Họ Trâu Bò (Bovidae)

Một phần của tài liệu Ban hành quy trình, định mức kinh tế kỹ thuật duy trì công viên, cây xanhvà chăn nuôi động vật trưng bày trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 74 - 76)

C1. Bao gồm các loài Bò tót (Bos gaurus), Bò rừng (Bos javanicus), Sơn dương (Capricornis sumatraensis).

1. Đặc điểm sinh học:

- Sống thành đàn từ 10 đến vài chục cá thể. Thích sống ở những khu rừng cao, thoáng mát hay thung lũng nhiều cỏ.

- Thường hoạt động ban ngày. Phần lớn thời gian dành cho việc nhai lại.

- Bò tót thương sinh sản vào mùa xuân. Thời gian mang thai là 270 ngày. Đẻ mỗi lứa một con.

Tiêu chuẩn trưng bầy: Động vật có ngoại hình cân đối, khỏe, săn chắc, lông mượt. Yêu cầu chuồng nuôi:

- Nhà trú có diện tích khoảng 40m2 cho 1 con bò.

- Sân chơi phải có diện tích rộng để bò vận động, và có độ dốc phù hợp tránh ngập nước.

- Hàng rào xung quanh cần chắc chắn, cao khoảng 2,5m.

2. Kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng:

2.1. Vệ sinh chuồng nuôi

- Chuẩn bị dụng cụ: Chổi, xẻng, thùng đựng phân rác và trang bị bảo hộ lao động. - Vệ sinh chuồng trại: 1 lần/ngày.

2.2. Chăm sóc nuôi dưỡng.

- Khẩu phần ăn: Con/ngày

* Ghi chú: thú non dưới 12 tháng tuổi có khẩu phần ăn bằng 1/3 định mức. - Chế biến thức ăn:

+ Các loại cỏ dài phải chặt thành từng đoạn ngắn 30 cm

+ Các loại củ, quả rửa sạch, băm nhỏ thành từng miếng (kích thước: 2 x 4 x 4cm) + Các loại thức ăn bổ sung khác phải trộn đều, vẩy nước ẩm rồi cho động vật ăn 1 bữa vào buổi sáng.

+ Tất cả các loại thức ăn tinh, củ, quả đều phải đổ vào máng. Thức ăn xanh rửa sạch cho lên dàn.

- Phương thức cho ăn: 3 lần/ngày Sáng - Chiều - Tối.

- Cần có chế độ bồi dưỡng con mẹ trong thời kỳ mang thai và nuôi con.

2.3. Công tác bảo vệ sức khỏe:

- Định kỳ tẩy ký sinh trùng 2 lần/năm.

- Định kỳ tẩy uế chuồng trại 1 tuần/ 1 lần bằng Cloramin T 1% hoặc bằng thuốc khử trùng khác có tác dụng tương đương (Benkocid, Haniodine, BKA...).

- Thường xuyên bổ sung khoáng, vi lượng, vitamin, bột xương, muối, vào khẩu phần ăn hàng ngày.

- Tiêm phòng vacxin giải độc tố yếm khí, tụ huyết trùng, lở mồm long móng 2 lần/năm. - Khi thấy vật nuôi có biểu hiện lạ phải báo ngay cho cán bộ kỹ thuật - thú y biết. - Thực hiện thay cát sân bãi 1 lần/năm.

C2. Các loài Linh Dương bao gồm: Linh Dương sừng xoắn (Tragelaphus

strepsiceros), Linh Dương sừng kiếm (Oryx gazella), Linh Dương đầu bò (Connochaetes tanrinus).

1. Đặc điểm sinh học:

- Linh Dương sống ở những vùng đồng cỏ nhiệt đới, cận nhiệt đới, đồng bằng Châu Phi. Sống thành bầy cùng với những loài khác như Sơn Dương, Ngựa vằn.... Vào mùa mưa bầy có khuynh hướng phân tán ra.

- Linh Dương sừng xoắn và Linh Dương sừng kiếm chỉ hoạt động về đêm. Vào thời kỳ khô hạn thú thường di chuyển đến nơi có nước. Linh Dương thường nghỉ mát dưới bóng cây khi trời nóng. Thường sinh sản vào tháng 2, tháng 3 (Linh Dương đầu bò).

Tiêu chuẩn trưng bầy:

Động vật có ngoại hình cân đối, hoạt động nhanh nhẹn và bộ lông đặc trưng của mỗi loài (trừ mùa thay lông).

Yêu cầu chuồng nuôi:

- Diện tích chuồng nuôi: sân chơi phải bảo đảm ít nhất 100m2/ 1 cá thể, nhà trú 10m2/ 1 cá thể (có ngăn chuồng ép).

- Nền sân chơi bằng phẳng, có độ dốc phù hợp tránh nước ngập. Nên trồng cây thân gỗ tạo bóng mát cho Linh Dương nghỉ ngơi khi trời nắng

- Nền nhà trú: nền xi măng nhám, có độ dốc tránh đọng nước. - Có hệ thống cấp thoát nước tốt.

- Bố trí máng ăn, máng uống, máng cỏ ở sân chơi và nhà trú .

- Hệ thống hàng rào hoặc hào ngăn cách xung quanh chuồng phải đảm bảo độ an toàn cho khách và động vật.

2. Kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng:

2.1. Vệ sinh chuồng nuôi

- Chuẩn bị dụng cụ: Chổi, xẻng, thùng đựng phân rác và trang bị bảo hộ lao động. - Vệ sinh chuồng trại: 1 lần/ngày.

- Vệ sinh máng ăn, uống: 1 lần/ngày.

2.2. Chăm sóc nuôi dưỡng.

- Khẩu phần ăn: Con/ngày * Ghi chú:

+ Số ngày ăn trong tuần: 7 ngày.

+ Thú non dưới 1 năm tuổi có khẩu phần bằng 1/2 định mức. + Các loại đậu: đậu đũa, đậu que, đậu rồng,...

+ Thức ăn thay thế cỏ khô Alfafa: lá dâu,... + Con nuôi bộ định mức theo nhu cầu phát sinh. - Chế biến thức ăn:

+ Các loại cỏ, lá cây, rau, củ, quả phải được rửa sạch trước khi chế biến. + Cỏ Voi chặt thành từng đoạn 20cm.

+ Chuối (để cả vỏ) cắt đoạn 5 - 7cm. Cà rốt cắt đoạn 5cm.

+ Tất cả các loại thức ăn tinh, củ, quả đều phải đổ vào máng. Cỏ và lá cây cho vào giàn. - Phương thức cho ăn: 3 lần/ngày:

+ Sáng 9h - 10h: cho ăn cỏ Voi, cỏ tự nhiên, lá cây.

+ Chiều 14h - 15h: cho ăn thức ăn rau, củ, quả, thức ăn tinh. + Tối 18h - 19h: cho ăn cỏ.

- Chăm sóc:

+ Thường xuyên tập làm quen với thú, tránh gây cho thú sợ hãi (tránh thay đổi dụng cụ lao động và các thói quen tiếp xúc với thú).

+ Tách đực riêng trong thời kỳ lên giống (nếu có điều kiện). + Có chế độ bồi dưỡng cho thú mang thai và nuôi con.

+ Mùa đông cần chú ý sưởi ấm cho thú vào những ngày có nhiệt độ dưới 17° C. + Định kỳ hàng tháng bổ sung vitamin và khoáng.

2.3. Công tác bảo vệ sức khỏe:

- Định kỳ tẩy uế chuồng trại và sân bãi 1 tuần/ 1 lần bằng Cloramin T 1% hoặc bằng thuốc khử trùng khác có tác dụng tương đương (Benkocid, Haniodine, BKA...).

- Tiêm phòng vacxin theo quy định. - Định kỳ tẩy ký sinh trùng 6 tháng/ lần.

- Thường xuyên theo dõi thú, khi thấy vật nuôi có biểu hiện lạ phải báo ngay cho cán bộ kỹ thuật - thú y biết.

- Thực hiện thay cát sân bãi 1 lần/năm.

Một phần của tài liệu Ban hành quy trình, định mức kinh tế kỹ thuật duy trì công viên, cây xanhvà chăn nuôi động vật trưng bày trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w