KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN TẢI HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU QUA CỬA KHẨU QUỐC TẾ LAO BẢO TỈNH QUẢNG TRỊ (Trang 30)

T Dịch vụ logistics Khu vực hoạt động logistics

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Dựa trên những phân tích đánh giá khách quan và chủ quan, nâng cao hiệu quả hoạt động vận tải xuyên biên giới tại cửa khẩu quốc tế Lao Bảo bằng việc xây dựng khu trung chuyển tại đây là thực sự cần thiết và hiệu quả vì những lý do cơ bản sau:

- Khu trung chuyển Lao Bảo phù hợp với kế hoạch phát triển hoạt động xuất – nhập khẩu giữa các nước nằm trên tuyến Hành lang kinh tế Đông – Tây đặc biệt là Lào và Việt Nam. Nằm ở vị trí là cửa ngõ giao thương của tuyến EWEC, góp phần thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu, thu hút doanh nghiệp và gia tăng sản lượng xuất nhập;

- Khu trung chuyển Lao Bảo góp phần phát triển tuyến đường giao thông hành lang số 9, tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong tỉnh và các tỉnh lân cận phát triển dịch vụ;

- Khu trung chuyển Lao Bảo phù hợp với kết nối vận tải đa phương thức trong tương lai gần, kết nối các dự án tuyến đường sắt quốc tế Savanakhet, Lào – Lao Bảo3, và Đông Hà – Lao Bảo thúc đẩy hoạt động vận tải đa phương thức trong xuất nhập khẩu xuyên biên giới;

- Khu trung chuyển Lao Bảo phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội vùng miền núi miền Trung nói chung và định hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Trị nói riêng.

Thêm vào đó, cần áp dụng công nghệ số cũng như Blockchain vào việc xây dựng cổng thông tin giao tiếp, mạng lưới kết nối các doanh nghiệp vận tải giữa các doanh nghiệp tham gia hoạt động vận tải xuyên biên giới nhằm thúc đẩy, hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình thông thương hàng hóa bằng container; giảm thiểu chi phí logistics và tổ chức hoạt động vận tải hiệu quả hơn. Hệ thống thông tin phát triển là điều kiện thuận lợi cung cấp các dịch vụ logistics hiện đại, thu hút được nhiều doanh nghiệp hơn tham gia dịch vụ vận tải thông qua cửa khẩu gia tăng giá trị kinh tế cho Nhà nước nói chung và phát triển chất lượng dịch vụ tại Quảng Trị nói riêng.

Bên cạnh đó, nhóm kiến nghị các giải pháp như sau:

- Phát triển khu trung chuyển Lao Bảo ở quy mô gần 8,5ha với công suất 100.000 TEU/năm phục vụ quy trình vận tải hàng hóa xuyên biên giới tại cửa khẩu 2 nước Việt Nam – Lào;

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN TẢI HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU QUA CỬA KHẨU QUỐC TẾ LAO BẢO TỈNH QUẢNG TRỊ (Trang 30)