Gồm loài Cu li lớn(Nycticebus coucang) và Cu li nhỏ (Nycticebus pygmaeus)
1. Đặc điểm sinh học
- Có khả năng thích nghi với nhiều loại rừng kể cả rừng gỗ tạp, rừng khô và rừng đã bị suy thoái.
- Thích chuyền qua lại giữa các ngọn cây, ban ngày nằm nghỉ trong các hốc cây hoặc trên ngọn vây có lá rậm rạp.
- Sống và kiếm ăn đơn độc. Kiếm ăn và hoạt động về ban đêm. - Cu li thường giao phối ở tư thế treo lơ lửng trên cành.
Tiêu chuẩn trưng bầy: Thân hình béo tròn đối với cu li lớn, nhỏ và gầy hơn đối với cu li nhỏ.
Yêu cầu chuồng nuôi
- Diện tích chuồng nuôi từ 5 m2/con.
- Không gian chuồng nuôi cần đủ lớn, bố trí nhiều đường leo trèo bằng các cành cây, tạo điều kiện cho cu li di chuyển từ cành này sang cành khác dễ dàng.
- Có ít nhất 1 hộp gỗ làm nơi nghỉ (Kích thước tối thiểu: dài 30cm x rộng 10cm x cao 15 cm).
- Tạo thêm các lùm lá cây kín đáo trên cao để chúng có thể lựa chọn nơi nghỉ thích hợp. - Trong chuồng nuôi cu li sinh sản, cần bố trí một số cành cây ở tư thế nằm ngang.
2. Kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng
2.1. Vệ sinh chuồng nuôi
- Chuẩn bị dụng cụ: Chổi, xẻng, thùng đựng phân rác và trang bị bảo hộ lao động. - Vệ sinh chuồng: 2 lần/ngày.
2.2. Chăm sóc nuôi dưỡng.
- Khẩu phần ăn: Con/ngày
- Chế biến thức ăn: Gạo nấu thành cơm, trứng luộc. Châu chấu trần nước sôi. Củ, quả, rau rửa sạch, thái nhỏ.
- Phương thức cho ăn: 1 lần/ngày vào lúc chiều tối.
- Các đĩa thức ăn không nên đặt trên mặt đất vì một số cá thể do nhút nhát, hay stress không dám xuống dưới để ăn. Nên đặt thức ăn ở trên các cành cây.
2.3. Công tác bảo vệ sức khỏe
- Định kỳ tẩy giun sán 2 lần/năm.
- Định kỳ tẩy uế chuồng trại 1 lần/ tuần bằng Cloramin T 1% hoặc bằng thuốc khử trùng khác có tác dụng tương đương (Benkocid, Haniodine, BKA...).
- Khi thấy vật nuôi có biểu hiện lạ phải báo ngay cho cán bộ kỹ thuật - thú y biết.