Thực tiễn xác định dấu hiệu “người có chức vụ, quyền hạn” trong tội tha mô tà

Một phần của tài liệu Tội tham ô tài sản theo luật hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 34 - 44)

2015 đã tội phạm hóa hành vi tham ô tài sản không những trong lĩnh vực công mà còn ở cả lĩnh vực ngoài Nhà nước31.

2.2. Thực tiễn xác định dấu hiệu “người có chức vụ, quyền hạn” trongtội tham ô tài sản tội tham ô tài sản

Trong thực tiễn xét xử, vẫn còn tồn tại một số trường hợp các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng hoặc người tham gia tố tụng xác định chưa chính xác như thế nào là “người có chức vụ, quyền hạn”. Điều này được thể hiện qua một số vụ án sau đây:

Vụ án thứ nhất32

Công ty bảo hiểm PJICO Phú Yên là đơn vị thành viên trực thuộc Công ty cổ phần bảo hiểm PJICO, hạch toán kế toán phụ thuộc, có con dấu và tài khoản riêng, có chức năng hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm trên địa bàn tỉnh Phú Yên. Ngày 30/03/2011, Công ty cổ phần bảo hiểm PJICO ký hợp đồng lao động với Lưu Hoàng V. Ngày 01/4/2011, Giám đốc Công ty bảo hiểm PJICO Phú Yên ra Quyết định bổ nhiệm Lưu Hoàng V phụ trách Phòng bảo hiểm khu vực thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên; V có nhiệm vụ trực tiếp khai thác các dịch vụ bảo hiểm, theo dõi các dịch vụ đang được bảo hiểm hoặc được phân công quản lý; thu phí bảo hiểm và thực hiện các biện pháp phòng ngừa tổn thất...

Từ tháng 06/2014 đến tháng 03/2016, Lưu Hoàng V ký hợp đồng bán bảo hiểm xe ô tô với 24 khách hàng mua bảo hiểm với tổng số tiền phí bảo hiểm phải thu là 332.842.350 đồng. V đã thu được 323.195.350 đồng (có 02 trường hợp V chưa thu được phí bảo hiểm kỳ cuối của 02 khách hàng với số tiền 9.647.000 đồng). Theo điểm 8.2.3 Điều 8 Quy chế quản lý hóa đơn ấn chỉ ban hành kèm theo Quyết định số 463/2006/QĐ-PJIC ngày 05/9/2006 của Công ty cổ phần bảo hiểm PJICO thì chậm nhất ngày 10 tháng sau tiền phí bảo hiểm thu được phải nộp về cho Công ty bảo hiểm PJICO. Tuy nhiên, V chỉ nộp về Công ty với số tiền 57.412.500 đồng còn lại 265.782.850 đồng V lấy sử dụng. Để Công ty không phát hiện, sau khi thu

30

Nguyễn Thị Phương Hoa - Phan Anh Tuấn (2017), Bình luận khoa học Những điểm mới của BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), NXB Hồng Đức, tr.290.

31

Nguyễn Thị Phương Hoa - Phan Anh Tuấn (2017), Bình luận khoa học Những điểm mới của BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), NXB Hồng Đức, tr.291.

32

được phí bảo hiểm, V không báo về Công ty, không xuất hóa đơn nên Công ty vẫn nghĩ là khách chưa nộp phí hoặc những trường hợp khách hàng nộp phí và yêu cầu xuất hóa đơn thì V không xuất hóa để Công ty không biết mà lấy hóa đơn cũ tẩy xóa và nhờ người ghi lại hóa đơn để V ký tên giao cho khách hàng.

Tại bản cáo trạng số 20/CT-VKS-P3 ngày 18/10/2018 của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Phú Yên đã truy tố bị cáo Lưu Hoàng V về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” theo khoản 3 Điều 175 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Quan điểm tác giả:

Cơ quan tiến hành tố tụng đã xác định sai về chủ thể của tội phạm. Cơ quan điều tra Công an tỉnh và Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Phú Yên cho rằng V đã lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là không thỏa đáng vì V được Công ty cổ phần bảo hiểm PJICO ký hợp đồng lao động và ngày 01/4/2011, Giám đốc Công ty bảo hiểm PJICO Phú Yên ra Quyết định bổ nhiệm Lưu Hoàng V phụ trách Phòng bảo hiểm khu vực thị xã Sông Cầu. Theo Quyết định số 227 ngày 31/3/2011 của Tổng công ty cố phần bảo hiểm PJICO thì V có nhiệm vụ trực tiếp khai thác các dịch vụ bảo hiểm, theo dõi các dịch vụ đang được bảo hiểm hoặc được phân công quản lý, thu tiền bảo hiểm và thực hiện các biện pháp phòng ngừa tổn thất, hàng tuần hoặc chậm nhất ngày 10 hàng tháng V phải nộp toàn bộ số tiến bán bảo hiểm về cho PJICO Phú Yên. Từ tháng 6/2015 đến tháng 3/2016, V đang giữ chức vụ phụ trách Phòng bảo hiểm khu vực thị xã Sông Cầu, có nhiệm vụ thu và nộp phí bảo hiểm, nên V là người có chức vụ quyền hạn liên quan trực tiếp đến trách nhiệm quản lý tài sản; mặc dù đã thu được tiền phí 41 hợp đồng bảo hiểm của 24 khách hàng, nhưng V lại dùng thủ đoạn gian dối không báo cáo về công ty, không xuất hóa đơn mà lấy hóa đơn, cụ tẩy xóa và nhờ người khác ghi lại hóa đơn để mình ký xác nhận và đưa cho khách hàng, chiếm đoạt số tiền 208.611.014 đồng để sử dụng cá nhân.

Vụ án thứ hai33

Lê Quang H nguyên là cán bộ thuộc Chi cục Thuế thành phố B, tỉnh Đắk Lắk. Từ năm 2012 đến tháng 4 năm 2018, lợi dụng nhiệm vụ được giao và bằng thủ đoạn ghi nội dung không trùng khớp về tên người nộp thuế, mã số thuế và số tiền thu thuế trên các biên lai thu thuế, gồm: Biên lai báo soát là biên lai phải nộp về Chi cục thuế để so sánh, kiểm tra và đối chiếu ngay sau khi tiền thu thuế được nộp vào Ngân sách nhà nước (gọi là Liên 1), biên lai giao cho người nộp thuế (Liên 2) và 33 Bản án số 150/2021/HSPT ngày 09/6/2021 của Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk.

biên lai lưu tại quyển hoá đơn là biên lai phải nộp về Chi cục thuế khi đã sử dụng hết các số biên lai trong quyển (Liên 3), cụ thể: Đối với các Liên 2, vì phải giao cho người nộp thuế, nên bị can H xé rời ra khỏi quyển biên lai và sử dụng giấy than kê lên bề mặt tờ Liên 2, rồi ghi nội dung đúng với số tiền người nộp thuế đã nộp, sau đó giao Liên này cho người nộp thuế giữ. Đối với Liên 1 và Liên 3, thì H để nguyên trong quyển Biên lai rồi kê giấy than giữa Liên 1 và Liên 3, ghi số tiền thuế thu thấp hơn so với Liên 3 của cùng một người nộp thuế, nhằm mục đích chiếm đoạt số tiền chênh lệch để sử dụng vào việc tiêu xài cá nhân:

- Ngày 04/4/2016, H thu thuế Giá trị gia tăng của HKD Trần Thị B với số tiền là 5.400.000 đồng, nhưng không giao ngay biên lai thu thuế (Liên 2) cho người nộp. Đến ngày 05/4/2016, H nộp tiền thuế của HKD Trần Thị B vào Kho bạc nhà nước với số tiền là 2.700.000 đồng, rồi ghi trên biên lai giao cho người nộp thuế (Liên 2) đúng số tiền đã thu và ngày mà HKD Trần Thị B đã nộp thuế, rồi mới giao biên lai này cho HKD Trần Thị B, còn trên các Liên báo soát (Liên 1), Liên lưu quyển hoá đơn (Liên 3) thì H ghi số tiền thuế HKD Trần Thị B đã nộp là 2.700.000 đồng và ngày nộp thuế là ngày 05/4/2016. H đã chiếm đoạt số tiền 2.700.000 đồng.

- Ngày 27/3/2014, H thu thuế Giá trị gia tăng của HKD Nguyễn Tấn T với số tiền là 10.000.000 đồng, H ghi trên Liên 2 đúng với số tiền thuế HKD Nguyễn Tấn T đã nộp, nhưng chỉ nộp tiền thuế của HKD Nguyễn Tấn T vào Kho bạc nhà nước với số tiền 1.200.000 đồng và trên các Liên báo soát (Liên 1), Liên lưu quyển hoá đơn (Liên 3) thì H ghi số tiền thuế HKD Nguyễn Tấn T đã nộp là 1.200.000 đồng. Như vậy, H đã chiếm đoạt số tiền 8.800.000 đồng.

- Ngày 06/3/2018, H thu thuế Giá trị gia tăng của HKD Trần Thị X với số tiền là 4.209.400 đồng, H ghi trên Liên 2 đúng với số tiền thuế HKD Trần Thị X đã nộp, nhưng chỉ nộp tiền thuế của HKD Trần Thị X vào Kho bạc nhà nước số tiền 2.438.600 đồng và trên các Liên báo soát (Liên 1), Liên lưu quyển hoá đơn (Liên 3) thì H ghi số tiền thuế HKD Trần Thị X đã nộp là 2.438.600 đồng. Như vậy, H đã chiếm đoạt số tiền 1.770.800 đồng.

Ngoài ra, do biết Cơ quan thuế quy định chậm nhất là ngày cuối cùng của quý thì cá nhân nộp thuế khoán phải nộp tiền thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân, nếu không sẽ bị cưỡng chế thuế, nên H đã sử dụng số tiền thu thuế của người này nộp cho người khác để tránh sự phát hiện của Lãnh đạo đơn vị và Cơ quan quản lý thuế, dẫn đến việc phải ghi không trùng khớp về tên người nộp thuế, mã số thuế trên các Liên 1, Liên 2 của cùng một số biên lai trong quyển thuế. Đến đầu năm

2018, H không báo cáo được hoạt động thu thuế của các HKD Nguyễn Tấn T, địa chỉ: Tổ dân phố 4, phường T, thành phố B, Trần Thị X, địa chỉ: 27/26 Đường P, phường T, thành phố B…nên Chi cục Thuế thành phố B đã thông báo các HKD trên còn nợ tiền thuế. Lúc này, các HKD này đã khiếu nại đến Chi cục Thuế thành phố B, yêu cầu xử lý.

Ngày 07/3/2019, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Buôn Ma Thuột, đã trưng cầu Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk giám định: Thiệt hại thuế đối với hành vi của Lê Quang H chiếm dụng thuế thu của các hộ kinh doanh nhưng không nộp vào Ngân sách Nhà nước từ năm 2012 đến năm 2018 xảy ra tại phường T, thành phố B, tỉnh Đắk Lắk. Tại bản Kết luận giám định số 1505/CT- TTr, ngày 04/4/2019 của Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk, kết luận: Tổng giá trị thiệt hại thuế do hành vi chiếm dụng tiền thuế là: 336.568.943 đồng; tổng số tiền phát sinh 190.435.950 đồng, là khoản tiền xử lý vi phạm hành chính (bao gồm tiền chậm nộp và phạt khai sai) về thuế do Lê Quang H xâm tiêu tiền thuế.

Quá trình điều tra bị cáo Lê Quang H đã khắc phục (nộp) vào Ngân sách nhà nước tổng số tiền 527.004.893 đồng. Tại bản án hình sự sơ thẩm số 85/2021/HS-ST, ngày 15/3/2021 của Tòa án nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk đã quyết định: Căn cứ điểm c, d khoản 2 Điều 353 tuyên bố: bị cáo Lê Quang H phạm tội “Tham ô tài sản”. Xử phạt bị cáo Lê Quang H 07 (bảy) năm tù. Ngày 24/3/2021 bị cáo Lê Quang H kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.

Quan điểm của tác giả:

Việc Tòa án nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột xét xử bị cáo Lê Quang H về tội “Tham ô tài sản” theo điểm c, d khoản 2 Điều 353 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) là có căn cứ, đúng người, đúng tội. Xét mức hình phạt 07 năm tù mà Tòa án cấp sơ thẩm xử phạt đối với bị cáo là có căn cứ, đúng người, đúng tội và đúng pháp luật.

Bị cáo Lê Quang H nguyên là cán bộ thuộc Chi cục Thuế thành phố B, tỉnh Đắk Lắk được phân công nhiệm vụ thu thuế và quản lý tiền nộp thuế của các Hộ kinh doanh trên địa bàn phường T, thành phố B, để nộp vào ngân sách Nhà nước. Nhưng do ý thức coi thường pháp luật, vì tư lợi bất chính nên trong khoảng thời gian từ năm 2012 đến tháng 4 năm 2018, bị cáo Lê Quang H đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao, nhiều lần thực hiện hành vi chiếm đoạt tiền thuế thu nộp vào ngân sách Nhà nước của các hộ kinh doanh trên địa bàn phường T, thành phố B, thì bị phát hiện xử lý. Xác định tổng số tiền bị cáo Lê Quang H đã chiếm đoạt là

336.568.943 đồng. Do đó, bản án sơ thẩm đã xử phạt bị cáo Lê Quang H về tội: “Tham ô tàn sản” theo điểm c, d khoản 2 Điều 353 Bộ luật hình sự là có căn cứ, đảm bảo đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.

Vụ án thứ ba34

Công ty TNHH A là doanh nghiệp ngoài nhà nước, trụ sở tại cụm công nghiệp L, huyện C, tỉnh Hải Dương. Công ty A hoạt động kinh doanh lĩnh vực sản xuất thức ăn chăn nuôi. Ngày 01/3/2019, Công ty A ký hợp đồng lao động với Cát Thị Th làm kế toán kho cho công ty. Theo nội dung hợp đồng, Th chịu trách nhiệm nhập, xuất toàn bộ hàng hóa của công ty. Khi nhập hàng phải kiểm tra đầy đủ hàng trước khi nhập – xuất và ký phiếu nhập – xuất hàng, chịu trách nhiệm về số liệu trên phiếu mình đã ký, chịu trách nhiệm về số lượng hàng hóa tồn trong kho, lập báo cáo nhập – xuất – tồn kho hàng ngày cho công ty... Ngoài ra, Th được công ty giao nhiệm vụ thủ kho, khi có hàng nhập vào công ty, Th sẽ làm nhiệm vụ kiểm đếm, sau khi kiểm đếm đủ hàng sẽ làm 02 phiếu nhập kho, 01 phiếu đưa cho lái xe chở hàng, 01 phiếu để báo cáo lên công ty.

Ngày 17/4/2020 công ty A ký hợp đồng mua bán nguyên liệu với công ty B, địa chỉ: Lô X đường Y, khu đô thị Đ, xã C, huyện G, thành phố H. Công ty B giao cho Phạm Đức L là lái xe của công ty B điều khiển xe ô tô biển kiểm soát 29C- 939.88 của công ty chở số nguyên liệu trên đến giao cho công ty A. Theo hợp đồng lao động, L là lái xe của công ty B, có nhiệm vụ vận chuyển hàng hóa, nguyên liệu cho công ty, không được phép bán hàng hóa, nguyên liệu công ty trong quá trình vận chuyển. Công ty A giao cho Cát Thị Th kiểm đếm và nhận đủ số hàng gồm 80 bao Lysin 98% (tổng 2000kg) và 40 bao Methionine (tổng 1000kg).

Quy trình nhập hàng của công ty A như sau: Sau khi ký hợp đồng với công ty B, ô tô chở hàng của công ty B đi qua cổng bảo vệ, bảo vệ tiến hành cân trọng lượng của cả xe và hàng. Sau đó hàng đi vào kho, thủ kho của công ty sẽ cho người bốc hàng xuống, tiến hành kiểm đếm và làm các thủ tục nhập kho. Thời điểm hàng hóa được làm xong các thủ tục nhập kho thì được coi là hàng của công ty A. Sau khi nhập hàng vào kho, xe ô tô chở hàng sẽ đi ra ngoài qua cổng bảo vệ, bảo vệ tiếp tục cân để xác định trọng lượng xe lúc ra rồi lấy trọng lượng xe lúc vào trừ trọng lượng xe lúc ra để xác định lượng hàng đã nhập kho rồi in ra 01 phiếu cân hàng nhập và đối chiếu với phiếu nhập kho mà thủ kho đưa cho người lái xe.

Khoảng 15 giờ ngày 17/4/2020, L làm thủ tục cân xe và hàng qua cổng công ty rồi điều khiển xe đến kho hàng nguyên liệu để làm thủ tục xuống hàng. Tại kho hàng, L và Th thống nhất bớt lại 08 bao Methionine (do đếm nhầm nên thực tế để lại 10 bao với tổng trọng lượng là 250kg) trên xe ô tô, đồng thời lấy trong kho công ty 03 bao Tryptophan (tổng trọng lượng là 60kg) bán lấy tiền chia nhau. Đồng thời Th làm 03 phiếu nhập kho, 02 phiếu nhập kho ghi khối lượng hàng nhập là 3000kg để Th giữ đưa cho lãnh đạo công ty và đưa cho L nộp cho công ty B, 01 phiếu nhập kho ghi khối lượng hàng nhập là 2.800kg đưa cho L qua cổng bảo vệ để tránh bị phát hiện. Sau đó Th nhập vào dữ liệu báo cáo hàng ngày bằng văn bản gửi email cho lãnh đạo công ty A đã nhập đủ khối lượng 1000kg Methinonine và 2000kg Lysin. L đem bán 10 bao Methionine cho chị Lê Thị Th1 với giá 10.000.000đ; còn 03 bao Tryptophan do không thỏa 3 thuận được giá nên chiều cùng ngày L đem về trả lại cho công ty A, đồng thời chia cho Th số tiền 5.000.000đ. Do nghi ngờ L và Th chiếm đoạt tài sản của công ty nên ông Nguyễn Đình T1 là bảo vệ đã báo cáo lãnh đạo công ty. Ngày 18/4/2020, Th và L mua lại 10 bao Methionine của chị Th1

Một phần của tài liệu Tội tham ô tài sản theo luật hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 34 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(139 trang)
w