Tình hình chăn nuôi của trại

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản tại trại s1 công ty TNHH MNS farm nghệ an (Trang 50)

Tại trại, lợn con theo mẹ được nuôi đến 21 ngày tuổi, chậm nhất là 26 ngày thì tiến hành cai sữa và chuyển sang các khu nuôi khác. Trong thời gian thực tập, đã tìm hiểu và thu được số lượng đàn nái của trại như sau:

Bảng 4.1. Số lượng lợn nái nuôi tại trại (2019 đến tháng 12/2020) Năm

(Nguồn: Kỹ thuật trại)

Qua bảng 4.1 cho thấy năm 2019 tổng số lợn nái sinh sản trong trại là 3040 con, đến tháng 12/2020 tổng đàn là 5280 tăng thêm 2240 con so với năm 2019.

Số lượng nái sinh sản tại trong trại năm 2019 là 2750 con đến tháng 12/2020 đã tăng thêm 1915 con là 4665 con.

Số lượng nái hậu bị tăng qua 2 năm. Năm 2019 có 290 con hậu bị đến tháng 12/2020 đã tăng lên 615 con.

Tổng số lợn nái của trại tăng lên như vậy là do: Trang trại đã ổn định đi vào sản xuất chăn nuôi, mặt khác với sự lãnh đạo quan tâm, sát sao của ban quản lý trại và công ty TNHH MNS Farm Nghệ An. Do đó mà công tác phòng bệnh và trị bệnh của trại ngày càng tốt hơn, chú trọng hơn nên dịch bệnh tại trại hầu như không xảy ra.

4.1.2. Số lượng lợn nái trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng trong 6 tháng thực tập

Trong thời gian thực tập tại trại, bản thân được trực tiếp chăm sóc đàn lợn nái đẻ và nuôi con. Do yêu cầu của công việc và số lượng công nhân làm trong các chuồng nên em không trực tiếp chăm sóc đàn lợn nái hậu bị.

Bảng 4.2. Số lợn nái trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng. Tháng 6 7 8 9 10 11

Kết quả bảng 4.2 cho thấy: Trong 2 tháng đầu (tháng 6,7) em được trưởng trại phân qua tổ sau cai sữa hỗ trợ chăm sóc, nuôi dưỡng lợn con sau cai sữa. Kết thúc 2 tháng hỗ trợ tổ sau cai sữa em được phân công quay trở lại tổ nái đẻ để trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng lợn nái sinh sản theo đúng đề tài của mình.

Trong tháng 6 và tháng 7 trực tiếp chăm sóc 1172 lợn con cai sữa, đạt tỷ lệ nuôi sống đến khi xuất chuồng là 100%

Từ tháng 8 đến tháng 11, em đã trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng 240 nái đẻ nuôi con, 2342 lợn con được đẻ ra và theo mẹ. Trong đó, lợn con cai sữa là 2242 con đạt tỷ lệ nuôi sống 95,73%.

40

4.1.3. Kết quả thực hiện quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc đàn lợn nái

Chăm sóc, nuôi dưỡng là một quy trình không thể thiếu của bất kỳ trại chăn nuôi nào, chính vì vậy trong suốt 6 tháng thực tập tại trại, đã được tham gia vào làm các công việc về nuôi dưỡng, chăm sóc cho đàn lợn tại trại. Đã được học hỏi và mở mang kiến thức rất nhiều về cách cho ăn, thức ăn nào dành cho những loại lợn nào, các thao tác kỹ thuật để chăm sóc lợn mẹ tốt... Kết quả thực hiện quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc đàn lợn được trình bày ở bảng 4.3.

Bảng 4.3. Kết quả chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn nái

STT

1 2 3

Như chúng ta đã biết quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và khả năng sinh sản của lợn nái. Chính vì vậy, cần phải cho lợn nái và lợn con ăn đúng bữa và đủ lượng thức ăn dinh dưỡng theo quy định. Lợn nái đẻ và nuôi con được cho ăn 2 lần/ngày (bữa sáng và chiều), lợn nái chửa ăn 1 lần/ngày vào buổi sáng.

Việc tắm, chải cho lợn nái sinh sản cũng vô cùng quan trọng và đựợc thực hiện thường xuyên (1 lần/ngày) và trong 6 tháng thực tập em đã làm được 174 lần (đạt 96,67% ) và 348 lần cho lợn ăn (đạt 96,67%).

năng động dục ảnh hưởng tới khả năng sinh sản, thì trại sẽ tiến hành loại thải, em đã tham gia loại thải 10 lần, hoàn thành 100% công việc đã được giao.

4.2. Kết quả thực hiện quy trình vệ sinh, phòng bệnh tại trại

4.2.1. Kết quả thực hiện công tác vệ sinh, sát trùng

Việc vệ sinh sát trùng chuồng trại có vai trò rất quan trọng trong chăn nuôi. Vệ sinh bao gồm nhiều yếu tố: vệ sinh môi trường xung quanh, vệ sinh đất, nước, vệ sinh chuồng trại... Trong thời gian thực tập em đã thực hiện tốt quy trình vệ sinh trong chăn nuôi. Định kỳ tiến hành phun thuốc sát trùng, quét vôi, phun thuốc diệt muỗi, quét mạng nhện trong chuồng và rắc vôi bột ở cửa ra vào chuồng, đường đi nhằm đảm bảo vệ sinh. Sau đây là kết quả thực hiện vệ sinh, sát trùng trong 6 tháng thực tập tại trại của em.

Bảng 4.4. Kết quả thực hiện vệ sinh, sát trùng tại trại

STT Công việc

1 Vệ sinh chuồng trại hàng ngày

2 Phun sát trùng định kỳ trong

chuồng trại

3 Quét và rắc vôi đường đi

Qua bảng 4.3 cho thấy việc vệ sinh, sát trùng hàng ngày luôn được trại quan tâm và làm thường xuyên hàng ngày. Theo quy định của trại việc vệ sinh chuồng và rắc vôi đường đi sẽ được thực hiện ít nhất 1 lần/ngày, và trong 6 tháng thực tập tại trại em đã thực hiện được 174 lần (đạt tỷ lệ 96,67% so với số lần phải vệ sinh trong 6 tháng) vệ sinh chuồng và 92 lần rắc vôi bột đường đi (đạt tỷ lệ 51,11% so với số lần phải rắc vôi chuồng trong 6 tháng tại trại). Phun sát trùng xung quanh chuồng trại được tiến hành phun định kỳ 1

42

lần/ngày, em đã thực hiện được 154 lần đạt tỷ lệ 85,56%). Nếu những ngày có độ ẩm cao thì việc phun sát trùng hàng ngày sẽ được giảm đi. Qua đó, em đã biết được cách thực hiện việc vệ sinh, sát trùng trong chăn nuôi như thế nào cho hợp lý nhằm hạn chế được dịch bệnh cũng như nâng cao sức đề kháng cho vật nuôi.

4.2.2. Kết quả thực hiện quy trình phòng bệnh bằng vắc xin

Bảng 4.5. Kết quả tiêm phòng cho đàn lợn nái

Ngày sau đẻ 14 ngày 21 ngày

(Nguồn: Kỹ thuật trại)

Bảng 4.4 cho thấy, công tác phòng bệnh cho lợn nái của trại rất nghiêm ngặt. Lợn nái sau khi đẻ được 14 ngày được tiêm vắc xin Farowsuar B để phòng bệnh khô thai, lepto và đóng dấu. Trong 6 tháng thực tập đã được tiêm phòng cho 240 lợn nái nuôi con, đạt an toàn 100%. Lợn nái sau đẻ 21 ngày được tiêm RhiniSeng, an toàn đạt 100%. Công tác phòng bệnh cho đàn lợn nái tốt, giúp cho đàn lợn luôn khỏe mạnh, ít xảy ra dịch bệnh trên đàn lợn con. Sau khi tiêm vắc xin xong cần cho lợn uống điện giải và phun sát trùng toàn bộ khu chuồng.

Bảng 4.6. Kết quả tiêm vắc xin, thuốc phòng bệnh cho đàn lợn con Tuần tuổi 1 - 3 ngày 3 - 4 ngày 7- 10 ngày 17– 21ngày

Bảng 4.5 cho thấy, trại đã thực hiện nghiêm quy trình phòng bệnh bằng

vắc xin trên đàn lợn con đạt tỷ lệ an toàn cao. Cụ thể tỷ lệ an toàn của vắc xin

luôn đạt 100% số lợn con được làm vắc xin.

Ngoài những kiến thức đã học qua đây em cũng học hỏi được những kinh nghiệm về việc phòng bệnh bằng vắc xin như việc sử dụng vắc xin đủ liều, đúng đường, đúng vị trí, đúng lịch vì mỗi loại vắc xin đều có đặc thù riêng, hiệu quả và thời gian miễn dịch khác nhau. Nếu sử dụng không đúng kỹ thuật, sai thời điểm sẽ làm mất đi hoạt tính của vắc xin. Trước khi sử dụng vắc xin cần lắc kỹ lọ, vắc xin đã pha nên sử dụng ngay và tiêm vắc xin vào buổisáng hoặc chiều muộn, nếu thừa phải hủy không nên sử dụng cho ngày hôm sau. Ngoài ra cần chú ý theo dõi vật nuôi sau tiêm để kịp thời can thiệp khi vật nuôi bị sốc phản vệ, sau khi tiêm xong cần phun sát trùng toàn chuồng để tiêu diệt mầm bệnh mà vắc xin có thể rơi vãi ra chuồng.

4.3. Công tác thú y

4.3.1. Công tác chẩn đoán cho đàn lợn

thấy rằng lợn nái sau khi đẻ hay mắc nhất bệnh viêm tử cung và bệnh viêm vú, kết quả theo dõi hai bệnh nay được trình bảy ở bảng 4.7.

Bảng 4.7. Tình hình mắc bệnh ở lợn nái sinh sản

Bệnh

Viêm tử cung Viêm vú

Kết quả bảng 4.7 cho thấy: Trong tổng số 240 lợn nái theo dõi có 21 lợn nái bị viêm tử cung sau đẻ (chiếm tỷ lệ 8,75%); có 15 lợn nái bị bệnh viêm vú (chiếm tỷ lệ 6,25%).

Theo em sở dĩ tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái nuôi tại trại cao có thể do thời tiết không thuận lợi, nắng nóng lợn dễ bị stress, đồng thời độ ẩm môi trường cao tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển.

Mặt khác, do trong quá trình phối giống cho lợn nái bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo không đúng kỹ thuật đã làm xây xát niêm mạc tử cung, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập phát triển và gây bệnh. Ngoài ra, do quá trình can thiệp khi lợn đẻ khó phải sử dụng thủ thuật để móc lấy thai làm cho vi khuẩn từ bên ngoài dễ dàng xâm nhập vào gây viêm. Đây chính là nguyên nhân cơ bản gây nên bệnh viêm tử cung của lợn nái.

Theo Trần Tiến Dũng và cs (2002) [7] lợn nái bị viêm tử cung chiếm 30 - 50%. Nguyễn Văn Thanh và Nguyễn Hoài Nam (2016) [22] cho biết: Tỷ lệ viêm tử cung sau đẻ của lợn nái biến động từ 62,10 - 86,96 %. So sánh với kết quả nghiên cứu của chúng em thì thấy rằng lợn nái trong trại có tỷ lệ viêm tử cung thấp hơn. Điều này có thể giải thích là do trại áp dụng tốt quy trình vệ sinh thú y và lợn nái ở trại chủ yếu đẻ bình thường.

Số lợn nái mắc bệnh viêm vú theo em nguyên nhân gây nên bệnh này có thể do kế phát từ các ca lợn nái mắc bệnh viêm tử cung ở thể nặng, vi khuẩn

45

theo máu đến vú gây viêm vú, ngoài ra còn có thể do trong quá trình mài nanh ở lợn con chưa tốt, nên lợn con bú sữa gây tổn thương đầu núm vú lợn mẹ.

Bảng 4.8. Kết quả điều trị bệnh trên đàn lợn nái

Tên Thuốc bệnh điều trị Bệnh Vetrimoxine LA Oxytocin viêm tử Hanalgin- C cung Catosal Bệnh Pendistrep L.A Ketofen viêm vú Oxytocin

Kết quả bảng 4.8 cho cho thấy: kết quả điều trị bệnh trên đàn lợn nái sinh sản tại trại trong đó tỷ lệ khỏi bệnh là khá cao, bệnh viêm tử cung với tỷ lệ khỏi là 95,23%, bệnh viêm vú với tỷ lệ khỏi là 86,67%. Bệnh viêm tử cung có tỷ lệ khỏi bệnh cao là do bệnh dễ phát hiện và điều trị kịp thời. Qua quá trình thực tập em đã học được một số kinh nghiệm như sau: Đối với bệnh viêm tử cung, ngoài việc sử dụng kháng sinh đúng thời gian, liều lượng thì các biện pháp can thiệp phải đảm bảo vệ sinh và kĩ thuật. Đối với viêm vú, thực hiện các thao tác nhẹ nhàng tránh hiện tượng stress, làm đau, viêm nơi tiêm.

4.3.2. Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn lợn con

Kết quả bảng 4.7 cho thấy, trong quá trình chăm sóc và theo dõi đàn lợn con, thấy chủ yếu các bệnh thông thường hay gặp ở lợn con như bệnh tiêu chảy và viêm khớp. Đã trực tiếp điều trị cho 131 con lợn con bị tiêu chảy, số

46

xám, sau đó là vàng xanh, mùi phân hôi tanh. Lợn mất nước và mất chất điện giải gầy sút nhanh, bú kém, đi lại không vững. Bệnh kéo dài thì bụng tóp lại, lông xù, hậu môn và đuôi dính phân bê bết. Nếu không điều trị kịp thời thì lợn con chết rất nhanh. Nguyên nhân là do lợn con mới đẻ ra sức đề kháng yếu dễ chịu tác động của điều kiện ngoại cảnh bên ngoài, hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện nên khả năng khỏi bệnh không cao.

Bảng 4.9. Kết quả điều trị bệnh trên đàn lợn con

TT Tên bệnh 1 Hội chứng tiêu chảy 2 Hội chứng hô hấp 3 Viêm khớp

Trực tiếp điều trị 40 con bị viêm phổi thì có 32 con khỏi bệnh. Lợn con bị hội chứng hô hấp có biểu hiện ho, gầy tọp, lông xù, thường ngồi hay nằm một góc chuồng. Tỷ lệ khỏi đạt 80%.

Tham gia điều trị cho 60 con lợn con bị viêm khớp. Lợn viêm khớp thường đi khập khiễng từ 3 - 4 ngày tuổi, khớp chân sưng lên vào ngày 7 - 15 sau khi sinh nhưng tử vong thường xảy ra lúc 2 - 5 tuần tuổi. Thường thấy viêm khớp cổ chân, khớp háng và khớp bàn chân. Lợn ăn ít, hơi sốt, chân lợn có hiện tượng què, đi đứng khó khăn, chỗ khớp viêm tấy đỏ, sưng, sờ nắn vào có phản xạ đau. Số con điều trị khỏi là 50 con, tỉ lệ khỏi đạt 83,33%.

Trong quá trình chẩn đoán bệnh trên đàn lợn, em đã chú ý quan sát những triệu chứng lâm sàng của những lợn mắc bệnh từ đó phân tích, trao đổi với kỹ thuật tại trại để đưa ra kết luận về nguyên nhân mắc bệnh. Những con bị mắc bệnh được theo dõi điều trị rất kĩ và kết hợp với việc giữ vệ sinh sạch sẽ, nền sàn khô ráo để tăng khả năng hồi phục của lợn con mắc bệnh.

4.4. Kết quả thực hiện công tác khác tại trại

Trong thời gian thực tập tại trại em vừa tham gia chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn vừa được học và làm một số các thao tác trên lợn con như đỡ lợn đẻ, mài nanh, bấm đuôi và thiến lợn đực. Kết quả được trình bày ở bảng 4.7.

Bảng 4.10. Kết quả thực hiện công tác khác trên đàn lợn con

Công việc

Đỡ lợn đẻ Mài nanh Tiêm sắt Thiến lợn đực

Qua bảng 4.8. cho thấy: Trong thời gian thực tập tại trại em đã được trực tiếp thực hiện một số công việc như đỡ lợn đẻ 140 con, mài nanh 935 con, tiêm sắt 1125 con, thiến 430 con. Tất cả đạt tỷ lệ an toàn 100%.

Qua những công việc trên đã giúp em học hỏi thêm được nhiều kinh nghiệm trong chăm sóc lợn con cũng như nâng cao tay nghề về các thao tác kỹ thuật trên lợn con, đồng thời giúp em mạnh dạn, tự tin hơn vào khả năng của mình, hoàn thành tốt công việc được giao.

48

Phần 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận

Qua 6 tháng thực tập tốt nghiệp tại trại lợn S1 Công ty TNHH MNS Farm Nghệ An xóm Côn Sơn - Hạ Sơn - Quỳ Hợp - Nghệ An, em có một số kết luận như sau:

Kết quả thực hiện quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc đàn lợn tại trại:

- Số lần cho lợn ăn được thực hiện 348 lần, tắm cho lợn mẹ được thực hiện 174 lần. Trong thời gian thực tập tại trại, em đã tham gia đỡ đẻ lợn, mài nanh, bấm đuôi, thiến lợn đực, tiêm sắt, tiêm phòng vắc xin..

Về công tác phòng bệnh:

- Thực hiện vệ sinh chuồng trại hàng ngày, quét và rắc vôi đường đi đạt kết quả từ 88,89 đến 100% so với công việc thực hiện tại trại.

- Đàn lợn nái và lợn con nuôi tại trại được tiêm phòng đầy đủ theo quy trình của trại, tất cả lợn sau tiêm đều đạt tỷ lệ an toàn 100%.

Công tác chẩn đoán và điều trị trên đàn lợn:

-Số lợn nái mắc bệnh viêm vú là 15 con, trong đó số con chữa khỏi là 13

con chiếm tỷ lệ 86,67%.

-Bệnh viêm tử cung có số con mắc là 21 con, trong đó số con chữa khỏi

là 20 con chiếm tỷ lệ 95,23%.

Số lợn con mắc hội chứng tiêu chảy là 131 con, trong đó số con chữa khỏi là 120 con chiếm tỷ lệ 91,60%. Hội chứng hô hấp có số con mắc là 40 con, trong đó số con chữa khỏi là 32 con chiếm tỷ lệ 80%. Lợn mắc viêm khớp là 60 con, chữa khỏi 50 con chiếm 83,33%.

5.2. Đề nghị

Trại lợn cần thực hiện tốt hơn nữa quy trình vệ sinh phòng bệnh và quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc đàn lợn nái để giảm tỷ lệ lợn nái mắc các bệnh về sinh sản nói riêng và bệnh tật nói chung.

Do thời gian theo dõi của em có hạn, phạm vi theo dõi hẹp, dung lượng mẫu theo dõi ít dẫn đến kết quả của em còn nhiều hạn chế nên đề nghị tiếp tục

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản tại trại s1 công ty TNHH MNS farm nghệ an (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(64 trang)
w