Nội ngoại thất, treo, khung gầm, ly hợp và phanh...
Kiểm tra hệ thống đèn bên trong và bên ngoài xe - còi.
Khi kiểm tra đèn - còi, có thể cần 2 người để thực hiện nhanh hơn. Các loại đèn - còi cần kiểm tra:
Kiểm tra đèn tín hiệu xi nhan Kiểm tra đèn sương mù (đèn gầm)
Kiểm tra đèn ban ngày
Kiểm tra đèn hậu ( đèn đuôi)
- Trong quá trình kiểm tra nếu có trường hợp đèn không sáng thì cần tháo đèn để kiểm tra giắc điện đèn đã gắn vào chưa hoặc kiểm tra đường dây nối có hở mạch không và sửa chữa. Khi kiểm tra dây đèn ko có vần đề gì thì ta kiểm tra lại bóng đèn, nếu hư hỏng thì thay thế.
Kiểm tra còi xe: Kiểm tra còi có hoạt động không, nếu không có tiếng kêu thì kiểm tra tra lại còi và sửa chữa.
- Trong quá trình kiểm tra nếu có trường hợp đèn không sáng thì cần tháo đèn để kiểm tra giắc điện đèn đã gắn vào chưa hoặc kiểm tra đường dây nối có hở mạch không và sửa chữa. Khi kiểm tra dây đèn ko có vần đề gì thì ta kiểm tra lại bóng đèn, nếu hư hỏng thì thay thế.
Kiểm tra còi xe: Kiểm tra còi có hoạt động không, nếu không có tiếng kêu thì kiểm tra tra lại còi và sửa chữa.
Kiểm tra cao su gạt mưa và chỉnh góc phun nước.
Các dấu hiệu nhận biết thời điểm nên kiểm tra và thay cần cao su gạt mưa: - Cần gạt phát ra tiếng rít, tạo ra vết xước hoặc làm đọng nước khi gạt. - Cần gạt bị rung vì lớp cao su hỏng hoặc quá trình lắp lưỡi gạt nước không chính xác.
- Thứ ba là trên mặt kính chắn gió xuất hiện làn sương mỏng khi lưỡi gạt đi qua do lưỡi cao su dính dầu hoặc bụi bẩn trên đường.
Cách kiểm tra: Nhấc cần gạt lên và kiểm tra má cao su có bị vênh hoặc hư hỏng không, sau đó vệ sinh bụi bẩn trên má gạt bằng bàn chải đánh răng và kiểm tra góc phun nước. Nếu có hư hỏng gạt thì thay thế.
Hình 2.16: Cần gạt mưa
Kiểm tra tất cả dây cua roa – căng đai cua roa.
- Sau khi làm việc bảo dưỡng ở khoang máy dưới nắp capo xong mới đến dây cua roa, vì trong quá trình làm việc tháo lắp có thể làm sai lệch dây cua roa động cơ khi lắp ráp.
- Khi kiểm tra dây cua roa động cơ cần mở nắp máy khoang động cơ ô tô ra, lúc này kiểm tra xem dây cua roa động cơ có bị chênh trong quá trình bảo dưỡng hay không, sau đó kiểm tra tình trạng dây cua roa có còn sử dụng được hay không hoặc tình trạng dây cua roa quá căng hoặc quá chùng khiến dây cua roa quá tải khi vận hành. Vì vậy cần phải điều chỉnh hoặc thay thế ngay.
Lưu ý: Khi bảo dưỡng dây cua roa cần phải thận trọng vì khi dây cua roa đứt
trong lúc ô tô đang vận hành sẽ gây hỏng động cơ.
- Kiểm tra khoảng dự trữ của bàn đạp phanh không quá sát so với mặt sàn (lớn hơn 55mm). Nếu không đúng kiểm tra và điều chỉnh lại.
- Kiểm tra hành trình tự do của bàn đạp phanh: 1- 6 mm. Nếu không đúng kiểm tra công tắc đèn phanh và điều chỉnh lại.
- Kiểm tra bộ trợ lực phanh: Kiểm tra bộ trợ lực phanh có hoạt động bình thường hay không bằng cách khởi động xe và đạp phanh. Nếu đạp phanh cảm giác nặng hơn bình thường thì kiểm tra lại bộ trợ lực phanh.
- Kiểm tra phanh tay: Kéo cần gạt phanh tay đến khi kêu 6 đến 9 tiếng thì đạt yêu cầu
Kiểm tra gầm.
- Kiểm tra gầm sau khi dùng hệ thống nâng để nâng xe lên.
- Kiểm tra các đệm cao su càng dưới, cao su càng trên, cao su càng chữ A, cao su thanh dằn nếu có nứt hoặc hư hỏng thì kiểm tra hoặc thay thế.
- Kiểm tra bu lông và xiết chặt lại cho các bộ phận đã bảo dưỡng như bu lông xã nhớt
- Kiểm tra các giắc điện và điều chỉnh.
- Kiểm tra đường ống dầu phanh có bị rò rỉ hay không.