Giải pháp phát triển nguồn nhân lực và nâng cao các kỹ năng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá vai trò các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu bằng phương pháp mô hình hóa cấu trúc SEM của thành phố Đà Nẵng (Trang 137 - 138)

Phát triển kỹ năng là chìa khóa cho các quá trình xây dựng KNTƢ với BĐKH, đặc biệt đối với hộ nghèo - cận nghèo. Việc phát triển kỹ năng giúp ngƣời dân, ngƣời lao động nghèo ven biển có thể chuyển đổi sinh kế để đảm bảo thu nhập và đời sống ổn định, giảm thiểu những thiệt hại do tác động của BĐKH. Các kỹ năng cần phát triển để nâng cao KNTƢ của hộ nghèo - cận nghèo với BĐKH đó là:1) Giám sát và dự đoán; 2) Trao đổi, cung cấp thông tin; 3) Thực hành thích ứng; 4) Chia sẻ kinh nghiệm trong sản xuất để thích ứng với BĐKH ... Sự phát triển các kỹ năng kết hợp với kiến thức bản địa, tri thức chính thống hiện đại sẽ tạo nên các nét đặc trƣng riêng và khả năng riêng của mỗi địa phƣơng ven biển để thích ứng với BĐKH, sự kết hợp hài hòa này là giải pháp quan trọng và hiệu quả trong phòng chống thiên tai và ứng phó với BĐKH. Ví dụ, ngƣời dân thành phố Đà Nẵng có nhiều kinh nghiệm giỏi trong hoạt động đánh bắt thủy, hải sản xa bờ vì vậy nếu đƣợc trang bị thêm các kỹ năng, kiến thức hiện đại và phƣơng tiện thích ứng với BĐKH thì họ hoàn toàn có thể tiếp tục loại hình sinh kế này một cách bền vững. Đồng thời họ còn có thể chia sẻ kinh nghiệm đánh bắt xa bờ cho các cộng đồng đánh bắt thủy sản trong vùng và mới đến. Cũng nhƣ vậy, các cộng đồng du nhập đến thành phố Đà Nẵng làm ăn và sinh sống cũng sẽ mang theo các tri thức về việc phòng chống bão, lũ, hạn hán hay các tri thức về phát triển kinh tế, du lịch, dịch vụ. Vì vậy, tích hợp, tổng hợp những kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng quý báu dƣới dạng phƣơng pháp và hƣớng dẫn ứng phó thiên tai sẽ góp phần nâng cao KNTƢ với BĐKH của cộng đồng nói chung và hộ nghèo - cận nghèo nói riêng.

Bên cạnh việc phát triển các kỹ năng, thì tăng cƣờng các hoạt động giáo dục và tuyên truyền cũng là những điều kiện cần để nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, để ngƣời dân nói riêng và xã hội nói chung có đủ KNTƢ với BĐKH. Đảm bảo các kiến thức về ứng phó với thiên tai và sinh kế bền vững là những

mục tiêu cần đạt đƣợc đối với giải pháp phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt với ngƣời nghèo đô thị đây là một giải pháp rất hữu ích và trực tiếp để giảm tính dễ bị tổn thƣơng do BĐKH và tăng cƣờng KNTƢ với BĐKH. Vì vậy để nâng cao nhận thức cần đƣợc thực hiện các giải pháp sau: 1) Xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục, tuyên truyền cho cộng đồng nhằm nâng cao hiểu biết, nhận thức về các kiến thức liên quan đến BĐKH. 2) Tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao chất lƣợng dạy và học, lồng ghép các nội dung liên quan đến BĐKH cũng nhƣ những ảnh hƣởng của nó và chƣơng trình học. 3) Các khóa tập huấn và đào tạo nghề, bao gồm cả các khóa liên quan đến môi trƣờng, đƣợc xây dựng và thực hiện bởi các cơ sở đào tạo và các đơn vị khác cho lao động.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá vai trò các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu bằng phương pháp mô hình hóa cấu trúc SEM của thành phố Đà Nẵng (Trang 137 - 138)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)