THAY ĐỔI THÔNG SỐ ĐẦU VÀO VÀ NHẬN XÉT

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN MÔN HỌC ENGINE CONTROL SYSTEM (Trang 42 - 46)

5.1. Thay đổi hàm đầu vào

Ở phần mô phỏng này thì chúng ta sẽ thay đổi một số hàm đầu vào cũng như là một số giá trị cụ thể ở hàm đầu vào.

Hàm đầu vào ban đầu sử dụng hàm Step 5 giây đầu và 5 giây sau: 5 giây đầu (chạy 2000 vòng/phút), 5 giây sau (3000 vòng/phút). Bây giờ thay đổi tốc độ ban đầu thành chạy ở 3000 v/p thì kết quả là một số điểm vọt lố xuất hiện ở giây thứ 2 và giây thứ 8. Sự đáp ứng trễ của bộ PI Controller mất khoảng 0.8 - 0.9 giây để đạt được tốc độ 3000 vòng/phút.

30

5.2. Thay đổi góc đánh lửa sớm

Từ đồ thị ta thấy tốc độ động cơ có sự vọt lố và trễ khi thay đổi góc đánh lửa sớm lần lượt từ 0, 5, 10, 15, 20 độ.

Nhìn chung, việc thay đổi góc đánh lửa sớm từ 0 - 20 độ không ảnh quá nhiều tốc độ động cơ mà nó chỉ ảnh hưởng tại thời điểm ban đầu của việc điều khiển.

Ta nhận thấy góc đánh lửa càng nhỏ thì thời điểm ban đầu không đủ moment khởi động động cơ đạt được giá trị mong muốn. Tuy nhiên, PI-Controller sẽ khắc phục được điều này.

5.3. Thay đổi tỉ lệ hòa khí

Trên đồ thị đường màu xanh biểu thị cho tốc độ của động cơ có tỉ lệ hòa khí là 1/14.6 và đường màu đỏ biểu thị cho tốc độ của động cơ có tỉ lệ hòa khí là 1/18.

Ở những giây đầu tiên với tỷ lệ hòa trộn sau khi thay đổi sẽ không đảm bảo cho động cơ chạy 2000 vòng/phút mà chỉ ở khoảng 1600 - 1800 vòng/phút. Từ giây thứ 2 đến giây thứ 3, tốc độ động cơ xảy ra sự tăng vọt. Nhưng nhờ có PI-Controller, tốc độ động cơ sẽ được điều chỉnh gần về 2000 vòng/phút.

Từ giây thứ 5 trở đi, tài xế đạp ga để tăng tốc độ động cơ lên 3000 vòng/phút, nhìn vào đồ thị ta thấy sau khi thay đổi tỷ lệ hòa khí A/F thành 1/18, tốc độ động cơ tăng từ 2000 vòng/phút lên 3000 vòng/phút mất nhiều thời gian hơn so với ban đầu. Đồng thời từ giây thứ 6 đến giây thứ 8, tốc độ động cơ có sự vọt lố.

32

5.4. Thay đổi tải trọng xe

Từ đồ thị ta thấy, ở 2 giây đầu: tải trọng 20 N.m, từ giây thứ 2 đến giây thứ 8: tải trọng tăng lên 25 N.m, từ giây thứ 8 đến giây thứ 10: tải trọng giảm xuống trở lại 20 Nm.

Sự trễ thay đổi không đáng kể, những giây đầu do tải động cơ nhẹ nên tốc độ động cơ cao và lớn hơn 2000 vòng/phút. Bắt đầu từ giây thứ 2 tải động cơ tăng lên đột ngột nên tốc độ động cơ bị giảm và nhỏ hơn 2000 vòng/phút. Hiện tượng này cũng lặp lại tương tự từ giây thứ 8 trở đi. Như vậy, tải thay đổi đột ngột sẽ làm cho tốc độ động cơ thay đổi, bộ điều khiển PI-Controller sẽ phát hiện và điều chỉnh tốc độ ổn định trở lại.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN MÔN HỌC ENGINE CONTROL SYSTEM (Trang 42 - 46)