Bệnh
Viêm tử cung Viêm vú
Kết quả bảng 4.7 cho thấy: Trong tổng số 240 lợn nái theo dõi có 21 lợn nái bị viêm tử cung sau đẻ (chiếm tỷ lệ 8,75%); có 15 lợn nái bị bệnh viêm vú (chiếm tỷ lệ 6,25%).
Theo em sở dĩ tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái ni tại trại cao có thể do thời tiết khơng thuận lợi, nắng nóng lợn dễ bị stress, đồng thời độ ẩm môi trường cao tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển.
Mặt khác, do trong quá trình phối giống cho lợn nái bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo không đúng kỹ thuật đã làm xây xát niêm mạc tử cung, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập phát triển và gây bệnh. Ngồi ra, do q trình can thiệp khi lợn đẻ khó phải sử dụng thủ thuật để móc lấy thai làm cho vi khuẩn từ bên ngồi dễ dàng xâm nhập vào gây viêm. Đây chính là nguyên nhân cơ bản gây nên bệnh viêm tử cung của lợn nái.
Theo Trần Tiến Dũng và cs (2002) [7] lợn nái bị viêm tử cung chiếm 30 - 50%. Nguyễn Văn Thanh và Nguyễn Hoài Nam (2016) [22] cho biết: Tỷ lệ viêm tử cung sau đẻ của lợn nái biến động từ 62,10 - 86,96 %. So sánh với kết quả nghiên cứu của chúng em thì thấy rằng lợn nái trong trại có tỷ lệ viêm tử cung thấp hơn. Điều này có thể giải thích là do trại áp dụng tốt quy trình vệ sinh thú y và lợn nái ở trại chủ yếu đẻ bình thường.
Số lợn nái mắc bệnh viêm vú theo em nguyên nhân gây nên bệnh này có thể do kế phát từ các ca lợn nái mắc bệnh viêm tử cung ở thể nặng, vi khuẩn
45
theo máu đến vú gây viêm vú, ngồi ra cịn có thể do trong quá trình mài nanh ở lợn con chưa tốt, nên lợn con bú sữa gây tổn thương đầu núm vú lợn mẹ.