Khái quát chung về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên

Một phần của tài liệu Pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên mua bảo hiểm trong bảo hiểm nhân thọ (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 32 - 33)

hiểm nhân thọ

1.2.1. Khái quát quyền và lợi ích hợp pháp của bên mua bảo hiểm nhân thọ

Dưới góc độ pháp lý, quyền chủ thể là cách thức xử sự mà pháp luật cho phép chủ thể tiến hành và được pháp luật bảo vệ. Nói cách khác, quyền chủ thể là khả năng của chủ thể xử sự theo cách thức nhất định được pháp luật cho phép và đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước. BMBH với tư cách là chủ thể pháp lý độc lập trong quan hệ pháp luật, quan hệ hợp đồng bảo hiểm có các quyền nhất định được quy định trong khuôn khổ pháp luật và quy định của hợp đồng. Khoản 1 Điều 18 Luật KDBH quy định BMBH có các quyền sau:

Một là, lựa chọn DNBH hoạt động tại Việt Nam để mua bảo hiểm.

Hai là, yêu cầu DNBH giải thích các điều kiện, điều khoản bảo hiểm; cấp giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc đơn bảo hiểm.

Ba là, đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm trong trường hợp DNBH cố ý cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết hợp đồng bảo hiểm hoặc trong trường hợp BMBH yêu cầu DNBH giảm phí bảo hiểm cho thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm khi có sự thay đổi những yếu tố làm cơ sở để tính phí bảo hiểm, dẫn đến giảm các rủi ro được bảo hiểm nhưng DNBH không chấp nhận giảm phí bảo hiểm.

Bốn là, yêu cầu DNBH trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.

Năm là, chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm hoặc theo quy định của pháp luật.

Sáu là, các quyền khác theo quy định của pháp luật như quyền chậm nộp phí bảo hiểm theo khoản 3 Điều 35 Luật KDBH, quyền khôi phục hiệu lực hợp đồng theo khoản 4 Điều 35 Luật KDBH…

Thực tế trong điều khoản HĐBHNT của một số DNBH, các bên trong hợp đồng thỏa thuận ghi nhận một số quyền khác của BMBH như:

- Quyền từ chối tiếp tục tham gia hợp đồng BHNT - Quyền tạm ứng (vay) từ giá trị hoàn lại của hợp đồng - Quyền tham gia hoặc hủy bỏ các sản phẩm bổ trợ

- Quyền thay đổi định kỳ nộp phí, thay đổi nhân viên thu phí - Quyền nhận lãi chia (bảo tức tích lũy)

Lợi ích là những giá trị vật chất hoặc tinh thần phù hợp với quy định của pháp luật. Lợi ích hợp pháp của BMBH là tất cả những gì phát sinh từ quyền của BMBH theo thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng hoặc do pháp luật quy định34. Lợi ích hợp pháp của BMBH có thể là những lợi ích vật chất hoặc tinh thần mà BMBH muốn hướng đến, đó có thể là số tiền bảo hiểm đáo hạn hoặc được chi trả khi sự kiện bảo hiểm xảy ra, hưởng lãi chia tích lũy từ kết quả đầu tư của BMBH, vay theo hợp đồng khi cần và được bảo hiểm, về mặt tinh thần, HĐBHNT như một món quà tặng cho con cái, người thân hay nhận được sự chăm sóc của bên bảo hiểm, đại lý bảo hiểm vào ngày sinh nhật, …

Như vậy, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của BMBH là đảm bảo khả năng của BMBH được tự do lựa chọn cách thức sử xự trong mối quan hệ pháp lý với DNBH trong phạm vi cho phép của pháp luật và thỏa thuận trong hợp đồng nhằm thỏa mãn những lợi ích mà BMBH mong muốn.

Một phần của tài liệu Pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên mua bảo hiểm trong bảo hiểm nhân thọ (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w