Nguyên tắc chịu trách nhiệm độc lập về việc cùng thực hiện vụ đồng

Một phần của tài liệu Trách nhiệm hình sự trong đồng phạm nghiên cứu so sánh và kinh nghiệm cho việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 26 - 30)

Về mặt lý luận, nguyên tắc này gồm các nội dung sau:

- Những người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành.

- Những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng TNHS liên quan đến người đồng phạm nào thì chỉ áp dụng đối với người đó.

- Việc loại trừ TNHS thuộc người đồng phạm nào thì chỉ áp dụng đối với người đó - Hành vi của người tổ chức, giúp sức, xúi giục, dù chưa đưa đến việc thực hiện tội phạm của người thực hành thì vẫn phải chịu TNHS 23.

Trong luật hình sự Việt Nam và một số nước trên thế giới các nội dung của nguyên tắc này được biểu hiện như sau:

2.1.2.1. Những người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm về hành vi vượt quá của người thực hành

* BLHS Việt Nam năm 2015

BLHS Việt Nam năm 2015 đã bổ sung thêm nội dung“Người đồng phạm

không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành” vào khoản 4 Điều 17.

21

Code pénal, https://www.legifrance.gouv.fr/affichCodeArticle.do;jsessionid=CF0ABC7330B200789B81ED BF6826EF40.tplgfr27s_1?idArticle=LEGIARTI000006417211&cidTexte=LEGITEXT000006070719&dateTe xte=20200830, truy cập ngày 30/3/2020.

22 La complicité: Définition et sanction, https://cours-de-droit.net/la-complicite-conditions-et-sanctions- a121604326/#:~:text=On%20dit%20g%C3%A9n%C3%A9ralement%20qu'elle,de%20la%20criminalit%C3 %A9%20d'emprunt.&text=En%20plus%20de%20la%20criminalit%C3%A9,modifi%C3%A9%20par%20le

%20code%20p%C3%A9nal., truy cập ngày 30/3/2020.

Việc bổ sung quy định này là rất cần thiết, là chuẩn mực pháp lý để những người tiến hành tố tụng áp dụng thống nhất; đánh dấu một bước tiến mới trong kỹ thuật lập pháp, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp và hội nhập cũng như phù hợp với tình hình thực tiễn về phát triển kinh tế - xã hội của nước ta. Nguyên nhân là do trong thực tiễn xét xử đã gặp nhiều khó khăn trong việc xác định những người đồng phạm khác trong các vụ án phạm tội có tổ chức có phải chịu TNHS về hành vi vượt quá của người thực hành hay không bởi trong quá trình thực hiện tội phạm, người thực hành có nhiều hành vi nhằm để đạt được mục đích chung, trong đó có hành vi được những người đồng phạm khác biết trước, đồng tình nhưng có hành vi không được người đồng phạm khác biết trước, không mong muốn hậu quả xảy ra nhưng có thái độ b mặc, muốn ra sao thì ra. Như vậy, nếu những người đồng phạm để cho người thực hành hoàn toàn tự do hành động nhằm đạt được mục đích của tội mà mình mong muốn thì mọi hành vi của người thực hành không được coi là hành vi vượt quá và những người đồng phạm khác phải chịu TNHS về hành vi và hậu quả của người thực hành gây ra. Hành vi vượt quá đó phải là dấu hiệu của CTTP mà tội phạm đó phải được những người đồng phạm khác bàn bạc thống nhất. Ngược lại, nếu những người đồng phạm khác có hành vi ngăn cản hay hành động tích cực để ngăn chặn hậu quả, nhưng người thực hành dù có dấu hiệu CTTP mà những người đồng phạm khác có ý định thực hiện thì những người này cũng không phải chịu TNHS.24

Vấn đề này được pháp luật hình sự các nước ghi nhận, chẳng hạn như: * BLHS Liên Bang Nga

Tại Điều 36 BLHS Nga quy định:“Hành động vượt quá của người thực hành là việc người thực hành đã thực hiện tội phạm nằm ngoài sự cố ý của những người đồng phạm khác. Những người đồng phạm khác không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành động vượt quá của người thực hành”. BLHS Nga bác b trách nhiệm liên đới của những người đồng phạm, mỗi người tham gia vào một tội phạm phải chịu trách nhiệm trong giới hạn lỗi của cá nhân mình, không thể bị truy cứu TNHS do những hành vi của người thực hành hay hậu quả nguy hại do người thực hành gây ra mà không nằm trong ý định của người đó.

Qua đó cho thấy, quy định này của Nga và Việt Nam tương đối giống nhau. Tuy nhiên, cả hai BLHS đều chỉ mới đề cập đến hành vi vượt quá của người thực

hành mà chưa nhắc đến hành vi vượt quá của người xúi giục, người giúp sức hay người tổ chức. Ngoài ra, quy định chưa nói rõ trong trường hợp để đạt mục đích mà những người phạm tội khác mong muốn, người thực hành có nhiều hành vi mà những người đồng phạm khác không biết trước nhưng có thái độ b mặc cho người thực hiện muốn làm gì thì làm. Đây là một điểm mà BLHS Việt Nam nên bổ sung vào bộ luật để tạo sự rõ ràng, thống nhất khi xác định TNHS đối với những người đồng phạm khác.

* BLHS Liên Bang Đức25

BLHS Đức tại Điều 29 cũng quy định về việc xử phạt độc lập đối với người tham gia: “Mỗi người tham gia bị xử phạt theo lỗi của mình mà không tính đến lỗi của người khác”.

* BLHS Cộng hoà nhân dân Trung Hoa26

BLHS Trung Quốc quy định TNHS trong đồng phạm là căn cứ vào tội mà từng người phạm phải để định hình phạt27. Cách xác định này không hợp lý bởi tội phạm được thực hiện bởi đồng phạm là kết quả hoạt động chung của tất cả mọi người. Hành vi của người này là điều kiện, tiền đề cho hành vi của người khác và là một khâu cần thiết cho hoạt động phạm tội chung, hậu quả phạm tội là kết quả hoạt động chung của mọi người tham gia mang lại. Như vậy, cách quy định của BLHS Trung Quốc đã vô hình chung tách rời hành vi của từng người đồng phạm ra kh i một khối thống nhất thành từng phần riêng biệt, không tạo sự liên kết giữa các hành vi phạm tội trong đồng phạm.

2.1.2.2. Những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ TNHS liên quan đến người đồng phạm nào thì chỉ áp dụng đối với riêng người đó

Qua tìm hiểu pháp luật của các quốc gia trên thế giới, hầu hết các quốc gia đều thừa nhận rằng: các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ TNHS thuộc người đồng phạm nào thì chỉ có hiệu lực đối với người đó, việc miễn TNHS hoặc hình phạt đối với người đồng phạm này không loại trừ TNHS của những người đồng phạm khác.

25 “German Criminal Code” (last amended 19 June 2019), https://www.gesetze-im-

internet.de/englisch_stgb/ englisch_stgb.html#p0162 (truy cập ngày 15/8/2021).

26“Criminal Law of the People's Republic of China” (2020 Amendment), https://www.lawinfochina.com/

display.aspx?id=34470&lib=law, truy cập ngày 16/8/2021. 27 Điều 25 BLHS Trung Quốc

BLHS Việt Nam quy định “Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự thuộc người đồng phạm nào, thì chỉ áp dụng đối với người đó”.

Bộ luật Hình sự Nhật Bản28 thể hiện rõ qua quy định tại Điều 65: “Khi mức nặng, nhẹ của hình phạt rất khác nhau tùy thuộc vào việc người phạm tội có chức vụ hay không thì hình phạt bình thường được áp dụng đến với người không có chức vụ”.

Hay BLHS Thụy Điển cũng thể hiện quan điểm tương tự tại Điều 5 Chương

23:“Người nào trở thành đồng phạm do bị ép buộc, lừa dối hoặc lợi dụng sự nhẹ dạ, thiếu hiểu biết hoặc tình trạng bị lệ thuộc hoặc người đó tham gia phạm tội ở mức độ hạn chế thì bị xử phạt nhẹ hơn so với hình phạt quy định đối với tội danh đó”.

BLHS Nga theo khoản 2 Điều 67:“Các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ có liên quan đến nhân thân của người đồng phạm chỉ được cân nhắc khi quyết định hình phạt đối với riêng người đồng phạm đó”.

BLHS Đức cũng có một điều luật cụ thể quy định dấu hiệu nhân thân đặc biệt của những người phạm tội trong đồng phạm như các nước khác:“Nếu Luật xác định những dấu hiệu nhân thân đặc biệt làm tăng nặng, giảm nhẹ hoặc loại trừ hình phạt thì quy định này chỉ có hiệu lực đối với người tham gia (người thực hiện tội phạm hoặc người tòng phạm) mà ở họ có những dấu hiệu này”29.

Mặc dù chưa có điều luật cụ thể quy định nguyên tắc nhưng BLHS Việt Nam đã thể hiện khá hoàn chỉnh, đầy đủ, phù hợp với chính sách hình sự của Việt Nam, đảm bảo sự công bằng trong việc quyết định hình phạt giữa những người đồng phạm.

Ngoài ra, nguyên tắc chịu trách nhiệm độc lập còn được thể hiện việc miễn TNHS hay miễn hình phạt đối với người đồng phạm nào thì chỉ áp dụng đối với người đó được làm rõ ở vấn đề tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội trong đồng phạm tại mục 2.2.2. Tuy nhiên, trong BLHS một số nước có điều luật cụ thể quy định vấn đề này, đây là quy định khá tiến bộ Việt Nam cần tham khảo như: “Người phạm tội do bị ép buộc, lừa dối hoặc lợi dụng sự nhẹ dạ, thiếu hiểu biết hoặc tình trạng bị lệ thuộc hoặc tham gia phạm tội ở mức độ mức độ hạn chế được giảm nhẹ hình phạt” ghi nhận tại Điều 5 Chương 23 BLHS Thụy Điển.

28“Penal Code”, http://www.japaneselawtranslation.go.jp/law/detail/?id=3581&vm=04&re=01, truy cập ngày

07/9/2020

Về mặt lý luận, hành vi của người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức dù chưa đưa đến việc thực hiện tội phạm của người thực hành thì họ vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự . Nội dung này cũng được thể hiện tương tự tại Điều 29 BLHS Trung Quốc: người bị xúi giục chưa thực hiện hành vi phạm tội dù đã bị xúi giục thì người xúi giục vẫn phải chịu TNHS về tội phạm này; tại khoản 1 Điều 30 BLHS Đức: người thúc đẩy chưa đạt hoặc xúi giục chưa đạt một tội phạm nghiêm trọng thì họ vẫn bị xử phạt theo các quy định về phạm tội chưa đạt đối với tội đó.

Một phần của tài liệu Trách nhiệm hình sự trong đồng phạm nghiên cứu so sánh và kinh nghiệm cho việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 26 - 30)