp chí Ngân hàng -15-.
13. TS Đào Văn Hùng (2004), “Hướng tới phát triển hoạt động tài chính vi
mô bền vững ở Việt Nam thông qua việc xoá bỏ trợ cấp qua lãi suất”,
Tạp chí Kinh tế và Phát triển -89-.
14. Đỗ Tất Ngọc (2002), Mô hình Ngân hàng Chính sách và giải pháp nâng
cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Chính sách, Đề tài nghiên cứu khoa học, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
15. Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam (2010), Hệ thống văn bản nghiệp vụ tín dụng.
16. Thủ tướng Chính phủ (1998), Quyết định số 51/1998/QĐ-TTg ngày 02/03/1998 “về việc thành lập Quỹ tín dụng đào tạo”
17. Chính phủ (2002), Nghị định 78/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, Hà Nội. 18. Chính phủ (2002), Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Chính
sách xã hội.
19. Thủ tướng Chính phủ (2002), Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg ngày 04/10/2002 về việc thành lập Ngân hàng Chính sách xã hội, Hà Nội. 20. Thủ tướng Chính phủ (2007), Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày
27/09/2007 “Về tín dụng học sinh sinh viên”, Hà Nội.
21. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định số 852/2002/QĐ-TTg ngày
10/07/2012 “Quyết định về việc Phê duyệt Chiến lược phát triển Ngân hàng Chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020”, Hà Nội.
Tiếng Anh
22. Albrecht, D.; Ziderman, A.1991, Hoàn vốn chậm cho giáo dục đại học:
Chương trình cho sinh viên vay vốn ở các nước đang phát triển. (Tài liệu thảo luận cho Ngân hàng Thế giới Số 137).
23. Psacharopoulos, G.; Tan J.P.; Jimenez E.1986. Tài chính giáo dục ở các nước đang phát triển. Washington DC: Ngân hàng Thế giới
24. McFarland, L.1993. “Vốn vay cho sinh viên: các mô hình hỗ trợ sinh viên của Mỹ và chính sách của Anh.” Trong: Nghiên cứu giáo dục so sánh Oxford, 3 (1).