Số liệu sử dụng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá vai trò các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu bằng phương pháp mô hình hóa cấu trúc SEM của thành phố Đà Nẵng (Trang 79 - 85)

Luận án sử dụng số liệu về điều kiện tự nhiên, địa hình, tỷ lệ lao động, cơ cấu dân số, năng suất lao động, CSHT, tổng thu nhập bình quân, cơ cấu kinh tế của thành phố… [7] để phục vụ nội dung giới thiệu về khu vực nghiên cứu và sử dụng thông tin về tự nhiên - kinh tế - xã hội - sinh kế của thành phố Đà Nẵng làm căn cứ cơ sở để lựa chọn bộ chỉ số KNTƢ với BĐKH của thành phố.

Các thông tin, số liệu điều tra phỏng vấn thu thập đƣợc từ bảng câu hỏi phỏng vấn tại các hộ gia đình tại các xã theo quận hoặc huyện (theo địa lý) đƣợc mã hóa để nhập vào cơ sở dữ liệu quản lý trên máy tính và phân tích, xử

lý bằng các cơng cụ phần mềm định lƣợng Excel, SPSS và sau đó sử dụng để đánh giá vai trò các yếu tố ảnh hƣởng đến KNTƢ của thành phố Đà Nẵng, hộ trung bình - khá giả và hộ nghèo - cận nghèo với BĐKH.

Các nhóm đối tượng điều tra, khảo sát bao gồm: Các hộ gia đình

Lượng mẫu điều tra gồm: Tổng lƣợng phiếu điều tra là khoảng 1500

phiếu, các phiếu điều tra sau khi đƣợc rà soát, kiểm tra các sai sót, cịn lại 1168 mẫu phiếu điều tra hợp lệ, thông tin chi tiết về thời gian thu thập và số lƣợng mẫu điều tra hợp lệ tại 7 đơn vị quận/ huyện của thành phố Đà Nẵng đƣợc mô tả (Bảng 2.2)

Phương pháp chọn mẫu: phƣơng pháp ngẫu nhiên khơng hồn lại, cụ

thể việc lựa chọn hộ gia đình đƣợc điều tra dựa trên mật độ dân cƣ, những quận huyện có mật độ hộ gia đình nhiều sẽ đƣợc chọn nhiều mẫu hơn. Việc lựa chọn phƣờng/xã và hộ gia đình và cán bộ phỏng vấn đảm bảo tính khách quan bằng cách bốc thăm hoặc lựa chọn danh sách ngẫu nhiên.

Thang đo: Để xây dựng thang đo nghiên cứu, tác giả đã tiếp cận các

cơng trình nghiên cứu trƣớc đây liên quan đến việc đánh giá vai trò ảnh hƣởng của các yếu tố và chỉ số đã cơng bố. Vì hiện tại, để tìm kiếm một nghiên cứu khảo sát sâu các câu hỏi về KNTƢ với BĐKH đối với ngƣời dân mà có thang đo phù hợp với mơ hình cấu trúc SEM là một vấn đề cịn mới nên NCS lựa chọn câu hỏi có thang đo lƣờng dạng Likert 4 điểm đó là: hồn tồn khơng quan trọng, khơng quan trọng, quan trọng và rất quan trọng.

Địa điểm phỏng vấn đƣợc xác định là 1168 hộ gia đình thành phố Đà Nẵng trong đó 948 hộ trung bình - khá giả, 220 hộ nghèo - cận nghèo đƣợc phân bố trong toàn bộ 7 đơn vị quận huyện của thành phố Đà Nẵng bao gồm: quận Hải Châu, quận Liên Chiểu, quận Sơn Trà, quận Ngũ Hành Sơn, quận Thanh Khê, quận Cẩm Lệ, huyện Hịa Vang (Hình 2.7). Các câu hỏi điều tra đƣợc thực hiện vào tháng 6 năm 2014 đối với chủ hộ hoặc thành viên hộ gia đình thành phố Đà Nẵng.

Bảng 2.2. Thông tin về số liệu điều tra, phỏng vấn

Địa điểm Thời gian Nguồn gốc

Tổng số phiếu Hộ nghèo- cận nghèo Hộ trung bình - khá giả Thanh Khê 7/7 -30/7/2014 BĐKH.32 148 24 124 Cẩm Lệ 30/6 - 28/7/2014 BĐKH.32 229 45 184 Hòa Vang 7/7 - 29/7/2014 BĐKH.32 211 57 154 Liên Chiểu 13/7 - 30/7/2014 BĐKH.32 159 29 130 Ngũ hành Sơn 5/7 – 28/7/2014 BĐKH.32 85 18 67 Sơn Trà 3/7 – 29/7/2014 BĐKH.32 104 28 76 Hải Châu 17/7 - 30/7/2014 BĐKH.32 232 19 213

Hình 2.6. Số lƣợng phiếu điều tra của hộ trung bình - khá giả, nghèo - cận nghèo tại 7 quận của thành phố Đà Nẵng

Thiết kế bảng câu hỏi: bảng câu hỏi phỏng vấn đƣợc thiết kế trong đó

xác định mục tiêu, nội dung cụ thể cần nghiên cứu, từ đó thiết kế câu hỏi theo từng nội dung cụ thể đó. Bảng hỏi đƣợc gửi xin ý kiến của địa phƣơng, của các nhà chuyên môn, các chuyên gia trƣớc khi tổ chức tiến hành phỏng vấn. Các câu hỏi định tính đƣợc thiết kế để sao cho câu trả lời hƣớng đúng mục đích nghiên cứu. Các câu hỏi có các phƣơng án trả lời sẵn để ngƣời dân lựa chọn.

Cách thức điều tra: Các cán bộ điều tra trực tiếp đến phỏng vấn hộ gia

đình tại các địa phƣơng để thu thập và ghi chép các thông tin trong phiếu điều tra.

Kiểm tra số liệu: Các bảng câu hỏi đƣợc rà sốt, kiểm tra các sai sót

nhƣ: bỏ trống, trả lời mâu thuẫn, trả lời không đúng quy định, những bảng hỏi không đáp ứng đƣợc yêu cầu của cuộc phỏng vấn sẽ bị loại bỏ trƣớc khi nhập số liệu.

Dữ liệu sử dụng trong việc đánh giá các yếu tố ảnh hƣởng đến KNTƢ của hộ trung bình - khá giả và hộ nghèo và cận nghèo đƣợc tách ra từ dữ liệu điều tra khảo sát dựa trên trƣờng dữ liệu tự đánh giá của hộ gia đình. Trong bảng câu hỏi có một trƣờng dữ liệu sử dụng để nhận diện hộ gia đình là đối tƣợng thuộc hộ trung bình - khá giả và hộ nghèo và cận nghèo. Trƣờng dữ liệu này do ngƣời dân tự chọn dựa theo tiêu chí các hộ của thành phố Đà Nẵng.

Mã hóa, nhập, xử lý và phân tích số liệu: Các số liệu đƣợc xử lý sau

khi đã kiểm tra đầy đủ và thống nhất trong khâu nhập liệu. Các số liệu phỏng vấn đƣợc mã hóa, tổng hợp và xử lý trên các phần mềm thống kê gồm Excel, SPSS, và có kiểm định tính ngẫu nhiên của biến số và độ lệch chuẩn để đánh giá ý nghĩa thống kê của các số liệu thu thập đƣợc.

Tiểu kết Chƣơng 2

Các phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng trong luận án bao gồm: phƣơng pháp mơ hình cấu trúc SEM, phƣơng pháp phân tích CFA, EFA, phƣơng pháp thu thập, thống kê và tổng hợp tài liệu; phƣơng pháp chuyên gia; phƣơng pháp điều tra phỏng vấn thực địa. Trong đó, các phƣơng pháp phân tích tố EFA, CFA, mơ hình cấu trúc SEM đƣợc sử dụng để nhận diện các chỉ số KNTƢ với BĐKH có khả năng giải thích và mơ tả các mối quan hệ tƣơng quan của chúng làm căn cứ khoa học để lựa chọn phƣơng pháp mơ hình cấu trúc SEM. Phƣơng pháp thu thập, thống kê và tổng hợp tài liệu đƣợc sử dụng để tổng quan các nghiên cứu trong nƣớc và nƣớc ngoài về các nội dung liên quan đến bộ chỉ số thích ứng, các yếu tố và chỉ số KNTƢ với BĐKH, các phƣơng pháp tính tốn trọng số, từ đó sẽ thấy đƣợc những vấn đề đã đƣợc giải quyết, những khoảng trống cần đƣợc nghiên cứu và những hạn chế còn tồn tại trong các nghiên cứu trƣớc đây. Kết hợp thêm với phƣơng pháp chuyên gia để tham vấn lựa chọn bộ chỉ số KNTƢ với BĐKH; phƣơng pháp điều tra phỏng vấn thực địa để thu thập thông tin về địa bàn nghiên cứu để đánh giá sơ bộ về địa bàn nghiên cứu và thơng tin từ đại diện các hộ gia đình của thành phố Đà Nẵng đƣợc lựa chọn ngẫu nhiên để giúp cho việc xây dựng thang đo, hoàn thiện bảng câu hỏi và và phân tích, đánh giá, luận giải vấn đề nghiên cứu.

Thành phố Đà Nẵng là thành phố ven biển miền Trung đang phát triển rất mạnh cả về mở rộng không gian đô thị, cả về kinh tế - xã hội nhƣng thành phố cũng bị tác động mạnh mẽ bởi BĐKH nhƣ ngập lụt trên diện rộng, nhiễm mặn ngày càng gia tăng, hạn hán kéo dài. Sinh kế của phần lớn dân cƣ thành phố là nông nghiệp, nuôi trồng và khai thác thủy sản, du lịch,...

Vì vậy, NCS chọn Đà Nẵng là khu vực nghiên cứu và các số liệu đƣợc sử dụng trong luận án bao gồm các số liệu điều tra, phỏng vấn với thang đo likert 4 điểm cho 1168 hộ gia đình thành phố Đà Nẵng phân bố trong tồn bộ 7 đơn vị quận huyện của thành phố Đà Nẵng bao gồm: quận Hải Châu, quận

Liên Chiểu, quận Sơn Trà, quận Ngũ Hành Sơn, quận Thanh Khê, quận Cẩm Lệ, huyện Hòa Vang. Các số liệu thu thập đƣợc sẽ mã hóa để nhập vào cơ sở dữ liệu quản lý trên máy tính và đƣợc phân tích, xử lý bằng các cơng cụ phần mềm định lƣợng. Số liệu điều tra phỏng vấn của 1168 hộ gia đình thành phố Đà Nẵng sẽ đƣợc sử dụng phân tích, đánh giá vai trị các yếu tố ảnh hƣởng đến KNTƢ của thành phố Đà Nẵng với BĐKH.

CHƢƠNG 3. ĐÁNH GIÁ VAI TRÕ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá vai trò các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu bằng phương pháp mô hình hóa cấu trúc SEM của thành phố Đà Nẵng (Trang 79 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)