Kiểm tra lốp và phanh bánh xe

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công nghệ kỹ thuật Ô Tô (Trang 34 - 41)

Hình 2.18: Cầu nâng xếp

Cầu Nâng: Là thiết bị chuyên dụng dùng để nâng hạ thay đổi vị trí của ô tô trong quá trình rửa hoặc sửa chữa xe.

Cầu dùng để sửa chữa nhanh, loại này chịu tải 3.6 tấn trở xuống. Yêu cầu xe ô tô đang trong tình trạng nâng cầu.

Xe có tích hợp các chức năng như súng bắn bu lông khí nén, súng xịt khô khí nén, các vị trí để dụng cụ bảo dưỡng nhanh.

Hình 2.19: Xe bảo dưỡng nhanh

Bước 1: Tháo 4 bánh xe.

Hạ cầu cho xe xuống mức vừa tầm rồi đẩy xe bảo dưỡng nhanh tới để tháo rời 4 bánh để kiểm tra tình trạng bánh xe.

Hình 2.20: Tháo bu lông bánh xe, tháo bánh xe lên giá đỡ

- Kiểm tra lốp xe để tìm những vết nứt, vỡ, vết phồng bất thường, thủng, mòn, hoặc các vết cắt trên bề mặt và bên hông lốp. Nếu có dấu hiệu bất thường thì sửa chữa hoặc thay thế kịp thời.

- Sử dụng đồng hộ điện tử để kiểm tra độ mòn lốp xe.

Theo tiêu chuẩn của hảng thì độ mòn da võ từ dưới dấy rãnh lên tầm 1.5 mm đến 2 mm thì nên thay võ hoặc khi lốp mòn đến gờ báo mòn của bánh xe thì nên thay võ mới.

- Đem 4 bánh xe đi kiểm tra độ đảo bánh xe và cân bằng lại bánh xe. Bước 2: Tháo phanh và kiểm tra má phanh.

Hình 2.21: Tháo phanh và kiểm tra

- Tháo má phanh.

- Kiểm tra độ dày má phanh.

Sử dụng đồng hộ điện tử hoặc thước để đo độ dày má phanh.

Độ dày tiêu chuẩn má phanh ô tô vào khoảng 11 mm và thấp nhất là 3 mm, Bước 3: Lắp lại má phanh và cùm phanh. ( trước khi lắp dùng súng khí nén vệ sinh toàn bộ phanh)

Hình 2.22: Vệ sinh thắng bằng nước

Bước 4: Lắp lại 4 bánh xe.

Chú ý: Cần đảo bánh xe mỗi 10.000 km để giúp các bánh xe mòn đều và kéo dài

tuổi thọ của lốp xe.

Đảo bánh trước - sau, trái - phải với nhau và tùy theo loại lốp mà có cách đổi khác nhau.

Bước 5: Kiểm tra lực siết đai ốc bánh xe.

Lực siết theo yêu cầu nhà sản xuất là 118 N.

Khi siết lực bằng súng hơi cần chú ý xiết ko quá chặt sẽ làm hư gai bu lông, Nên xiết lực theo đường chéo hoặc hình sao để mâm bánh xe không bị uốn cong hoặc nứt.

Dùng cần xiết lực bánh xe có điều chỉnh lực 118 N trước đó để kiểm tra từng bu lông bánh xe.

Bước 6: Kiểm tra áp suất lốp bánh xe.

Hình Đo áp suất lốp xe

Kiểm tra và bơm áp xuất cho 4 bánh xe và bánh xe dự phòng.

Tùy vào các hãng của lốp xe mà có áp xuất lốp khác nhau. Vì vậy cần bơm áp xuất cho phù hợp.

Chú ý: - Khi bơm lốp xe ô tô không được quá căng hoặc quá non.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công nghệ kỹ thuật Ô Tô (Trang 34 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(54 trang)
w