Nguyên nhân của công tác kiểm sát việc thẩm định giá, bán đấu giá chƣa đạt hiệu quả

Một phần của tài liệu Xử lý tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất của hộ gia đình đình trong trong trong thi hành án dân sự (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 140 - 141)

II. Thực trạng công tác kiểm sát việc tổ chức thẩm định giá, bán đấu giá tài sản thi hành án

3. Nguyên nhân của công tác kiểm sát việc thẩm định giá, bán đấu giá chƣa đạt hiệu quả

chƣa đạt hiệu quả

- Sau khi cưỡng chế, kê biên, bán đấu giá thành tài sản và chuẩn bị giao tài sản cho người mua trúng đấu giá, thì Cơ quan thi hành án mới chuyển toàn bộ hồ sơ cho Viện kiểm sát tiến hành hoạt động kiểm sát, nên Kiểm sát viên không thể chủ động nắm bắt được các hoạt động tác nghiệp của Chấp hành viên trong quá trình tổ chức thẩm định, bán đấu giá tài sản, nên không phát hiện được vi phạm, thiếu sót để kịp thời yêu cầu, bổ sung tài liệu.

Hiện nay, chưa có tiêu chí cụ thể để đánh giá chất lượng của các tổ chức thẩm định giá, việc lựa chọn các tổ chức thẩm định giá để ký hợp đồng chủ yếu dựa trên cảm tính nên vẫn còn tồn tại hiện tượng các tổ chức đưa ra giá quá cao hoặc quá thấp dẫn đến đương sự khiếu nại về giá hoặc tài sản phải giảm giá nhiều lần nhưng vẫn không bán được. Trong khi đó, việc quy định lựa chọn tổ chức thẩm định giá thực hiện sau quá trình kê biên dẫn đến việc chênh lệch đáng kể về giá tài

- Cán bộ, Kiểm sát viên làm công tác kiểm sát ở lĩnh vực này không được đào tạo chuyên sâu mà chủ yếu là chỉ là những Kiểm sát viên có thời gian công tác lâu năm tích lũy kinh nghiệm, đúc kết kỹ năng nghiệp vụ từ thực tế. Trong khi đó, ở đơn vị cấp huyện thì cán bộ, Kiểm sát viên phần lớn điều kiêm nhiệm, dẫn đến khả năng nghiên cứu chuyên sâu để phát hiện vi phạm còn nhiều hạn chế.

- Một số Kiểm sát viên chưa nghiên cứu kỹ các quy định của Luật Thi hành án dân sự, văn bản hướng dẫn và các văn bản pháp luật khác có liên quan đến quy trình Thẩm định giá, bán đấu giá tài sản nên nắm chưa vững quy trình, quy định đối với việc Chấp hành viên ký kết các Hợp đồng Thẩm định giá, bán đấu giá tài sản, nên quá trình kiểm sát chưa phát huy hết tinh thần trách nhiệm, chưa kịp thời phát hiện ra những thiếu sót, vi phạm của cơ quan thi hành án.

- Một vấn đề khá quan trọng đó là trong các cuộc trực tiếp kiểm sát đối với các Chi cục THADS, phòng 11 còn phát hiện rất nhiều hồ sơ THA Chấp hành viên không cập nhật đầy đủ các thủ tục Thẩm định giá, bán đấu giá nên khi kiểm sát hồ sơ THADS, kiểm sát không thể kiểm sát đầy đủ quy trình thẩm định giá, bán đấu giá trong hồ sơ THADS đó.

Một phần của tài liệu Xử lý tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất của hộ gia đình đình trong trong trong thi hành án dân sự (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 140 - 141)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(148 trang)
w