III. VẬT LIỆU MỚ
8. Chế tạo ở cấp micron và nano
3.3. Phương pháp tự lắp ráp vật liệu
3.3.1. Công nghệ
Ví dụ về các vật liệu tự lắp ráp gồm những mạng tinh thể dạng keo, với những ô mạng cỡ trung bình (50-100 nano), hình thành nên những cách tử nhiễu xạ ánh sáng, do đó có thể thay đổi màu sắc khi mạng tinh thể co lại dưới tác dụng của sự thay đổi nhiệt và hoá chất. Trường hợp hydogel có gắn vào bên một nhóm phân tử có khả năng nhận dạng những phân tử đặc thù, ta sẽ có một cảm biến hoá chất. Những chất keo lơ lửng tự lắp ráp với nhau đã được ứng dụng để tạo ra điôt phát quang, mạng kim loại xốp (tạo ra nhờ kết tủa sau đó gỡ bỏ chất nền keo), và bộ chuyển mạch máy tính có kích cỡ phân tử.
Quá trình tự lắp ráp dựa vào ADN mà ta nêu ở trên đã tạo ra được nhờ gắn những dải ADN không liên kết vào những hạt kim loại cỡ nano và bổ sung thêm một chất liên kết để tạo ra tấm phên đan ADN (lattice). Có thể chuyển quá trình này thành bộ cảm biến sinh học, hoặc kỹ thuật in lito ở cấp nano để áp dụng cho các phân tử sinh học.
3.3.2. Những vấn đề và ảnh hưởng liên quan
Việc phát triển của phương pháp tự lắp ráp kết cục sẽ thách thức đối với các cách tiếp cận dùng phép in lito và chế tạo cấp phân tử. Bởi vậy ở một giai đoạn nào đó sau 2020, nó có thể sẽ quyết định đến phương pháp chế tạo. Ví dụ, sau 10 hoặc 20 năm nữa, phương pháp này có thể sẽ đặt dấu chấm hết cho phép in lito đã từng tạo nên cuộc cách mạng của vật liệu bán dẫn.