Môi trường vĩ mô

Một phần của tài liệu ĐỀ tài CHIẾN lược MARKETING BIA sài gòn của CÔNG TY SABECO tại THỊ TRƯỜNG CAMPUCHIA (Trang 27 - 63)

2.2.2.1 Môi trường kinh tế

Campuchia là nước nông nghiệp (58% dân số làm nghề nông, nông nghiệp cũng chiếm tới gần 40% GDP của nước này), phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên; có nhiều tài nguyên quý hiếm như đá quý, hồng ngọc, vàng, gỗ. Angkor Wat được xếp là một trong số các kỳ quan nổi tiếng của thế giới. Cơ cấu kinh tế

tiếp tục dịch chuyển từ lĩnh vực nông nghiệp là chủ đạo sang lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ công là chính. Nền công nghiệp của Campuchia còn yếu kém.

Chính phủ Campuchia đang nỗ lực triển khai nhiều biện pháp nhằm giảm tỷ lệ lạm phát, tăng cường khuyến khích đầu tư phát triển nông nghiệp, trợ giá nhiên liệu và tăng dự trữ của các ngân hàng, giảm thuế hàng hóa, dỡ bỏ một số rào cản trong cạnh tranh thương mại, kể cả mở cửa để hàng hóa trong nước tự do cạnh tranh với các sản phẩm của các tập đoàn kinh tế lớn. Chính phủ Campuchia đang nỗ lực đẩy mạnh các hoạt động thăm dò và khai thác dầu mỏ và quặng, nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào lĩnh vực dệt may và du lịch.

a. Tiền tệ

Đồng riel (KHR) là tiền tệ chính thức của Campuchia.

Riel (đọc như Ria, phiên âm tiếng Việt là Riên) là tiền tệ của Campuchia . Có hai loại tiền riel riêng biệt, loại thứ nhất được phát hành giữa năm 1953 và tháng 5 năm 1975, loại thứ hai phát hành từ ngày 1 tháng 4 năm 1980. Tuy nhiên ỞCampuchia, dollar Mỹ cũng được sử dụng rộng rãi trong giao dịch và gần như tự do chuyển đổi tại quốc gia này.

Theo báo cáo thường niên của Qũy tiền tệ thế giới IMF, tình trạng đô lá hóa ở Campuchia vẫn ở mức cao, dù có giảm từ mức khoảng 96% cách đây một thập niên, tiền gửi bằng ngoại tệ vẫn chiếm hơn 94% tổng lượng tiền gửi tại Campuchia vào tháng 8/2019. Ngân hàng quốc gia Campuchia (NBC), đặt mục tiêu giảm phụ thuộc vào đô la Mỹ bằng cách khuyến khích sử dụng tiền kỹ thuật số và giảm lưu hành các đồng đô la Mỹ có mệnh giá nhỏ, qua đó thúc đẩy việc sử dụng đồng nội tệ riel.

Cuối tháng 5/2020, trong nỗ lực tăng lưu thông đồng riel trong nền kinh tế, NBC đã ra chỉ thị cho các thể chế tài chính thu hồi đồng USD mệnh giá nhỏ 1 USD, 2 USD và 5 USD trong 3 tháng không mất phí quy đổi tính đến ngày 31/8/2020.

 Hiện nay, tỷ giá USD/KHR vào khoảng 1 USD = 4076.00 KHR.

 Vào năm 2016: USD/KHR = 4054.86

 2017: USD/KHR = 4054.22

 2018: USD/KHR = 4031.01

 2019: USD/KHR = 4043.60

 2020: USD/KHR = 4068.19

Kể từ năm 2016 đến nay, tỷ giá đồng Riel ít biến động. Như vậy, việc Campuchia duy trì tỷ giá hối đoái ổn định sẽ khiến cho các nhà đầu tư nước ngoài yên tâm hơn khi đầu tư vào Campuchia do không phải lo lắng những biến động tỷ giá làm hao hụt tài sản và gây rủi ro khi đầu tư, kinh doanh.

b. Tăng trường kinh tế

10 8 6 4 2 0 -2 -4

Biểu đồ 1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế Campuchia giai đoạn 2016 - 2020

(Nguồn: adb.org - 2020)

Mặc dù nền kinh tế có trình độ phát triển còn kém, Campuchia có tiềm năng tăng trưởng cao. Trong giai đoạn 2016 – 2019, kinh tế Campuchia tăng trưởng ổn định ở mức 7%. Ở thời điểm mà nhiều nền kinh tế lớn của châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia và Thái Lan đang chật vật, kinh tế Campuchia vẫn đang tăng trưởng nóng bởi xuất khẩu các hàng dệt may và nhiều sản phẩm khác dự

11 download by : skknchat@gmail.com

kiến tăng trưởng được 12% trong năm 2019. Dù rằng nhập khẩu được dự báo tăng trưởng 16%, thâm hụt tài khoản vãng lai ước khoảng 13% GDP, sự thâm hụt này có thể được bù lại khi mà đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chiếm đến 24% nền kinh tế - yếu tố đóng góp quan trọng cho kinh tế Campuchia. Không giống nhiều nền kinh tế khác đang gặp khó khăn, Campuchia có thể giữ được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhờ vào xuất khẩu và đầu tư tăng trưởng tốt cùng như tình hình giá cả ổn định, kết quả của cấu trúc kinh tế dựa vào đồng USD.

Bước qua năm 2020, nền kinh tế Campuchia bị đình trệ do đại dịch Covid-19. Ngân hàng Quốc gia Campuchia công bố báo cáo cho biết ngành du lịch chịu ảnh hưởng mạnh nhất khi lượng khách quốc tế tới Campuchia 6 tháng đầu năm nay giảm 55% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, ngành sản xuất giảm 11% do gián đoạn nguồn cung nguyên liệu đầu vào. Không ngoài xu hướng này, nhu cầu khách nước ngoài giảm và tình trạng gián đoạn nguồn cung trong giai đoạn dịch COVID-19 đã gây nhiều khó khăn cho ngành xây dựng, khiến lượng nhập khẩu nguyên liệu ngành này giảm 14%.

Trong khó khăn, ngành nông nghiệp của Campuchia vẫn nổi lên là một điểm sáng. Sản lượng nông nghiệp tăng 21,7% so với nửa đầu năm ngoái nhờ diện tích đất nông nghiệp được mở rộng và thiên tai giảm. Khó khăn do đại dịch COVID- 19 gây ra không có dấu hiệu giảm bớt trong nửa cuối năm 2020. Cùng với cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung leo thang và bất ổn địa - chính trị trên thế giới, kinh tế toàn cầu sẽ tiếp tục đối diện nhiều khó khăn. Trước những thách thức lớn như hiện nay, kinh tế Campuchia tăng trưởng âm trong năm 2020 (-3.1%) và ở mức thấp nhất kể từ năm 1995.

Theo đại diện ADB, đơn đặt hàng từ châu Âu và Bắc Mỹ giảm mạnh dẫn đến việc đóng cửa khoảng 1/3 các nhà máy sản xuất quần áo, đồ du lịch và giày dép trong sáu tháng đầu năm 2020. Tuy nhiên, việc xuất khẩu xe đạp và đồ điện tử đã đẩy mức xuất khẩu hàng hóa ngoài may mặc trong quý I của Campuchia tăng

30,3% so cùng kỳ năm ngoái. Mức tăng trưởng sản xuất công nghiệp được dự báo đạt 5,1% trong năm nay nếu xuất khẩu hàng may mặc, đồ du lịch và giày dép tiếp tục khởi sắc.

Tuy nhiên, Campuchia chưa xảy ra khủng hoảng y tế. Tăng trưởng kinh tế tại quốc gia này đươcc̣ kỳ vọng sẽ được khôi phục lên mức 5,9% vào năm 2021, nhờ chính sách hỗ trợ của Chính phủ đối với người nghèo, cũng như việc hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

c. Tình trạng lạm phát

Mục đích cao nhất của doanh nghiệp, đó chính là khả năng sinh lợi và thu nhập thực chất mà doanh nghiệp đó nhận được. Do đó, doanh nghiệp khi đầu tư vào một quốc gia sẽ không chỉ quan tâm đến tốc độ tăng trưởng kinh tế mà còn quan tâm đến chỉ số lạm phát. Lạm phát cao đồng thời với giá cả leo thang và sức mua giảm xuống. Do đó, chi phí đầu vào của doanh nghiệp tăng cao, từ đó làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Mặt khác sức mua của người tiêu dùng giảm cũng khiến cho sản phẩm của doanh nghiệp khó tiêu thụ, ảnh hưởng trực tiếp đến doanh số bán ra. 12 Đơn vị: (%) 11.42 9.55 108.76 8 6 4 2 0

Biểu đồ 2. Tỷ lệ lạm phát Campuchia giai đoạn 2016 – 2020

(Nguồn: adb.org – 2021)

Qua biểu đồ trên, có thể thấy chỉ số lạm phát của Campuchia khá cao vào giai đoạn 2016 – 2018, dao động trên dưới 10% do có nhiều năm theo đuổi chính sách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bằng mọi giá đã gây nên tình trạng lạm phát kéo dài.

Giai đoạn 2019 – 2020, mức lạm phát ở mức dưới 3% do giá dầu thấp làm chi phí sản xuất và vâṇ chuyển giảm theo, và dự kiến sẽ tăng nhẹ lên 3,1% vào năm 2021 với dự báo giá dầu thế giới tăng.

d. Tình trạng xuất nhập khẩu

Để đánh giá chính xác nền kinh tế của một quốc gia, một yếu tố cũng cần được xem xét đó chính là tình trạng xuất nhập khẩu của quốc gia đó. Thông qua, kim ngạch xuất nhập khẩu, có thể biết được những ngành quốc gia đó có lợi thế sản xuất và có thể xuất khẩu, cũng như những sản phẩm nguyên liệu mà quốc gia đó đang thiếu hụt. Từ đó, các nhà đầu tư cũng có hướng sản xuất sao cho phù hợp, đáp ứng tốt nhất nhu cầu thị trường.

Đơn vị: KHR Billion 10000 9000 8000 7000 6000 5000 4000 3000 2000 1000 0 T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12

Biểu đồ 3. Kim ngạch xuất khẩu Campuchia năm 2020

(Nguồn : tradingeconomics.com)

Biểu đồ trên cho thấy, quy mô xuất khẩu của Campuchia khá lớn. Các thị trường xuất khẩu lớn là Mỹ, Anh, Đức, Nhật Bản, Canada, Trung Quốc, Thái

Lan,…Các mặt hàng xuất khẩu chính là hàng may mặc, giày dép, thiết bị điện tử, ngũ cốc, ngọc trai, đá quý, kim loại, lông thú, cao su,…

Biểu đồ kim ngạch nhập khẩu của Campuchia đã cho biết lượng nhập khẩu của Campuchia khá cao. Campuchia là nước nhập siêu nhưng điều này không đáng lo ngại bởi Campuchia nhập khẩu các nguyên vật liệu đầu vào cho xuất khẩu, và đây cũng là kết quả của quá trình thu hút vốn đầu tư nước ngoài cũng như đẩy mạnh việc xây dựng cơ sở hạ tầng.

Campuchia nhập khẩu hàng hóa nhiều từ các nước trong khu vực như Thái Lan, Việt Nam, Trung Quốc, Hongkong, Singapore, Đài Loan, Nhật Bản, Hoàn Quốc,…Các mặt hàng nhập khẩu chính của Campuchia là các sản phẩm vải dệt kim, dầu mỏ, thuốc lá, vàng, vật liệu xây dựng, máy móc,thiết bị điện tử ô tô, dược phẩm,…

2.2.2.2 Môi trường tự nhiên

a.Vị trí địa lý:

Campuchia tên chính thức là Vương quốc Campuchia, còn gọi là Chân Lạp quốc, Cao Miên quốc, là một quốc gia nằm trên bán đảo Đông Dương, ở vùng Đông Nam Á, giáp với vịnh Thái Lan ở phía nam, Thái Lan ở phía Tây, Lào ở phía Bắc và Việt Nam ở phía Đông.

Diện tích Campuchia khoảng 181.040 km2, có 800 km biên giới với Thái Lan về phía Bắc và phía Tây, 541 km biên giới với Lào về phía Đông bắc và 1.137 km biên giới với Việt Nam về phía Đông và Đông nam. Nước này có 443 km bờ biển dọc theo Vịnh Thái Lan. Vị trí địa lý đó cho phép Campuchia có thể giao thương với các nước láng giềng thông qua cửa khẩu và giao lưu quốc tế với hệ thống các cảng biển.

b. Địa hình:

Campuchia có địa hình đồng bằng thấp trũng tại miền Trung, bao quanh bởi khu vực núi và cao nguyên phía Đông Bắc. Phía Tây Nam là khu vực đồng bằng duyên hải. Địa hình Campuchia có thể được chia thành 4 khu vực theo yếu tố

15 download by : skknchat@gmail.com

phát triển du lịch là Vùng đồng bằng Đông Nam, Vùng trung bộ bao quanh Biển Hồ, Vùng duyên hải Tây Nam và vùng núi cao nguyên Đông Bắc. Như vậy, Campuchia có sự đan xen kết hợp của nhiều loại địa hình là đồng bằng, đồi núi thấp, cao nguyên và những dãy núi cao bị cắt xẻ. Ngoài ra Campuchia còn có vùng duyên hải nằm sát vịnh Thái Lan, ngăn cách Campuchia với tiểu lục địa Malacca của Malaysia. Đây là một vịnh khá lớn, độ sâu chỉ từ 50m đến 81m với đáy biển bằng phẳng. Campuchia có 60 hòn đảo lớn nhỏ nằm trong khu vực này, bao gồm: 23 hòn đảo thuộc tỉnh Koh Kong, 2 hòn đảo thuộc Kampot, 22 hòn đảo thuộc Sihanoukville và 13 hòn đảo thuộc Kep.

Như vậy, với một vùng đồng bằng rộng lớn, được bồi đắp phù sa cho phép Campuchia phát triển nông nghiệp, trồng lúa nước. Dân cư ở đây tập trung đông đúc, địa hình bằng phẳng thuận lợi trong việc xây dựng các tuyến đường giao thông quan trọng, đẩy mạnh công nghiệp, giao thương và phát triển kinh tế vùng. Ngoài ra với vùng duyên hải nằm sát vịnh Thái Lan cũng là lợi thế cho Campuchia trong việc xây dựng các cảng biển, mở rộng hoạt động giao lưu buôn bán với các nước trên thế giới. Tuy nhiên, địa hình đồi núi với nhiều dãy núi cao bị cắt xẻ trải dọc khu vực biên giới Campuchia với các nước láng giềng như Thái Lan, Lào Việt Nam gây trở ngại trong việc phát triển giao thông kết nối khu vực đồng bằng trung tâm với khu vực biên giới. Dân số ở khu vực này cũng thưa thớt, phân bố rải rác. Do đó Campuchia khó khăn trong việc kêu gọi đầu tư phát triển kinh tế ở đây. Từ đó, kinh tế có sự phát triển phân hóa theo vùng miền.

c. Khí hậu và sông ngòi

Khí hậu

Giống như phần còn lại của châu Á, khí hậu Campuchia chịu ảnh hưởng của gió mùa, trở thành vùng nhiệt đới ẩm và khô theo mùa một cách rõ rệt. Các luồng không khí của gió mùa gây ra bởi các áp cao và áp thấp. Vào mùa hè, luồng khí từ gió mùa tây nam chứa đầy hơi nước thổi đến từ Ấn Độ Dương.

Tháng giếng là tháng mát mẻ nhất còn tháng 4 là tháng ấm nhất. Bão nhiệt đới thường đi vào bờ biển Việt Nam song hiếm khi gây thiệt hại cho Campuchia. Đây cũng được xem là một lợi thế nếu xâm nhập vào thị trường này.

Lượng mưa trung bình tại Campuchia thường dao động từ 1.000 và 1.500 milimet. Độ ẩm vào ban đêm tương đối cao trong suốt năm; thường vượt quá 90%. Vào ban ngày mùa khô, độ ẩm trung bình chỉ khoảng 50% hoặc thấp hơn, nhưng lên mức 60% vào mùa mưa.

Sông ngòi

Ngoại trừ một số con sông nhỏ ở phía tây nam, hầu hết các con sông và hệ thống sông tại Campuchia đều đổ vào Tonle Sap hay sông Mê Kông.Phnom Kravanh và dãy núi Damrei tạo thành một đường phân nước. Ở phía đông, các công sông đổ nước vào Tonle Sap, trong khi các con sông ở sườn tây chảy ra Vịnh Thái Lan.

Campuchia là nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa, được phân hóa rõ thành 2 mùa là mùa mưa và mùa khô, nhiệt độ và lượng mưa trung bình cao, là những yếu tố thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp; trồng rừng, cây công nghiệp, kết hợp với khai thác và chế biến gỗ. Ngoài ra với hệ thống sông ngòi chằng chịt trong đó có dòng sông lớn chảy qua là sông Mekong. Lưu lượng nước lớn, cũng được phân hóa rõ thành 2 mùa là mùa mưa và mùa khô, nhiều thác ghềnh, dốc ở thượng nguồn, hiền hòa và mở rộng ở hạ lưu là những yếu tố thuận lợi cho việc phát triển thủy điện, nuôi trồng đánh bắt thủy sản và giao thông đường thủy. Ngoài ra lưu lượng nước lớn và được dự trữ ở hồ Tonle Sap cũng đảm bảo cung cấp đủ nước tưới cho nông nghiệp và nước sinh hoạt cho người dân.

Tài nguyên thiên nhiên

Campuchia được coi là nước có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú với các loại tài nguyên như gỗ, khoáng sản và quặng kim loại, thủy điện, dầu mỏ….

17 download by : skknchat@gmail.com

Bên cạnh tài nguyên đất cho phát triển nông nghiệp, Campuchia còn có nguồn tài nguyên rừng phong phú với hơn 70% diện tích có rừng bao phủ. Gỗ là nguồn lâm sản chính của Campuchia.

Về các nguồn khoáng sản và quặng kim loại, trước kia người ta cho rằng trữ lượng của Campuchia không lớn lắm. Trong những năm 1950 và 1960, các chuyên gia Trung Quốc phát hiện trữ lượng quặng sắt khoảng 5.2 triệu tấn ở tỉnh Christian Chun và khoảng 120,000 tấn quặng Mangan ở tỉnh Kampong Thum. Ngoài ra, một số tỉnh phía Bắc cũng có quặng sắt, trữ lượng khoảng 2.5 – 4.8 triệu tấn.

Campuchia cũng có một số khoáng sản quý khác như bạc, hồng ngọc, … nhưng trữ lượng khá khiêm tốn. Đáng lưu ý nhất là đầu năm 2010, một mỏ vàng với trữ lượng khoảng 8.1 triệu tấn quặng đã được phát hiện ở tỉnh Mondulkiri, phía đông bắc Campuchia, gần biên giới với Việt Nam.

Tài nguyên nước cũng đáng kể, trong đó không thể không tính đến tiềm năng thủy điện từ việc thay đổi dòng chảy của sông Mê Kông. Tuy nhiên, việc khai thác tài nguyên nước quá mức để làm thủy điện đang đặt ra những thách thức đối với vấn đề môi trường.

Campuchia cũng được kỳ vọng là có tiềm năng về dầu mỏ, do các quốc gia Đông Nam Á láng giềng có chung thềm lục địa cũng đã khai thác được tài nguyên

Một phần của tài liệu ĐỀ tài CHIẾN lược MARKETING BIA sài gòn của CÔNG TY SABECO tại THỊ TRƯỜNG CAMPUCHIA (Trang 27 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(86 trang)
w