Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng thanh toán TDCT

Một phần của tài liệu 0214 giải pháp nâng cao chất lượng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại NHTM CP VN thịnh vượng luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 35 - 43)

1.2. NHỮNGVẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG PHƯƠNG THỨC THANH

1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng thanh toán TDCT

Chất lượng thanh toán TDCT tại mỗi ngân hàng thương mại được nhìn nhận và đánh giá dựa trên những chỉ tiêu hết sức cụ thể:

1.2.3.1. Thời gian giao dịch

24

lựa chọn ngân hàng trong giao dịch thanh toán TDCT. Chỉ tiêu này phản ánh mức độ nhanh chóng của ngân hàng trong việc xử lý hồ sơ, xử lý chứng từ và thanh toán cho nhà xuất khẩu (nếu ngân hàng có trách nhiệm thanh toán). Chất lượng thanh toán TDCT của một ngân hàng chỉ được đánh giá cao khi ngân hàng đó có thời gian xử lý nghiệp vụ nhanh chóng.

Đối với ngân hàng phát hành, chỉ tiêu này thể hiện ở việc phát hành L/C trong thời gian sớm nhất theo yêu cầu của nhà NK, thực hiện kiểm tra bộ chứng từ và thanh toán cho nhà XK hoặc các ngân hàng liên quan đúng thời hạn. NHPH phải đảm bảo mở được L/C vào đúng thời điểm mà nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu đã thỏa thuận trong hợp đồng thương mại. Điều này không chỉ giúp cho khách hàng của ngân hàng là nhà nhập khẩu tạo được sự tin tưởng đối với nhà xuất khẩu mà NHPH còn gây được thiện cảm, tạo được uy tín đối với cả hai bên nhập khẩu và xuất khẩu về trách nhiệm của ngân hàng với vai trò là một chủ thể tham gia trong quá trình thanh toán.

Đối với các ngân hàng như NHXN, Nl IclCT)... thời gian kiểm tra và quyết định xuất trình có phù hợp hay không phải đảm bảo nhanh chóng và không vượt quá thời gian quy định tối đa là 05 ngày làm việc của ngân hàng sau ngày xuất trình (theo khoản b, điều 14 - UCP 600). Mặt khác, việc thanh toán được thực hiện càng sớm sau khi quyết định xuất trình là phù hợp sẽ thể hiện chất lượng thanh toán TDCT tại ngân hàng càng cao.

Đối với ngân hàng thông báo: sau khi phát hành L/C, NHPH sẽ chuyển L/C cho nhà xuất khẩu (gọi là ngân hàng thông báo - NHTB). Khi nhận được L/C do NHPH chuyển tới, NHTB kiểm tra tính chân thực bề ngoài của L/C trước khi thông báo cho nhà xuất khẩu. Nếu L/C không chân thực mà NHTB không xác minh được sẽ đẩy nhà xuất khẩu đến rủi ro giao hàng mà không được thanh toán. Sau khi kiểm tra xong, NHTB phải nhanh chóng chuyển nguyên trạng L/C cho nhà xuất khẩu, tạo điều kiện để nhà xuất khẩu có thể

thực hiện nhanh chóng hợp đồng. Việc kiểm tra tính chân thực bề ngoài của L/C cũng như thông báo L/C cho nhà xuất khẩu diễn ra nhanh chóng và đúng theo thời gian quy định sẽ giúp rút ngắn thời gian giao dịch, từ đó nâng cao chất lượng phương thức thanh toán TDCT tại ngân hàng.

Rút ngắn thời gian giao dịch sẽ giúp ngân hàng tiết kiệm chi phí, tăng năng suất lao động, nâng cao uy tín và lợi thế cạnh tranh của mình trên thị trường đồng thời tạo điều kiện cho khách hàng của ngân hàng luân chuyển vốn nhanh hơn, tránh tình trạng ứ đọng vốn.

1.2.3.2. Tính chính xác của giao dịch L/C

Một giao dịch có thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào sự chính xác của các ngân hàng khi xử lý giao dịch. Vì vậy, đây là một chỉ tiêu hết sức quan trọng phản ánh chất lượng thanh toán TDCT tại các ngân hàng thương mại.

Tính chính xác của giao dịch L/C thể hiện ở việc các ngân hàng thực hiện đầy đủ các trách nhiệm của mình với độ chính xác cao, lỗi phát sinh trong quá trình giao dịch được hạn chế một cách tối đa, cụ thể:

Đối với ngân hàng phát hành: NHPH phải thực hiện phát hành L/C với nội dung phản ánh đầy đủ và trung thực nội dung của Đơn yêu cầu mở L/C của khách hàng; kiểm tra sự phù hợp của bộ chứng từ, thanh toán đầy đủ và chính xác số tiền theo cam kết của mình, hạn chế thấp nhất những lỗi mắc phải trong quá trình phát hành và thanh toán L/C.

Nhận được bộ chứng từ từ phía nhà xuất khẩu, NHPH phải nhanh chóng kiểm tra kỹ bộ chứng từ. Việc kiểm tra cẩn thận bộ chứng từ sẽ giúp ngân hàng phát hiện ra những sai sót của bộ chứng từ và từ đó quyết định đến việc có thanh toán cho nhà xuất khẩu hay không. Nếu ngân hàng kiểm tra không cẩn thận, không phát hiện ra sai sót của bộ chứng từ sẽ làm thiệt hại tới quyền lợi của nhà nhập khẩu, thậm chí trong trường hợp nhà nhập khẩu phát

26

hiện ra sai sót khi kiểm tra bộ chứng từ mà trước đó ngân hàng đã thanh toán cho người xuất khẩu thì NHPH sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về việc thanh toán đó của mình. Nhà nhập khẩu có quyền từ chối trách nhiệm thanh toán cho bộ chứng từ đó.

Việc kiểm tra bộ chứng từ phải được thực hiện cẩn thận, kỹ càng, nhưng phải khẩn trương trong thời hạn 5 ngày làm việc của ngân hàng. Nếu để quá thời hạn trên, cho dù phát hiện bộ chứng từ không phù hợp với các điều khoản và điều kiện quy định trong L/C, nhưng NHPH không thông báo kịp cho NHTB/nhà xuất khẩu thì NHPH sẽ mất quyền từ chối thanh toán bộ chứng từ đó.

Sau khi kiểm tra và phát hiện ra lỗi của bộ chứng từ, NHPH không có quyền trao chứng từ cho nhà nhập khẩu nếu như không có sự đồng ý của nhà xuất khẩu, ngay cả trong trường hợp nhà nhập khẩu đã chấp nhận sai sót của bộ chứng từ. Nếu NHPH vi phạm điều này, nhà xuất khẩu hoàn toàn có thể kiện NHPH và NHPH sẽ phải đền bù thiệt hại kinh tế cho người xuất khẩu nếu người xuất khẩu chứng minh được điều đó đã gây thiệt hại cho họ. Chính vì vậy, sau khi từ chối thanh toán cho nhà xuất khẩu, NHPH phải giữ nguyên trạng bộ chứng từ và thực hiện theo chỉ thị của nhà xuất khẩu.

Nếu như bộ chứng từ không có gì sai sót hoặc trong trường hợp có sai sót nhưng đã được nhà nhập khẩu chấp nhận, NHPH phải nhanh chóng tiến hành thanh toán cho phía nhà xuất khẩu và trao bộ chứng từ cho bên nhập khẩu, bởi vì sau khi đã giao hàng thì nhà xuất khẩu mong sớm nhận được tiền hàng, còn nhà nhập khẩu thì mong nhận được chứng từ để đi nhận hàng.

Đối với ngân hàng thông báo: NHTB thực hiện xác minh tính chân thực bề ngoài của L/C một cách nghiêm túc, tuyệt đối không thông báo L/C khi chưa xác minh rõ tính chân thực bề ngoài của L/C đó; NHTB phải chuyển chính xác và đầy đủ các điều kiện và điều khoản của L/C hoặc sửa đổi L/C đã nhận được cho người thụ hưởng.

Đối với các ngân hàng khác (NHXN, NHđCĐ...), tính chính xác của giao

dịch L/C thể hiện ở việc ngân hàng kiểm tra sự phù hợp của bộ chứng từ một cách chặt chẽ cũng như thực hiện thanh toán theo đúng cam kết của mình.

Một ngân hàng đảm bảo thực hiện các giao dịch thanh toán L/C đúng theo trách nhiệm của mình cũng như đảm bảo sự chính xác trong xử lý các nghiệp vụ sẽ nâng cao chất lượng thanh toán TDCT của mình, tạo niềm tin cho khách hàng cũng như giảm thiểu rủi ro cho chính ngân hàng.

1.2.3.3. Khả năng tư vấn của ngân hàng

Trong cơ chế mở cửa và cạnh tranh như hiện nay, tất cả các ngân hàng đều cố gắng rút ngắn thời gian cũng như tăng chính chính xác khi thực hiện các giao dịch. Chính vì vậy, điểm tạo nên sự khác biệt của một ngân hàng đối với các ngân hàng khác chính là khả năng tư vấn của ngân hàng. Ngân hàng có thể tư vấn cho khách hàng từ khi đàm phán, ký kết hợp đồng thương mại, chuẩn bị chứng từ cho tới khi thanh toán L/C. Khả năng tư vấn của ngân hàng tốt sẽ giúp cho khách hàng tránh được những thiếu sót không đáng có và những rủi ro trong quá trình giao dịch từ đó góp phần nâng cao uy tín của ngân hàng cũng như sự hài lòng của khách hàng.

Đối với NHPH: NHPH nên tư vấn cho khách hàng để đảm bảo L/C có nội dung dễ hiểu, thể hiện được hết những thỏa thuận trong hợp đồng thương mại, đồng thời những điều kiện và điều khoản của L/C cũng phải hết sức chặt chẽ, không có kẽ hở để nhà xuất khẩu không thể lợi dụng, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của nhà nhập khẩu và có thể, cả quyền lợi của chính ngân hàng. Mặt khác, các điều kiện đưa ra đối với nhà xuất khẩu cũng không nên quá khắt khe, ảnh hưởng đến quyền lợi của nhà xuất khẩu hoặc đến uy tín của NH.

Đối với NHTB: Căn cứ vào L/C do NHTB chuyển đến nhà xuất khẩu sẽ tiến hành giao hàng và lập chứng từ. Việc nhà xuất khẩu có được thanh toán hay không sẽ phụ thuộc vào chất lượng bộ chứng từ nhà xuất khẩu xuất

28

trình. Nhà xuất khẩu xuất trình chứng từ tại NHTB, nhờ thu hộ tiền từ phía nhà nhập khẩu. Lúc này, NHTB sẽ giúp nhà xuất khẩu kiểm tra bộ chứng từ, tu vấn cho nhà xuất khẩu sửa chữa những sai sót và có được bộ chứng từ hoàn hảo. Nhờ đó, NHPH không thể từ chối thanh toán và nhà xuất khẩu có thể nhanh chóng thu được tiền hàng. Nếu bộ chứng từ do nhà xuất khẩu xuất trình có lỗi sẽ bị NHPH từ chối thanh toán và yêu cầu lập lại chứng từ. Việc này kéo dài sẽ dẫn đến việc nhà xuất khẩu có thể không xuất trình được bộ chứng từ trong thời hạn quy định và do đó mất quyền được thanh toán.

Tăng khả năng tư vấn của ngân hàng chính là góp phần nâng cao chất lượng thanh toán TDCT của ngân hàng. Khả năng tư vấn của ngân hàng không chỉ phụ thuộc vào trình độ chuyên môn của cán bộ TTQT, các kiến thức về luật pháp, kinh tế xã hội mà còn phụ thuộc rất nhiều vào khả năng giao tiếp và thái độ chăm sóc khách hàng.

1.2.3.4. Sự hài lòng của khách hàng

Như phần trên luận văn đã trình bày, sự hài lòng của khách hàng chính là thước đo chất lượng dịch vụ của ngân hàng. Mức độ thỏa mãn của khách hàng đối với dịch vụ cung cấp càng cao càng thể hiện chất lượng dịch vụ đó càng tốt. Chất lượng thanh toán TDCT tại NHTM cũng được đánh giá qua chỉ tiêu này.

Sự hài lòng của khách hàng đối với phương thức thanh toán TDCT có thể xác định dựa trên những đánh giá định kỳ thông qua phỏng vấn và thu thập ý kiến khách hàng. Có thể nói, đây chính là những thông tin vô cùng hữu ích và khách quan giúp ngân hàng cải thiện được chất lượng thanh toán L/C nói riêng và chất lượng dịch vụ nói chung của ngân hàng mình.

Với những ưu điểm của mình, rủi ro đối với các bên trong phương thức thanh toán TDCT đã được giảm thiểu rất nhiều nhưng không vì thế mà có thể khẳng định thanh toán TDCT là không có rủi ro. Ngược lại, TDCT luôn là một phương thức tiềm ẩn nhiều rủi ro, đặc biệt là đối với các ngân hàng vì trong phương thức này, ngân hàng tham gia một cách tích cực và chủ động hơn rất nhiều so với các phương thức thanh toán quốc tế khác. Rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ là những mất mát thiệt hại xảy ra cho các ngân hàng do không thu hồi được vốn đã thanh toán cho nước ngoài hoặc là những khoản chi phí phát sinh một cách vô ích. Rủi ro trong thanh toán TDCT có thể xảy đến với ngân hàng khi tham gia giao dịch với bất kỳ vai trò nào (NHPH, NHXN, NHTB...).

Với NHPH, khi nhận được yêu cầu phát hành L/C do nhà nhập khẩu gửi đến, NHPH phải tiến hành thẩm định và phân loại khách hàng để quyết định có mở L/C hay không, và nếu mở thì tỷ lệ ký quỹ là bao nhiêu. Nếu đồng ý mở L/C có nghĩa là ngân hàng đã cam kết trả tiền cho nhà xuất khẩu, ngân hàng phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán nếu nhà xuất khẩu xuất trình được bộ chứng từ hoàn hảo. Vì vậy, ngân hàng sẽ gặp phải rủi ro khi không thu hồi được vốn từ nhà nhập khẩu nếu chẳng may nhà nhập khẩu mất khả năng thanh toán. Rủi ro này xảy ra khi NHPH không đánh giá được uy tín và khả năng thanh toán của khách hàng, hoặc do trong quá trình sản xuất kinh doanh, nhà nhập khẩu gặp rủi ro dẫn đến thua lỗ, thậm chí phá sản.

Mặt khác, NHPH cũng có thể gặp phải rủi ro do không làm đúng theo UCP mà L/C đã dẫn chiếu: Theo UCP, NHPH được miễn trách nhiệm thanh toán nếu chứng từ xuất trình có khác biệt với các điều kiện và điều khoản của L/C. Tuy nhiên, nếu NHPH không hành động đúng theo những quy định tại điều 13 UCP 600, NHPH gặp rủi ro trên chính những bộ chứng từ có lỗi đó,

30

như: Thông báo từ chối nhưng không nói rõ sự bất hợp lệ của chứng từ hoặc những bất hợp lệ này bị ngân hàng chiết khấu phủ nhận và trở nên không có giá trị; hoặc thông báo những bất hợp lệ và từ chối những chứng từ sau 5 ngày làm việc của ngân hàng kể từ thời điểm nhận chứng từ; hoặc đã chuyển giao chứng từ cho người xin mở, hoặc làm mất không trả lại chứng từ cho người xuất trình nguyên vẹn như khi nó nhận được, hoặc không giao chứng từ đó cho bên thứ 3 do người xuất trình chỉ định,...Trong những trường hợp này, NHPH có thể không thu hồi được tiền từ phía nhà nhập khẩu mà vẫn phải thanh toán cho nhà xuất khẩu

Rủi ro xảy ra đối với NHTB khi ngân hàng này thông báo nhầm 1 L/C giả (hoặc sửa đổi giả) mà không có ghi chú gì thì theo thông lệ quốc tế, phải hoàn toàn chịu trách nhiệm với bên liên quan.

Rủi ro xảy ra đối với ngân hàng xác nhận (NHXN) là khi không nắm được năng lực tài chính của NHPH mà xác nhận theo yêu cầu của họ, không yêu cầu ký quỹ để rồi cuối cùng, NHXN phải nhận trách nhiệm thanh toán thay cho NHPH do NHPH thiếu thiện chí hay mất khả năng thanh toán.

Việc xác nhận L/C thường xảy ra đối với những L/C có giá trị lớn mà NHPH là ngân hàng xa lạ, ít có tiếng tăm, hoặc do nhà xuất khẩu chưa tin tưởng nhà nhập khẩu cũng như NHPH. Do vậy, việc xác nhận nhằm ràng buộc trách nhiệm của NHXN vào nghĩa vụ thanh toán L/C khi có tranh chấp giữa hai bên

Với ngân hàng chiết khấu (NHCK), rủi ro xảy ra phần lớn phụ thuộc vào thiện chí của NHPH và nhà nhập khẩu. Theo UCP 600, NHPH được miễn trách nhiệm trong trường hợp bộ chứng từ có lỗi, mà hầu như trong nhiều trường hợp, NHPH từ chối thanh toán hay không là tùy thiện chí của nhà nhập khẩu. Mặc dù điều khoản chiết khấu có truy đòi cho phép NHCK được phép truy đòi lại nhà xuất khẩu, nhưng nếu nhà xuất khẩu không có đủ khả năng

thanh toán thì NHCK gặp rủi ro. Đồng thời, NHCK cũng có thể gây ra rủi ro cho chính mình do không hành động đúng theo như quy định của UCP 600. NHCK cũng có thời hạn 5 ngày làm việc để kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ và đòi tiền. Rủi ro xảy ra khi NHCK không tuân thủ đúng quy định này, làm mất quyền đòi tiền trong thời hạn được phép, vì thế bị NHPH từ chối trả tiền trong khi đã tiến hành chiết khấu cho nhà xuất khẩu.

Phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro luôn là một trong những lưu ý hàng đầu của ngân hàng khi xem xét việc tham gia một giao dịch xuất nhập khẩu.

Chính vì vậy, một yếu tố không thể không nhắc tới khi đánh giá chất lượng thanh toán TDCT ở một ngân hàng là tỷ lệ rủi ro của phương thức này đối với ngân hàng. Tỷ lệ rủi ro càng thấp thì chất lượng thanh toán càng cao. Mặt khác, giảm thiểu rủi ro trong thanh toán L/C còn giúp ngân hàng hạn chế

Một phần của tài liệu 0214 giải pháp nâng cao chất lượng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại NHTM CP VN thịnh vượng luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 35 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(121 trang)
w