Công tác thống kê, kế hoạch, quản lý tài chính và huy động các nguồn lực xã hội.

Một phần của tài liệu 7dbbc606975adc9df1381f08d40ca4395978_1435282909_bc_cham_diem_18_linh_vuc_nam_hoc_2014-2015 (Trang 26 - 30)

nguồn lực xã hội.

1. Công tác kế hoạch

Thực hiện tốt công tác phối hợp giữa Sở GD&ĐT với Sở Kế hoạch và Đầu tư, các đơn vị trực thuộc, phòng GD&ĐT các huyện, thành phố xây dựng Kế hoạch phát triển Kinh tế xã hội tỉnh Lai Châu năm 2015 theo đúng sự chỉ đạo của UBND tỉnh.

Công tác xây dựng kế hoạch được quan tâm, số liệu kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo được thống nhất và chính xác.

Điểm tự chấm: Thực hiện xuất sắc nội dung 2,0/2,0 điểm 2. Công tác tài chính

Chỉ đạo các đơn vị thực hiện nghiêm túc luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2015. Rà soát, lập dự toán ngân sách hàng năm, đảm bảo đúng quy trình và thời gian không để sót

chế độ, thiếu nhiệm vụ chi. Thẩm định, lên phương án phân bổ các nguồn vốn đầu tư phục vụ sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo.

- Tham xây dựng chính sách cho giáo dục, thanh toán đầy đủ, kịp thời mọi chế độ chính sách cho cán bộ, giáo viên, học sinh cụ thể: Quyết định số 565/QĐ- UBND ngày 10/6/2015 của UBND tỉnh Lai Châu về việc hỗ trợ học sinh thi tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2015.Đối tượng học sinh nội trú, học sinh nghèo, học sinh bán trú với số tiền 2.120.000 đồng/01 học sinh thi tại Phú Thọ, 480.000/01 học sinh thi tại tỉnh.

- Hướng dẫn xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ phù hợp với chức năng nhiệm vụ, điều kiện cụ thể của đơn vị sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí; thực hiện cắt giảm chi tiêu, tiết kiệm chi ngân sách; tổ chức tập huấn cho cán bộ quản lý và đội ngũ kế toán về nghiệp vụ quản lý tài chính, tài sản của các đơn vị

- Phối hợp với Sở Tài chính phân bổ nguồn kinh phí chi thường xuyên, không thường xuyên đảm bảo các hoạt động của đơn vị.

+ Dự toán ngân sách nhà nước giao năm 2014: 307.649 triệu đồng, trong đó: Dự toán chi thường xuyên được giao: 251.718 triệu đồng; Dự toán chương trình mục tiêu quốc gia 42.542 triệu đồng; Nguồn thu phí lệ phí: 9.684 triệu đồng; Nguồn thu khác: 3.705 triệu

+ Số thực hiện: 282.981 triệu đồng, trong đó: Dự toán chi thường xuyên được giao: 228.634 triệu đồng; Dự toán chương trình mục tiêu quốc gia 42.656 triệu đồng; Nguồn thu phí lệ phí: 7.888 triệu đồng; Nguồn thu khác: 3.803 triệu.

Điểm tự chấm: Thực hiện xuất sắc nội dung đạt 5,0/5,0 điểm

3. Công tác thống kê

Hướng dẫn các đơn vị báo cáo theo các tiêu chí, biểu mẫu, kiện toàn bộ máy thống kê từ Sở, phòng Giáo dục đến các đơn vị cấp trường.

Áp dụng công nghệ thông tin trong công tác thống kê (các phần mềm chuyên dụng, hệ thống mạng... ); Tổ chức tập huấn hướng dẫn công tác thống kê cho cán bộ làm công tác thống kê ở các phòng GD&ĐT, các đơn vị trực thuộc.

* Tồn tại: Phần mềm thống kê đôi khi còn bị lỗi, nên việc ứng dụng, đáp

ứng yêu cầu cũng còn hạn chế.

Điểm tự chấm: Thực hiện đầy đủ nội dung đạt 2,5/3,0 điểm

Tổng điểm tự chấm các nội dung 9,5/10 điểm

XV. Công tác tăng cường cơ sở vật chất và quy hoạch mạng lưới

trường lớp, thiết bị dạy học.

1. Công tác xây dựng CSVC trường học

- Việc đầu tư cơ sở vật chất, danh mục trường lớp học được gắn liền với việc quy hoạch, kế hoạch phát triển của ngành. Toàn ngành hiện có 6.504 phòng học; số phòng kiên cố và bán kiên cố là 5.361 đạt 82,4%; số phòng học tạm: 1.143 phòng chiếm 17,6%, ngoài ra còn phải nhờ mượn 187 phòng.

- Ưu tiên về quỹ đất để xây dựng trường lớp học theo hướng chuẩn hoá về cơ sở vật chất (được thể hiện trong việc triển khai các dự án trẻ khó khăn, THCS,

THPT, chương trình MTQG về giáo dục và đào tạo, chương trình nông thôn mới). Tăng cường nguồn lực đầu tư xây dựng xóa phòng học tạm, xây dựng nhà công vụ giáo viên.

Điểm tự chấm: Thực hiện xuất sắc nội dung 2,0/2,0 điểm 2. Công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển cơ sở vật chất trường học

- Tăng cường CSVC, đầu tư trang thiết bị cho các trường PTDTNT theo hướng chuẩn quốc gia; xây dựng hệ thống nhà ở bán trú: Toàn tỉnh có 09 trường Phổ thông PTDTNT, tập trung nguồn lực cho trường chuyên. Ngành đang tập trung nguồn lực đầu tư CSVC cho các trường theo hướng chuẩn Quốc gia, đạt chuẩn theo tiêu trí nông thôn mới.

- Tích cực đầu tư xây dựng trường chuẩn Quốc gia: Toàn tỉnh hiện có 81 trường = 16,66% (Mầm non: 26 trường, Tiểu học: 39 trường, THCS: 15 trường, THPT: 01), tăng 26 trường so với cùng kỳ năm học trước. Xây dựng hệ thống nhà ở bán trú, trường PTDTBT: Mô hình bán trú dân nuôi phát triển rất mạnh, đặc biệt là hệ thống trường PTDTBT, hiện nay trên địa bàn tỉnh Lai Châu có 66 trường PTDTBT (Tiểu học: 18, THCS: 48).

Điểm tự chấm: Thực hiện xuất sắc nội dung đạt 2,0/2,0 điểm

3. Công tác sách, thiết bị trường học đồ chơi trẻ em

- Chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị cơ sở rà soát, kiểm tra toàn bộ sách giáo khoa, thiết bị dạy học, đồ chơi trẻ em, đánh giá về chất lượng, hiệu quả sử dụng.

- Lập kế hoạch mua sắm, cấp phát cho học sinh sách giáo khoa, vở viết không thu tiền: Chỉ đạo Công ty sách và thiết bị trường học cung ứng đủ SGK, giấy vở viết kịp thời cho năm học mới. Tổng số tiền đầu tư trong năm để mua sắm SGK, giấy vở viết, năm học 2014-2015 là 6.500 triệu đồng. Bên cạnh đó từ nguồn vốn hỗ trợ sự nghiệp của Tỉnh và nguồn vốn chương trình mục tiêu Quốc gia cho giáo dục, đào tạo, nguồn vốn bổ xung năm 2014 Sở Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức mua sắm trang thiết bị dạy học các cấp, giường tầng, bàn ghế ăn cho học sinh bán trú.

- Hiện tại đang triển khai kế hoạch mua sắm sách giáo khoa, thiết bị dạy học và đồ chơi trẻ em phục vụ năm học 2015-2016 theo nguồn vốn được giao.

Điểm tự chấm: Thực hiện xuất sắc nội dung đạt 2,0/2,0 điểm

4. Tăng cường hợp tác quốc tế, triển khai có hiệu quả các dự án ODAvề giáo dục và đào tạo, thu hút các nguồn tài trợ, các dự án vay nước ngoài về giáo dục và đào tạo, thu hút các nguồn tài trợ, các dự án vay nước ngoài để phát triển cơ sở vật chất, thiết bị dạy học.

Các dự án vay nước ngoài để phát triển cơ sở vật chất, thiết bị dạy học được huy động và tạo điều kiện thuận lợi khi thực hiện đầu tư như Chương trình đảm bảo chất lượng giáo dục trường học (Dự án SEQAP), dự án VNEN...

Điểm tự chấm: Thực hiện xuất sắc nội dung đạt 1,0/1,0 điểm

5. Lập và gửi đầy đủ, đúng kỳ hạn, đáp ứng yêu cầu của Bộ GD&ĐT

Đã thực hiện lập và gửi đầy đủ, theo yêu cầu của Bộ GD&ĐT, tuy nhiên có thời điểm chức kịp thời

Tổng điểm tự chấm các nội dung 9,0/10 điểm. XVI. Công tác Pháp chế

1. Về tổ chức đối với lĩnh vực pháp chế

- Giao cho 01 cán bộ thuộc Thanh tra Sở và 01 cán bộ thuộc Văn phòng kiêm nhiệm công tác pháp chế. Cán bộ phụ trách công tác pháp chế có chức năng tham mưu Giám đốc Sở GD&ĐT thực hiện việc quản lý Nhà nước bằng pháp luật trong ngành, lĩnh vực; tổ chức thực hiện công tác xây dựng pháp luật, thẩm định, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật; phổ biến giáo dục pháp luật và thực hiện những công tác khác được giao.

- Tại 08 phòng GD&ĐT và 32 đơn vị trực thuộc đều đã bố trí cán bộ làm công tác pháp chế. Cử cán bộ tham gia đầy đủ các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về công tác pháp chế do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức.

* Hạn chế: Chưa thành lập phòng pháp chế

Điểm tự chấm: Thực hiện đủ nội dung đạt 1,0/2,0 điểm

2. Công tác xây dựng pháp luật

- Tham mưu UBND tỉnh ban hành 01 văn bản quy phạm pháp luật (Quyết định số 23/2014/QĐ-UBND 06/8/2014 Ban hành mức thu học phí đối với các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Lai Châu năm học 2014-2015). Tham gia, đóng góp ý kiến đối với 08 thông tư, Nghị quyết, Quyết định của Bộ GD&ĐT, UBND-HĐND tỉnh.

Các văn bản tham mưu đảm bảo đúng căn cứ pháp lý; bám sát các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Bộ GD&ĐT, các Bộ ngành liên quan và của tỉnh; tuân thủ theo đúng thủ tục, trình tự quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân; đảm bảo đúng thẩm quyền.

Điểm tự chấm: Thực hiện xuất sắc nội dung đạt 2,0/2,0 điểm

3. Công tác kiểm tra, xử lý; rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạmpháp luật: pháp luật:

Đã rà soát các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến giáo dục do HĐND-UBND tỉnh ban hành từ ngày 01/01/2004 đến 30/12/2015. Tổng số văn bản rà soát: 17 (Nghị quyết của HĐND tỉnh: 04 văn bản; Các Quyết định của UBND tỉnh: 13 văn bản), trong đó: văn bản hết hiệu lực cần bãi bỏ 06; văn bản còn hiệu lực một phần 01; văn bản đang còn hiệu lực 10.

Điểm tự chấm: Thực hiện xuất sắc nội dung đạt 1,5/1,5 điểm

4. Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật:

- Tổ chức giảng dạy các kiến thức pháp luật phù hợp ở tất cả các cấp học và trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân. Phổ biến đầy đủ, kịp thời các quy định pháp luật cần thiết, phù hợp đến người học. Đa dạng hoá, nâng cao hiệu quả các hình thức PBGDPL ngoại khoá.

- Tuyên truyền, phổ biến Hiến pháp, Nghị quyết 29-NQ/TW trong toàn ngành; Tiếp tục thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng công tác phổ biến giáo dục pháp luật trong nhà trường” trên địa bàn tỉnh Lai Châu giai đoạn 2013-2016; Nghị định 138/2013/NĐ-CP ngày 22/10/2013 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm

hành chính trong lĩnh vực giáo dục; Đề án “Tuyên truyền, phổ biến pháp luật phòng, chống tham nhũng”; Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân từ năm 2012 đến năm 2016”; Đề án “Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của thanh thiếu niên”.

- Về hình thức tuyên truyền PBGDPL:

+ Tuyên truyền miệng: các hình thức được tổ chức thông qua các hội nghị, các cuộc họp cơ quan, đơn vị kết hợp lồng ghép tuyên truyền Phổ biến pháp luật qua sinh hoạt “Ngày pháp luật”.

+ Tổ chức lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo bộ Luật Dân sự (sửa đổi) cụ thể: Tổng số người được triệu tập tham gia ý kiến: 23357/23967 đ/c = 97,5%. Tổng số người có ý kiến xây dựng: 218 đ/c (cán bộ quản lý, giáo viên).

+ Tuyên truyền thông qua các hội thi, cuộc thi viết tìm hiểu pháp luật: 01 cuộc thi viết bài dự thi “Tìm hiểu Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam” với tổng số bài thi: 19.274 bài.

Điểm tự chấm: Thực hiện xuất sắc nội dung đạt 2,0/2,0 điểm.

5. Công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật, kiểm tra việc thực hiện phápluật, bồi thường nhà nước, hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp và công tác tham mưu về luật, bồi thường nhà nước, hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp và công tác tham mưu về các vấn đề pháp lý và tham gia tố tụng và cải cách thủ tục hành chính:

- Ban hành công văn số 832/SGDĐT-TTr ngày 20/8/2014 về việc tự kiểm tra, báo cáo công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm học 2014-2015. Lồng ghép kiểm tra công tác PBGDPL trong các cuộc thanh tra chuyên đề, đột xuất công tác quản lý, chỉ đạo của Hiệu trưởng. Đã kiểm tra: 04/8 phòng GD&ĐT huyện, thành phố đạt tỷ lệ: 50% ; Kiểm tra 03/7 Trung tâm GDTX đạt tỷ lệ 42,9%.

- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan trong kiểm tra, xử lý việc chấp hành pháp luật về giáo dục của các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh.

- Xây dựng kế hoạch số 49/KH-SGDĐT ngày 02/02/2015 về cải cách hành chính năm 2015 triển khai thực hiện cho toàn ngành. Tăng cường kiểm tra giám sát việc thực hiện giải quyết các thủ tục hành chính của bộ phận “Một cửa” và các phòng chuyên môn cơ quan Sở. Triển khai thực hiện dự án xây dựng HTQLCL theo TCVN ISO 9001:2008 được công nhận hệ thống vào tháng 12/2012 và đi vào hoạt động hiệu quả.

Điểm tự chấm: Thực hiện xuất sắc nội dung đạt 2,5/2,5 điểm.

Tổng điểm tự chấm các nội dung đạt 9/10 điểm.

Một phần của tài liệu 7dbbc606975adc9df1381f08d40ca4395978_1435282909_bc_cham_diem_18_linh_vuc_nam_hoc_2014-2015 (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(36 trang)
w