Nâng cao vai trò của hiệp hội ngânhàng Việt Nam

Một phần của tài liệu Đề tài “ Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Ba Đình ” ppsx (Trang 78 - 80)

b. Tài trợ cho hoạt động xuất khẩu

3.3.1.2.Nâng cao vai trò của hiệp hội ngânhàng Việt Nam

Hiệp hội ngân hàng là cầu nối giữa các NHTM với nhau và với NHNN, các cơ quan quản lý nhà nước trong việc bổ sung, chỉnh sửa và ban hành các luật, thể chế quản lý hoạt động của các NHTM sao cho phù hợp với chính sách của nhà nước và theo kịp xu hướng hội nhập trên thế giới.

Vì vậy, Chính phủ cần củng cố, phát triển và xây dựng Hiệp hội thực sự trở thành một tổ chức thống nhất gắn kết các NHTM hoạt động theo tiêu chí chung, giúp đỡ tương trợ nhau trong quá trình hội nhập quốc tế. Môi trường hoạt động của Ngân hàng chứa đựng nhiều rủi ro, gồm cả rủ ro mang tính hệ

thống và phi hệ thống. Đối với rủi ro mang tính phi hệ thống, Hiệp hội ngân hàng cần dự báo và giúp các NHTM phòng tránh kịp thời. Còn đối với các rủi ro mang tính hệ thống thì hiệp hội cần hỗ trợ các NHTM giảm thiểu tổn thất. Ngoài ra, Hiệp hội ngân hàng cũng cần mở rộng thúc đẩy các mối quan hệ quốc tế tạo điều kiện cho các ngân hàng có thêm kinh nghiệm và trình độ để hội nhập với nền kinh tế thế giới và phát triển bền vững trước sự cạnh tranh gay gắt của các Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.

3.3.1.3.. Hoàn thiện cơ chế quản lý xuất nhập khẩu.

Để đẩy mạnh xuất khẩu, hoàn thiện nhập khẩu trong điều kiện mở cửa, hội nhập và cạnh tranh quốc tế, tạo điều kiện khách quan thuận lợi cho việc phát triển hoạt động TTQT nói chung và TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ nói riêng, Nhà nước cần hoàn thiện cơ chế quản lý hoạt động xuất nhập khẩu theo hướng như:

+ Hoàn thiện chức năng quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu theo hướng đơn giản hoá các thủ tục hành chính và sử dụng rộng rãi các đòn bẩy kinh tế để khuyến khích và quản lý tốt hoạt động xuất nhập khẩu.

+ Chính phủ cần tiếp tục phát huy tính chủ động tích cực trong định hướng, giám sát và hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Thường xuyên tổ chức các cuộc trao đổi trực tiếp giữa Chính phủ, các bộ và các doanh nghiệp nhằm kịp thời giải quyết khó khăn vướng mắc trong hoạt động xuất nhập khẩu. Nhà nước sớm xây dựng các chiến lược, kế hoạch và phương án kinh doanh với nội dung cụ thể theo từng thời gian, từng nhóm nước. Nhà nước cần có thông tin kịp thời, chính xác về thị trường thế giới. Bởi thiếu thông tin thị trường thế giới, các doanh nghiệp sẽ không dự đoán chính xác xu hướng thị trường, kinh doanh có thể thua lỗ.

+ Chính phủ nên điều chỉnh cơ chế quản lý xuất nhập khẩu thông qua việc áp dụng đa dạng các công cụ và biện pháp trong ngoại thương theo hướng ngày càng nới lỏng, mềm dẻo và tạo điều kiện thúc đầy kinh doanh XNK phát triển. Song song với việc đa dạng hoá thị trường, sản phẩm và đối tác cần phải

đa dạng hoá các công cụ điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện mở cửa và hội nhập kinh tế. Muốn thúc đẩy xuất khẩu thì việc nhập khẩu máy móc thiết bị nguyên vật liệu để phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu cũng phải được coi trọng như: ưu tiên lãi suất theo cơ chế tỷ giá, trợ cấp trực tiếp, miễn thuế các chi phí đầu và, giá cả các dịch vụ công cộng, cước phí vận tải, bảo hiểm, giá điện nước...

Một phần của tài liệu Đề tài “ Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Ba Đình ” ppsx (Trang 78 - 80)